5. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Phú Thọ
3.1.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Phú
3.1.3.1. Thành tựu
Thứ nhất, số lượng NLĐ tham gia BHTN duy trì ổn định và tăng dần qua các năm41. Nhìn chung trong 4 năm gần đây, số lượng NLĐ tham gia BHTN tại địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng nhanh thể hiện qua các số liệu tại Bảng 1. Cụ thể, trong 4 năm từ 2018 đến 2021, số lượng NLĐ tham gia BHTN tăng hơn 30 nghìn người, từ 138 nghìn lên 169 nghìn người lao động. Đặc biệt, năm 2019 số lượng NLĐ tham gia BHTN tăng đạt hơn 102% so với chỉ tiêu đặt ra của BHXH Việt Nam. Bên cạnh nguyên nhân do chịu tác động từ sự phát triển của nền kinh tế thì cịn do nhận thức của NLĐ về sự quan trọng của BHTN được tăng lên rõ rệt, đồng thời công tác thông tin tuyên truyền và phổ biển kiến thức được BHXH tỉnh Phú Thọ tăng cường, đẩy mạng, giúp cho nhiều người lao động, đơn vị sử dụng lao động có điều kiện tiếp cận được các chính sách có lợi từ bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, công tác tiếp nhận và giải quyết chế độ BHTN được thực hiện kịp thời, đúng chế độ. BHTN nhằm b̀ đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất do thất
40 Bảng 1
nghiệp và quan trọng là hỗ trợ NLĐ khi bị thất nghiệp có cơ hội được học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm giúp NLĐ sớm trở lại thị trường lao động. Chính vì vậy cùng với sự nỗ lực của BHXH tỉnh thức Phú Thọ, chính sách BHTN đã đủ NLĐ trên địa bàn tỉnh đón nhận và đi vào cuộc sống. Số lượng người nộp hồ sơ và số lượng người được hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm. Năm 2019, BHXH đã phân bổ kinh phí chi BHTN theo đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả trong chi tiêu hoạt động của bộ máy. Tổ chức chi trả kịp thời, chi đúng, chi đủ các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN cho 97.444 người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tăng cường quản lý đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, theo dõi chặt chẽ sự biến động tăng, giảm đối tượng trên địa bàn quản lý. Quản lý chặt chẽ công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, BHTN cho người thụ hưởng và đảm bảo an tồn tiền mặt trong cơng tác chi trả. Năm 2021, BHXH tỉnh Phú Thọ đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 150.815 người, số tiền trên 365 tỷ đồng. Số NLĐ đã được nhận hỗ trợ là: 142.231 người, số tiền trên 340,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 94,3% số người đã được giải quyết hưởng.
Thứ ba, công tác thu và chi quỹ BHTN được thực hiện đúng quy định, số nợ đọng thấp. Theo báo cáo của BHXH tỉnh Phú Thọ, công tác thu bảo hiểm thấp
nghiệp cơ bản đều hoàn thành kế hoạch đề ra, số tiền thu và chi cho BHTN mỗi năm đều tăng ổn định. Chỉ riêng có năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, tài chính của nhiều đơn vị khiến cho số thu năm 2020 không đạt chỉ tiêu và số thu năm 2021 giảm 6175 triệu đồng. Tuy nhiên, các chính sách BHTN đã tạo được khung pháp lý, tạo điều kiện cho NLĐ và người sử dụng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời tổ chức thực hiện BHTN được thuận lợi hơn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều NLĐ bị mất việc làm, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.
Bảng 3. Số tiền thu BHTN và số tiền nợ qua các năm tại tỉnh Phú Thọ
Năm Số tiền thu BHTN (triệu đồng) Đạt kế hoạch được giao (%) Số tiền nợ (triệu đồng) Tỉ lệ nợ 2018 141,717 103,3% 2,247 1,5% 2019 160,393 106,5% 2,560 1,6% 2020 176,753 96,8% 3,696 2,1% 2021 170,578 100,3% 4,762 2,18%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Thọ)
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc. Trong những năm qua BHXH tỉnh Phú Thọ đã
thực hiện nghiêm túc việc thanh tra đóng BHTN và kiểm tra việc thực hiện BHTN đúng quy định và hồn thành cơng tác được giao. Công tác thanh tra được chủ động thực hiện kết hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của các cơ quan chức năng. Qua đó kịp thời phát hiện những sai phạm và có các chấn chỉnh rút kinh nghiệm. Kết quả kiểm tra thanh tra; năm Phần đây chưa phát hiện sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Trong năm 2019 thanh tra tại 218/210 đơn vị (đạt 103,81% kế hoạch); thanh tra đột xuất tại 87 đơn vị. Qua thanh kiểm tra đã truy thu 361,3 triệu đồng tại 22 đơn, điều chỉnh giảm do đóng sai đối tượng, thừa thời gian, đóng trng phải truy thu tại 01 đơn vị số tiền 2,6 triệu đồng; truy thu tại 05 đơn vị số tiền 14 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra đột xuất tại 07 đơn vị với số tiền 150,2 triệu đồng (tháng 12 xử phạt 02 đơn vị 34,2 triệu đồng). Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư: Năm 2019, ngoài 01 đơn thư chuyển từ năm trước sang, BHXH tỉnh Phú Thọ đã nhận được 81 đơn thư. Đã giải quyết 82 đơn. Việc tiếp dân được duy trì hàng ngày. Trong tháng đã tiếp 18 lượt công dân, lũy kế đã tiếp 410 lượt công dân. Người dân đến hỏi đã được giải đáp tận tình, thấu đáo về các chế độ, chính sách. Năm 2021, thực hiện truy thu BHTN do chưa đóng, đóng thiếu thời gian tại 70 đơn
63 vị (360 lao động) với tổng số tiền: 1.497.920.710đ; truy thu tại 45 đơn vị (3.477 lao động) với số tiền: 3.084.315.231đ; Số tiền các đơn vị nợ khi có Quyết định thanh tra: 12 tỷ đồng; thu hồi về quỹ BHXH với tổng số tiền trên 356,705 triệu đồng.
3.1.3.2. Những vướng mắc, hạn chế
Thứ nhất, tỉ lệ NLĐ tham gia BHTN còn thấp. Theo Báo cáo năm 2021 của
BHXH tỉnh phú Thọ, số người tham gia BHTN trên địa bản tỉnh là 169.491 người, so với lực lượng lao động chiếm 22,24% (tính lực lượng lao động là 755.000 người). Mặc dù chính sách BHTN là bắt buộc, nhưng với số liệu như hiện nay, có thể thấy tỉ lệ NLĐ tham gia bảo hiểm thát nghiệp là còn thấp. Trên thực tế, NSDLĐ, NLĐ vẫn cịn nhiều khó khăn, nợ đọng BHXH kéo dài, việc hằng tháng phải trích thêm một khoản chi phí đóng bảo hiểm cho NLĐ là một vấn đề lớn, chính vì vậy vẫn cịn tồn tại nhiều doanh nghiệp và cả NLĐ đều tìm cách trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện thơng báo định kỳ về tình hình biến động lao động nên BHXH khơng cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại địa phương, chưa tiếp cận nhanh chóng được sự thay đổi về số lượng sử dụng lao động do phải chờ kết quả báo cáo về tình hình sử dụng lao động của các cơ quan. Chính vì vậy, cơng tác phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHTN chưa được thực hiện triệt để, nhiều trường hợp khi BHXH lập danh sách để thu BHTN thì NSDLĐ cho biết NLĐ đã chấm dứt hợp đồng lao động.
Thứ hai, tình trạng có đơn vị sử dụng lao động nợ BHTN cịn tồn tại. Hiện nay
một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về bảo hiểm thất nghiệp, do đó, tình trạng doanh nghiệp cịn chậm đóng và nợ đọng BHTN cịn xảy ra. Như đã đề cập, tình trạng nợ đọng có tỉ lệ thấp, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại. Đặc biệt riêng 2 năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, tài chính của nhiều đơn vị khiến cho số thu năm 2020 không đạt chỉ tiêu và số thu năm 2021 giảm 6175 triệu đồng. Tỉ lệ nợ đọng BHTN hai năm này lần lượt là 2,1% và 2,18%.
Thứ ba, công tác chi trả chế độ BHTN đối khi còn chậm trễ. Do việc thực hiện
thu nộp, thực hiện hàng tháng đối với NLĐ và NSDLĐ xong việc trích nộp đóng vào quỹ BHTN lại tính theo năm, vì vậy dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tính hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó việc tính mức tối đa theo mức lương cơ sở và việc tính mức lương tối thiểu vùng thay đổi theo năm dẫn đến việc BHXH cịn triển khai chậm. Đồng thơi một số hướng dẫn triển khai còn chưa cụ thể, nên việc thực hiện cịn gặp khó khăn cho cơng tác chốt sổ bảo hiểm cho NLĐ tại các doanh nghiệp cá biệt như doanh nghiệp giải thể, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tỉnh lại truy thu do lỗi của cơ quan bảo hiểm xã hội. Hoặc trường hợp NLĐ sau một thời gian làm việc nhưng vẫn không khai báo đến cơ quan BHXH nhằm trục lợi, tiếp tục hưởng BHTN khi đã ccó việc làm.
Thứ tư, chế độ hỗ trợ, tư vấn, tìm kiếm việc làm và đào tạo nghề chưa được thu hút được người lao động. Trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, phần lớn
NLĐ chỉ quan tâm đến chế độ trợ cấp thất nghiệp. Các chế độ hỗ trợ, tư vấn, tìm kiếm việc làm và đào tạo nghề thì hầu như NLĐ rất ít quan tâm. Thực tế, số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia và có quyết định hỗ trợ học nghề, hoặc tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm không phổ biến. Như vậy, có thể thấy chế độ hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm là một trong những chế độ hỗ trợ NLĐ để họ sớm quay trở lại thị trường lao động, tuy nhiên chế độ này lại ít được NLĐ quan tâm.
3.1.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc
Thứ nhất, ý thức tham gia BHTN của một bộ phận NLĐ cịn chưa cao. Như đã
trình bày, BHTN có ý nghĩa quan trọng đối với NLĐ trong trường hợp rơi vào hoàn cảnh bị mất việc làm. Tuy nhiên, trên thực tế, một số bộ phận NLĐ khơng muốn trích một phần thu nhập để đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, một số trường hợp NLĐ còn chủ động thoả thuận với NSDLĐ khơng kí hợp đồng lao động nhằm tránh né việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tình trạng này đặc biệt phổ biến đối với nhóm đối tượng NLĐ phổ thơng, có thu nhập tương đối thấp, nhóm NLĐ này thường chỉ quan tâm 65 tới lợi ích trước mắt, chưa nhận thức được lợi ích lâu dài của của bảo hiểm thất nghiệp, không muốn mất đi một phần thu nhập để tham gia
bảo hiểm thất nghiệp. Chính điều này đã dẫn tới một bộ phận NLĐ không tham gia bảo hiểm thất nghiệp, là nguyên nhân của việc tỉ lệ NLĐ tham gia BHTN chưa cao.
Thứ hai, một bộ phận NSDLĐ cũng chưa có ý thức pháp luật, nhận thức đúng đắn về bảo hiểm thất nghiệp. Do hiểu biết biết về pháp luật lao động, pháp luật
BHTN còn hạn chế nên các doanh nghiệp không tiến hành chốt sổ BHXH cho người lao động. Vì thế khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao đọng nhưng khơng có sổ BHXH thì cũng khơng thể đi đăng ký hưởng chế độ BHTN được. Bên cạnh đó, NSDLĐ cũng có trách nhiệm tham gia đóng góp vào quỹ BHTN 1% quỹ lương của người lao động, nhưng vì lợi nhuận, nhiều NSDLĐ tìm cách trốn đóng BHTN cho người lao động. Đồng thời, có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp nợ động bảo hiểm thất nghiệp, có thể kể đến các khó khăn về kinh tế, tài chính. Đặc biệt riêng 2 năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, tài chính của nhiều đơn vị khiến cho tỉ lệ nợ đọng BHTN hai năm này lần lượt là 2,1% và 2,18%.
Thứ ba, chế độ hỗ trợ, tư vấn, tìm việc làm và đào tạo nghề chưa thu hút được người lao động. Trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, NLĐ phần lớn chỉ quan tâm
đến trợ cấp thất nghiệp, vừa vì đây là nguồn hỗ trợ tài chính và vì chế độ hỗ trợ, tư vấn tìm việc làm và đào tạo nghề chưa thực sự hiệu quả và thu hút được người lao động. Chế độ hỗ trợ tư vấn, nội dung tư vấn giới thiệu việc làm cho NLĐ chưa thực sự thiết thực mà chỉ như một bước bắt buộc để thực hiện hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Phần lớn NLĐ tự tìm kiếm việc làm chứ khơng thơng qua các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế, việc NLĐ ít quan tâm đến các chế độ hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm là thực trạng chung của cả nước. Các chương trình đào tạo học nghề do chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu của NLĐ đang thất nghiệp nên các nội dung đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu và 66 nguyện vọng của người lao động. Có thể thấy chế độ học nghề, tìm việc làm là một trong các chế độ hỗ trợ NLĐ để có thể sớm quay lại thị trường lao động, nhưng chế độ này là ít được NLĐ quan tâm. Điều này cũng cho thấy, chính sách BHTN chưa thực sự gắn bộ với người lao động, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.