5. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Lịch sử hình thành các quy định pháp luật điều chỉnh BHTN tại Việt
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985: Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945,
ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ những ngày đầu độc lập, nhà nước đã dành sự quan tâm đến chính sách thơi việc của người lao động, đó alf cơ sở của chính sách BHTN sau này. Chính phủ lâm thời đã ban hành một số văn bản về trợ cấp cho người bị mất việc làm, cụ thể: Ngày 01/10/1945, Chính phủ ban hành Nghị định số 2-NĐ quy định về tiền phụ cấp tối thiểu cho NLĐ Việt Nam làm việc được ít nhất một năm mà chấm dứt cơng việc, trừ trường hợp họ có lỗi. Sau đó ngày 20/05/1950, Chủ tịch nước cũng ra Sắc lệnh số 76/SL quy định công chức khi thôi việc được hưởng trợ cấp tính theo số năm làm việc, mỗi năm làm việc được một tháng lương và phụ cấp gia đình, mức hưởng tối đa là 06 tháng lương. Thông tư số 37-NV-TT
24 Khoản 1, Điều 71 Công ước 102
ngày 20/10/1957 của Bộ Nội vụ quy định cán bộ, nhân viên thôi việc khơng phân biệt lí do gì (trừ trường hợp bị kỷ luật phải đưa ra khỏi cơ quan như cách chức, bãi chức) đều được xét theo năm làm việc từ ngày được tuyển dụng vào biên chế nhà nước, từ cấp huyện trở lên, mỗi năm trợ cấp một tháng lương và phụ cấp gia đình nhưng khơng q 6 tháng. Các chế độ trợ cấp nói trên đã giải quyết yêu cầu của cuộc vận động kiện toàn tổ chức, cắt giảm biên chế hoặc đưa công nhân, viên chức về tham gia sản xuất nông nghiệp trong thời gian nhất định. Để phù hợp với chính sách về tiền lương cũng như đối với tình hình phát triển mới của đội ngũ cơng nhân, viên chức ngày 01/10/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thơng tư số 88-TTg về trợ cấp thôi việc, trong đó quy định cụ thể, đầy đủ về các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc, mức trợ cấp, áp dụng cho các trường hợp công nhân, viên chức thơi việc do cơ quan, xí nghiệp kiện tồn tổ chức, cắt giảm biên chế hoặc hết việc phải giải thể.
Giai đoạn từ năm 1986 đến 1994: Từ 1986, nước ta thực hiện cơng cuộc đổi
mới tồn diện đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ban hành một số văn bản nhầm sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp như các quyết định số của Hội đồng Bộ trưởng: Quyết định số 227/HĐBT ngày 29/12/1987 về việc sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, Quyết định số 176/HĐBT ngày 9/10/1989 về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh và Quyết định số 315/HĐBT về việc chấn chỉnh lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh, NLĐ khi thôi việc theo chế độ tinh giản biên chế quy định tại các văn bản nếu trên, cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp 1 tháng lương cơ bản cộng phụ cấp (nếu có), tối thiểu là 3 tháng do đơn vị trả, Nhà nước trợ giúp một phần đối với đơn vị có nhiều khó khăn nhưng tối đa khơng q ½ số trợ cấp, phần trợ giúp này căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Đến năm 1992, tại Nghị định số 165/HĐBT ngày 12/5/1992 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động và Thông tư số 04/LĐTBXH-TT ngày 18/3/1993 đã quy định việc thực hiện chế độ hỗ trợ đối với NLĐ bị mất việc làm. Trong đó quy định chế độ trợ cấp một lần cho công nhân, viên chức đang trong biên
chế nhà nước mà thôi việc và một số quyền lời khác nhưng có sự phân biệt đối với người chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động hoặc đã chuyển sang ký hợp đồng lao động. Trong giai đoạn này bên cạnh trợ cấp thôi việc, NLĐ khi mất việc làm con được hưởng những ưu tiên trong bố trí việc làm mới hoặc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp.
Giai đoạn từ 1994 đến 2006: năm 1994, Bộ luật Lao động có những quy định
quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tại Điều 17 Bộ luật quy định mức trợ cấp cho NLĐ khi bị mất việc làm do NSDLĐ thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng 32 một tháng lương, ít nhất là hai tháng lương và các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Điều 42 quy định NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thơi việc cho NLĐ làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động, mỗi năm làm việc tính bằng nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương. Bên cạnh đó, khi thực hiện các biện pháp sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước số quy định dư thừa được nhà nước giải quyết quyền lợi quy định tại các văn bản như Nghị định số 41/CP ngày 11/4/2002.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay: pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, lần đầu tiên
được đề cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tại Bộ luật lao động năm 1994, song đến năm 2006, trong Luật bảo hiểm xã hội, mới được quy định cụ thể. Theo đó, quy định về BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, BHTN được điều chỉnh trong Luật BHXH năm 2006, từ 01/01/2015 đến nay, BHTN được điều chỉnh từ Điều 41 đến Điều 59 Luật Việc làm năm 2013. Hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN (Nghị định số 28/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 28/2015/ TT- BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN (Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH). Bên cạnh đó, cịn có các văn bản quy định các vấn đề liên quan đến BHTN như Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
24/12/2014 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8 /2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/ 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,...
Từ các văn bản, có thể thấy nội dung pháp luật về BHTN Việt Nam hiện hành bao gồm các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp,... Những quy định có tính hệ thống và tồn diện này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực thi có hiệu quả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, đáp ứng nguyện vọng của đơng đảo NLĐ và góp phần đảm bảo ASXH của đất nước.
Kết luận Chương 1:
Thất nghiệp luôn gắn liền với kinh tế thị trường và là một vấn đề được các quốc gia quan tâm chú trọng để giải quyết nhằm hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của nó đến nền kinh tế thị trường và đảm bảo ASXH. BHTN là biện pháp các cụ ra ruộng đến nhầm trợ giúp cho người thất nghiệp về mặt tài chính giúp họ ổn định cuộc sống trong một khoảng thời gian nhất định từ đó tạo điều kiện để họ tham gia vào các quan hệ lao động mới. BHTN đóng vai trị quan trọng đối với người lao động, NSDLĐ và sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Pháp luật về BHTN là một bộ phận của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo ASXH. Pháp luật về BHTN bao gồm các quy định về đối tượng, chế độ, thủ tục và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là các quy định cơ bản để triển khai, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo chia sẻ rủi do giữa những chủ thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp, mức hưởng, mức đóng BHTN và các nguyên tắc, thủ tục để thực hiện đảm bảo quyền lợi đầy đủ kịp thời cho người lao động.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Các nguyên tắc của pháp luật về BHTN là những nguyên tắc xuyên suốt và chi phối việc xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, hệ thống quy phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, tinh thần thực hiện BHTN trong hệ thống BHXH vì vậy BHTN vừa thể hiện được những yêu cầu, đặc tính riêng của Hiệp thất nghiệp vừa thể hiện được những đặc điểm chung của ASXH.
Thứ nhất, BHTN chia sẻ rủi ro giữa những NLĐ tham gia bảo hiểm. Đối
tượng của BHTN là NLĐ đang ở trong tình trạng thất nghiệp, mất đi thu nhập và chưa tìm kiếm được việc làm mới. Trợ cấp thất nghiệp được chi trả cho NLĐ khi họ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và đáp ứng một số điều kiện luật định. Hoạt động của bảo hiểm thất nghiệp dựa trên sự hỗ trợ giữa các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm thất nghiệp là cá nhân người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước. Rủi ro được chia sẽ giữa những NLĐ tham gia BHTN là rủi ro về thu nhập chứ không phải sự chuyển rủi ro của người thất nghiệp sang người không thất nghiệp. Như vậy, sẽ tồn tại một bộ phận nhưng NLĐ tham gia BHTN nhưng không bao giờ nhận được trợ cấp thất nghiệp là vì họ khơng bao giờ bị rơi vào hồn cảnh thất nghiệp. Ví dụ như NLĐ chỉ lao động cho một công ty, đơn vị cho đến khi nghỉ hưu hoặc NLĐ ngay sau khi chấm dứt công việc đã tham gia ngay vào một công việc mới hay cịn gọi là nhảy việc mà khơgn hề rơi vào thời kì thất nghiệp phải tìm kiếm việc làm. Bên cạnh sự san sẻ rủi ro giữa NLĐ với người lao động, NSDLĐ cũng là đối tượng tham gia BHTN và có trách nhiệm san sẻ rủi ro cùng với người lao động. Mặc dù NSDLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng họ cũng phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ của mình. Đây chính là sự phân phối, chia sẻ rủi ro giữa NLĐ và NSDLĐ.
Thứ hai, mức đóng BHTN sẽ được tính dựa trên thu nhập của NLĐ. Điều này
có nghĩa là khơng phải tất cả NLĐ tham gia BHTN sẽ đóng một mức phí giống nhau. Việc tham gia BHTN là cần thiết cho NLĐ để đề phịng rủi ro khi bị rơi vào
tình trạng mất việc làm. Tuy nhiên mức đóng phí BHTN pải được tính tồn để khơng gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập hiện tại của người lao động. Mức phí đóng BHTN của mỗi NLĐ được tính tốn trên cơ sở mức thu nhập của người lao động, điều này đảm bảo sự cơng bằng và bình đẳng giữa những người người lao động đang tham gia BHTN. Người có thu nhập cao sẽ có mức đóng BHTN cao hơn và người có thu nhập thấp sẽ có mức đóng BHTN thấp hơn, mức đóng BHTN cũng tỉ lệ thuận với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều này sẽ không làm thay đổi quá lớn giữa mức sống trước khi thất nghiệp và mức sống khi bị thất nghiệp của người lao động. Điều này cịn có ý nghĩa quan trọng khi kết hợp với nguyên tắc mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHTN bởi mức hưởng BHTN giữa những người thất nghiệp sẽ có sự khác nhau.
Thứ ba, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính dựa trên thời gian tham gia BHTN và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như đã phân tích, mức đóng BHTN
được tính tốn dựa trên tiền lương và mức hưởng BHTN được tính tốn dựa trên mức đóng, nhằm mục đích giúp NLĐ khơng bị thay đổi quá lớn về mức sống trước khi thất nghiệp và khi thất nghiệp. Điều này cũng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng và sự cơng bằng của bảo hiểm nói chung chung. Người đóng bảo hiểm ít thì hưởng ít, đóng nhiều thì hưởng nhiều, điều đó thể hiện tính cơng bằng giữa những người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là mức hưởng BHTN là khơng có giới hạn. Mức hưởng BHTN sẽ được tính tồn ở mức phù hợp để mức hưởng trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp không dẫn đến việc NLĐ ỉ lại, khơng tìm việc làm mới hoặc ảnh hưởng đến quyết định của NLĐ khi tham gia vào một hợp đồng lao động mới. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp còn ảnh hưởng tới quyết tâm tìm kiếm việc làm mới và mức lương mà NLĐ u cầu khi tìm kiếm cơng việc mới. Vì vậy mức hưởng BHTN cho NLĐ phải được tính tốn kĩ càng để đảm bảo nguyên tắc mức hưởng bảo hiểm không được cao hơn mức thu nhập của NLĐ trước khi thất nghiệp, nhưng vẫn phải đủ để NLĐ đảm bảo đời sống.
Thứ tư, thủ tục tham gia BHTN phải đơn giản, dễ thực hiện, kịp thời và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Nguyên tắc này đặt ra nhằm đảm bảo NLĐ có
tượng là NLĐ làm việc trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, một bộ phận người tham gia BHTN là lao động phổ thơng, trình độ cịn hạn chế. Đồng thời, bảo hiễm thất nghiệp là một chính sách ASXH, vì vậy cần thu hút nhiều người tham gia. Vì vậy nguyên tắc này đảm bảo NLĐ khơng gặp khó khăn, trở ngại với các thủ tục, quy định phức tạp. BHTN đồng thời hỗ trợ cho NLĐ một phần thu nhập bị mất đi do NLĐ đang tạm thời ở trong tình trạng thất nghiệp. Thu nhập của người lao động có ảnh hưởng đámg kể đến cuộc sống của NLĐ và cả gia đình họ , vì vậy việc giải quyết và chi trả các chế độ BHTN phải được tiến hành đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia. Nếu việc giải quyết và chi trả trợ cấp thất nghiệp khơng được diễn ra kịp thời thì khoản trợ cấp này khơng cịn thể hiện được ý nghĩa của nó. Khi việc chi trả được thực hiện kịp thời, sẽ mang lại ý nghĩa khơng chỉ với NLĐ mà cả với NSDLĐ ví dụ như trong chế độ hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ để duy trì việc làm, khơng chỉ có ý nghĩa đối với NLĐ mà cịn rất quan trọng với NSDLĐ để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn.
Thứ năm, cơ quan BHXH phải quản lý quỹ BHTN tập trung, thống nhất, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ. Nguyên tắc này yêu cầu cơ quan
quản lý quỹ BHTN, là cơ quan BHXH quản lý thống nhất và hạch toán theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện chính xác và đầy đủ các khoản thu, chi của BHTN, xác định đúng khoản chi cho các chế độ trợ cấp. Bên cạnh đó các khoản thu, chi từ quỹ phải được thực hiện công khai và minh bạch. Khi quỹ BHTN vận