5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
2.1.2. Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 43 Luật việc làm năm 2013 quy định đối tượng tham gia BHTN bao gồm NLĐ và NSDLĐ. NLĐ bắt buộc tham gia BHTN bao gồm NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hoặc khơng xác định thời hạn; hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một cơng việc nhất định có thời hạn từ 03 đến
dưới 12 tháng. 38 Trong trường hợp NLĐ đang tham gia nhiều hợp đồng lao động thì NLĐ và NSDLĐ của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp NLĐ đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình thì khơng phải tham gia BHTN bắt buộc.
Đối với đối tượng NSDLĐ tham gia BHTN bắt buộc bao gồm:
i) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công nghiệp cơng lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
ii)Cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; iii) Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức
khác và cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng trở lên. NSDLĐ phải tham gia BHTN cho NLĐ tại tổ chức BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Có thể thấy, Luật Việc làm năm 2013 đã mở rộng hơn các đối tượng tham gia BHTN so với Luật BHXH năm 2006, cụ thể luật không giới hạn số lượng NLĐ trong đơn vị sử dụng lao động như trước đây. Việc này đảm bảo quyền tham gia BHTN của NLĐ và cũng thể hiện sự bình đẳng, cơng bằng giữa các đơn vị sử dụng lao động trong việc tham gia các chính sách xã hội, đảm bảo đời sống đối với nhưng NLĐ khi bị mất việc làm. Tuy nhiên đối tượng tham gia BHTN chưa thống nhất với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời chưa bao quát được đến một số nhóm đối tượng như người giúp việc gia đình và cơng chức nhà nước.