5. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Đánh giá chung thực tiễn áp dụng pháp luật về BHTN trên phạm vi cả
2.2.1. Những kết quả đạt được
* Về đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp: sau gần 10 năm triển khai thực hiện pháp luật BHTN theo quy định Luật Việc làm 2013, số người tham gia BHTN
27 Đỗ Thanh Phan, Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN cho NLĐ trong Bộ lụt Hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ Luật học
28 Đỗ Thanh Phan, Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN cho NLĐ trong Bộ lụt Hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ Luật học
29 Cơng văn số 105/TANDTC-PC&QLKH của Tịa án nhân dân tối cao ngày 14/4/2016 về việc thi hành Lụt Bảo hiểm xã hội.
không ngừng gia tăng. Theo Báo cáo của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, số lượng người tham gia và đóng BHTN năm sau đều cao hơn năm trước, ln đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2010, chỉ có 7,2 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thì đến năm 2017, số lượng tăng lên gần 12 triệu người, tăng hơn 61% trong vòng 7 năm. Con số này cho thấy các quy định về BHTN đã phần nào phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của NLĐ, hoạt động hiệu quả của BHXH cũng góp phần phủ sóng BHTN làm tăng số lượng NLĐ được BHTN bảo vệ. 28 Đỗ Thanh Phan, Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN cho NLĐ trong Bộ Luật Hình sự năm 2015, luận văn thạc sĩ Luật học 29 Cơng văn số 105/TANDTC-PC&QLKH của Tịa án nhân dân tối cao ngày 14/4/2016 về việc thi hành Luật Bảo hiểm xã hội.
Bảng 1. Số liệu thống kê về số người tham gia BHTN từ 2010 đến 201730
Năm Số người tham gia BHTN (người)
2010 7,206,163 2011 7,968,231 2012 8,269,552 2013 8,691,392 2014 9,219,753 2015 10,310,210 2016 11,060,178 2017 11,774,742
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam) * Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Theo tổng hợp số liệu tình hình thực hiện BHTN của các địa phương từ năm 2010 đến năm 2016 của BHXH Việt Nam, nhận thấy việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ BHTN không nhưng tăng qua các
30 Số liệu tống kê về số người tham gia BHXH, BH thất nghiệp và BHYT từ năm 2010 đến năm 2017 https://baohiemxahoi.gov.vn/congkhai/Pages/so-lieu-thong-ke-nganh.aspx?CateID=130&ItemID=8837
năm31. Ngoài ra, do các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, chấm dứt hoạt động vẫn tiếp diễn kéo theo việc cắt giảm lao động nên số NLĐ bị mất việc làm tăng theo. Cụ thể kết quả chi trả chế độ BHTN trong các năm, từ 2010 đến nay như sau: • Chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp: Tổng số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp tính
từ 01/01/2010 đến 31/12/2017 là 3.651.802 người, trong đó tổng số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3.599.659 người, chiếm 95,8% tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, với tổng chi các chế độ BHTN là 5.772 tỷ đồng. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ước kết dư quỹ BHTN tính đến cuối năm 2016 là 56.486 tỷ đồng32.
• Cấp thẻ bảo hiểm y tế: Cũng theo báo cáo, 100% NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ có thẻ khám, chữa bệnh khi bị ốm đau trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. • Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm: Nếu như năm 2010, số NLĐ tư vấn giới thiệu việc làm chiếm số lượng là 125.562 người, khơng có người nào được giới thiệu việc làm, thì đến năm 2016, có 910.448 người được tư vấn giới thiệu việc làm thì đã có 144.624 người được giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo, tỷ lệ NLĐ được giới thiệu việc làm vẫn còn thấp so với số lượng người được hưởng trợ câp thất nghiệp.
• Thực hiện hỗ trợ học nghề, theo Báo cáo của Bộ lao động, thương binh và xã hội, thì tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được cơ quan lao động tổ chức để hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật. Số lượng người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng qua từng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho người thất nghiệp nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp để nhanh chóng tìm được việc làm. Những ngành nghề NLĐ đăng ký học là tin học văn phòng, các nghề về ẩm thực và thẩm mỹ, sửa chữa, lắp ráp máy vi tính, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết kế quảng cáo, lái xe33,… Chỉ tính riêng tháng 12/2017, 44/63 địa phương có quyết định hỗ trợ học nghề đối với NLĐ với số lượng
31 http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/bao-hiem-that-nghiep-ket-qua-va-yeu-cau-ra-soat-danh-gia-viec- thuc-hien- 20854 (truy cập ngày 20/03/2022)
32 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, 2017..
là: 2.317 người, bằng 5,1% so với số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 0,8% so với tháng 11/2017 (2.336 người), tăng 51,4% so với tháng 12/2016 (1.530 người) và bằng 114,1% so với mức bình quân năm 2015 (2.031 người/tháng). Một số địa phương có số người có quyết định hỗ trợ học nghề nhiều nhất trong tháng 12/2017 là: Tp. Hồ Chí Minh (1.268 người, bằng 16,8% so với số người có quyết định trợ cấp thất nghiệp); Bình Dương (242 người, bằng 4,9%); Hà Nội (168 người, bằng 5,4%); Đồng Nai (122 người, bằng 3,4%).
• Tính đến hết tháng 12/2018, theo báo cáo của các địa phương khơng có NSDLĐ hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Nguyên nhân được lý giải cho tình trạng trên là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được duy trì ổn định, các doanh nghiệp khơng gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác theo quy định để được hưởng chế độ này.
• Về thực hiện hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Thủ tục giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ nhìn chung là kịp thời, đúng quy định, ngày càng thuận lợi và nhanh chóng, giúp chính sách BHTN từng bước đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cũng như quyền lợi của người lao động, hỗ trợ NLĐ khi họ mất việc làm và giúp đỡ họ quay lại thị trường lao động, từ đó góp phần đảm bảo ASXH. Đối với thủ tục chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp: BHXH các tỉnh /thành phố áp dụng theo Bộ dịch vụ công gồm 11 dịch vụ cụ thể được ban hành kèm theo quyết định của BHXH Việt Nam về việc công bố Bộ dịch vụ cơng trong giải quyết chính sách BHXH nói chung, BHTN nói riêng thí điểm thực hiện cơ chế một cửa tại các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội.
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều hạn chế vẫn cịn tồn tại do chính sách BHTN của nước ta được hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước, lại cùng với quá trình chuyển đổi mơ hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với tốc độ nhanh, dẫn đến nhận thức về BHTN chưa theo kịp diễn biến thực tế. Việc hình thành, hồn thiện chính sách BHTN
địi hỏi thời gian dài trong khi chúng ta mới thực hiện chính sách này từ năm 2009. Phần lớn quy mô các doanh nghiệp đang hoạt động là nhỏ với doanh thu và lợi nhuận cịn thấp. Cùng với đó, khu vực kinh tế phi chính thức khơng có quan hệ lao động cịn lớn. Thu nhập của số đông người dân thấp và không ổn định, áp lực chi tiêu trước mắt lớn. Mạng lưới ASXH phi chính thức dựa trên mơ hình gia đình truyền thống cịn cao. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian vừa qua, việc thực hiện pháp luật về BHTN ở Việt Nam vẫn cịn một số tồn tại. Có thể kể đến:
Một là, tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN cịn thấp, cơng tác mở rộng đối tượng tham
gia BHTN chưa hiệu quả, kịp thời. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nên khơng cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại nhiều địa phương. Vì vậy, cơng tác phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHTN như quy định của pháp luật chưa kịp thời. Nhiều trường hợp, BHXH lập danh sách để thu BHTN thì NLĐ đã chấm dứt hợp đồng lao động.
Hai là, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế. Đối tượng áp
dụng BHTN là những công dân VN, nhưng không phải là công dân nào cũng được tham gia mà chỉ những công dân đạt điều kiện luật định mới được tham gia BHTN. Việc quy định như trên cho thấy đôi tượng đc tham gia BHTB theo pháp luật hiện hành của nước ta rất hẹp. Những người có quốc tịch nước ngồi hoặc khơng có quốc tịch sang Việt Nam làm việc trong thời gian dài thì khhơng được đóng và hưởng trợ cấp thất nghiệp. những NLĐ nơng nghiệp cũng k đc tham gia BHTN, trong khi họ là một lực lượng đơng đảo. Bởi vì, luật BHXH quy định chỉ áp dụng BHTN với NLĐ làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến dưới 36 thắng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Trong khi Nghị định 127/2008/NĐ- CP của Chính phủ lại quy định rõ ngồi các trường hợp trên thì những người ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những nugời đc tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước lại đc tham gia BHXH.
Ba là, còn tồn tại nhiều đơn vị sử dụng lao động nợ bảo hiểm thất nghiệp. Mặc
d̀ hiện nay các doanh nghiệp, đơn vị phần lớn đã có nhận thức đúng đắn về bảo hiểm thất nghiệp, song còn tồn tại một bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi
và trách nhiệm của mình về việc tham gia BHTN vì vậy tình trạng doanh nghiệp cịn chậm đóng hoặc nợ đọng BHTN vẫn cịn tồn tại. do tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp trong 2 năm gần đây, tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hoặc chấm dứt hoạt động ở phạm vi cả nước xảy ra khá phổ biến, vì thế đã dẫn đến các đơn vị, nhất là các doanh nghiệp cịn chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp, hoặc nợ tiền bảo hiểm thất nghiệp. Tình trạng trốn đóng, nợ tiền đóng BHTN ngày càng gia tăng cả về số lượng các đơn vị, doanh nghiệp lẫn số tiền, số tháng nợ đọng. Để hoàn thành kế hoạch thu các năm, ngay từ những ngày đầu năm, BHTN các tỉnh/thành phố đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm thu hồi nợ đọng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
Bốn là, chế độ hỗ trợ, tư vấn, tìm kiếm việc làm và đào tạo nghề chưa được thu
hút được người lao động. Thực tế, số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia và có quyết định hỗ trợ học nghề, hoặc tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm không phổ biến. Theo báo cáo của các địa phương, tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được hỗ trợ giới thiệu học nghề theo đúng quy định của pháp luật. Số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng qua từng năm, đặc biệt từ sau khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành. Song, nếu so sánh với tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp thì số lượng người học nghề chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số lao động thất nghiệp là lao động phổ thơng, đời sống khó khăn, khơng có nguồn lực dự trữ hoặc hỗ trợ khác nên khi bị mất việc làm, NLĐ chỉ 54 quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, không mặn mà với việc học nghề. Thời gian hỗ trợ học nghề ngắn (tối đa 6 tháng) nên chưa đáp ứng được một số nghề trình độ trung cấp trở lên. Mặt khác, tại một số địa phương, NLĐ ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo chưa phong phú, trang thiết bị dạy nghề lạc hậu, ít cơ sở dạy nghề34 ...
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về BHTN chưa thường
xuyên, hiệu quả. Hiện nay, lực lượng thanh tra trong lĩnh vực BHXH nói cịn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Theo khuyến nghị của ILO, với các nước đang phát triển như Việt Nam thì trung bình 40.000 lao động cần có một thanh tra lao động. Nếu
34 Nguyễn Thế Mạnh, “Đổi mới chính sách BHTN theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại lao động”, Tạp chí Cộng sản ngày 29/12/2021, https:// www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/824591/doi-moi-chinh-sach- bao-hiem-that-nghiep-theo-huong-tang-cuong-dao-tao-va-dao-tao-lai-lao-dong.aspx# (truy cập ngày 20/03/2022)
theo chuẩn này thì với trên 50 triệu người lao động, Việt Nam cần tới hơn 1.000 thanh tra. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn của thanh tra lao động cịn nhiều hạn chế, trong khi số lượng doanh nghiệp hiện nay q lớn và khơng ngừng gia tăng. Vì vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật về BHTN trên phạm vi cả nước gặp khơng ít khó khăn, khơng thể thanh kiểm tra hết được cũng như khơng thể kịp thời xử lí các vi phạm trong lĩnh vực BHXH nói chung và BHTN nói riêng.
Kết luận Chương 2
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được chức nắng, mục tiêu của BHTN đồng thời đảm bảo được đời sống cho NLĐ khi bị rơi vào hoàn cảnh mất việc làm. Các chế độ BHTN như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và nâng cao trình đọ cũng phần nào giúp nNLĐ sớm quay trở lại thị trường và kí kết hợp đồng lao động mới. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm hiểm thất nghiệp tại Việt Nam cũng nhưu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy các chính sách đã được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong q trình thực hiện pháp luật về BHTN ngồi những kết quả đạt được, một số khó khăn, vướng mắc vẫn cịn tồn tại mà nguyên nhân chính là do nhận thức của người lao động, NSDLĐ còn hạn chế. Chính vì vậy, việc tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao hiệu quả các chính sách ASXH là cần thiết.
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH PHÚ THỌ 3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Phú Thọ 3.1.1. Khái quát một số thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sơng Đà và sơng Lơ, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các