Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH
1.2. Pháp luật về Fintech
1.2.3. Nội dung của pháp luật về Fintech
* Chủ thể cung cấp dịch vụ Fintech
Chủ thể cung cấp dịch vụ Fintech bao gồm:
- Các doanh nghiệp Fintech: là các doanh nghiệp công nghệ cung ứng sản phẩm tài chính.
- Các doanh nghiệp công nghệ: cung ứng các sản phẩm dịch vụ công nghệ nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
- Các ngân hàng chủ động nắm giữ công nghệ để phục vụ trong việc kinh doanh các sản phẩm của mình hoặc đầu tư vào các cơng ty Fintech.
- Các hoạt động Fintech cung cấp dịch vụ trong nhiều lĩnh vực đa dạng như:
Dịch vụ Trung gian thanh toán: là dịch vụ làm trung gian kết nối và xử lý
dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán. Tại Việt Nam, đây là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm 3 loại sau:
- Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử: bao gồm các loại như sau: + Dịch vụ chuyển mạch tài chính: cung cấp cho các doanh nghiệp các nền tảng: hạ tầng kỹ thuật truyền nối, truyền dẫn giúp xử liệu các dữ liệu điện tử để thực hiện các thanh toán qua ATM, Internet hay các kênh giao dịch khác.
+ Dịch vụ bù trừ điện tử giúp cung ứng các hạ tầng kỹ thuật: dịch vụ này thực hiện các việc như: tiếp nhận và đối chiếu các dữ liệu thanh toán được chuyển về, tính tốn số tiền cần phải thu hoặc số tiền cần phải trả lại giữa các bên.
+ Dịch vụ cổng thanh tốn điện tử: dịch vụ này có nhiệm vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để giúp kết nối giữa các bên chấp nhận thanh toán với ngân hàng, giúp khách hàng có thể thanh tốn được những hóa đơn điện tử, những giao dịch thương mại,….
- Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán: bao gồm các dịch vụ như: dịch vụ thu hộ, dịch vụ chuyển tiền hay các ví điện tử. Cụ thể như sau:
+ Dịch vụ thu hộ, dịch vụ chi hộ: đây là dịch vụ hỗ trợ ngân hàng thu hộ, chi hộ cho các khách hàng đã đăng ký tài khoản hoặc thẻ ngân hàng tại các ngân hàng.
Khi khách hàng gửi các yêu cầu về thu hộ hoặc chi hộ, dịch vụ này sẽ tiếp nhận thông tin, xử lý các yêu cầu của khách hàng và thực hiện thu hộ, chi hộ cho các bên. + Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử: đây là dịch vụ tiếp nhận và xử lý các dữ liệu từ các giao dịch chuyển tiền điện tử của ngân hàng.
+ Ví điện tử: đây là dịch vụ của các đơn vị cung ứng dịch vụ tạo lập ra và cho phép những khách hàng đã đăng ký tài khoản điện tử được lưu trữ một khoản tiền trong ví điện tử. Số tiền trong ví điện tử có giá trị bằng với số tiền được chuyển từ tài khoản ngân hàng của khách hàng vào ví điện tử và số tiền này được dùng để thanh tốn khi khơng dùng tiền mặt.
- Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước: là các dịch vụ chưa được liệt kê trong những dịch vụ trên.
Những đối tượng tham gia dịch vụ trung gian thanh toán:
- Các tổ chức phi ngân hàng được cấp Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.
- Các ngân hàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép cung ứng dịch vụ ví điện tử cho các khách hàng.
Gọi vốn cộng đồng (Crowd-funding)
- Gọi vốn cộng đồng là việc các doanh nghiệp kêu gọi đầu tư từ rất nhiều (số lượng lớn) các cá nhân đơn lẻ đầu tư các khoản vốn nhỏ (hoặc rất nhỏ).
- Các doanh nghiệp tận dụng khả năng tiếp cận số lượng lớn người dùng từ mạng xã hội và từ các trang web để gọi vốn cộng đồng. Các nhà đầu tư cũng thông qua các kênh thông tin này để tiếp cận và đầu tư vào doanh nghiệp.
- Việc gọi vốn cộng đồng làm tăng năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách mở rộng số lượng nhà đầu tư.
- Những nhà đầu tư cũng sẽ được hưởng lợi ích đối với gọi vốn cộng đồng khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Ngồi ra, các nhà đầu tư cịn có thể có các khoản thưởng hoặc nhận một món quà.
- Gọi vốn cộng đồng đang ngày càng phổ biến vì nó cho phép các công ty khởi nghiệp tăng vốn mà không mất đi quyền kiểm sốt cơng ty như các hình thức
đầu tư khác. Phương pháp này cũng giúp cho các nhà đầu tư có cơ hội nắm giữ một phần quyền sở hữu trong công ty.
Cho vay ngang hàng (Peer-To-Peer lending)
- Cho vay ngang hàng là việc sử dụng những nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp những người đi vay với những người cho vay mà không thông qua các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
- Đây là mơ hình dịch vụ kinh doanh mới và sáng tạo nhằm giúp cho người có nhu cầu về vốn có thể tiếp cận với nguồn vốn được dễ dàng mà không phải tuân theo các thủ tục cũng như khơng cần phải có tài sản thế chấp.
- Đây thực chất là loại hình cho vay tín chấp, khách hàng có nhu cầu vay vốn chỉ cần mở tài khoản trên ứng dụng cho vay, điền đầy đủ thơng tin là có thể được vay. Số tiền vay cũng không quá lớn.
Ngân hàng số, ngân hàng điện tử, ngân hàng trực tuyến 8
Ngân hàng số (Digital Banking): là việc số hóa tất cả các hoạt động của ngân
hàng, nghĩa là tất cả các dịch vụ mà trước đây khách hàng thực hiện tại các quầy giao dịch của ngân hàng thì nay được thực hiện trên các nền tảng công nghệ số.
Ngân hàng số giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và giúp cho ngân hàng thuận tiện hơn trong việc quản lý ngân hàng.
Ngân hàng điện tử: Là việc số hóa một phần dịch vụ để giúp cho người dùng
có thể kiểm tra trực tuyến tài khoản ngân hàng của mình, chuyển khoản, tra cứu số dư... Ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và cũng giúp cho ngân hàng thuận tiện hơn trong việc quản lý các dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng trực tuyến: Là việc số hóa hầu hết các dịch vụ giúp cho khách
hàng sử dụng hầu hết mọi sản phẩm của ngân hàng hiện nay ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào thông qua kết nối Internet.
Ngân hàng trực tuyến cũng bao gồm cả ngân hàng điện tử, Internet Banking, Mobile Banking,...
Tiền điện tử
- Tiền điện tử là tiền đã được số hóa và chỉ hoạt động trong mơi trường điện tử dùng để thanh tốn chi phí và được giao dịch qua Internet, mạng máy tính và các phương tiện điện tử của tổ chức phát hành (bên thứ 3).
- Tiền điện tử không phải là dạng vật chất mà chỉ có trong mơi trường điện tử và được lưu trữ trên Internet, trên các ứng dụng thơng minh (điện thoại, máy tính ...), và các thẻ thanh toán điện tử khác.
- Tiền điện tử dùng để giao dịch hoặc dùng để tích lũy giá trị và có thể chuyển đổi thành tiền giấy theo yêu cầu của chủ sở hữu. Có 3 loại tiền điện tử như sau:
Tiền số pháp định: Là một loại tiền điện tử được Nhà nước công nhận. Loại
tiền pháp định này được lưu trữ trong thẻ ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Tiền pháp định có giá trị ngang hàng với tiền mặt.
Tiền ảo (Virtual money): Là một loại tiền điện tử được các doanh nghiệp
không phải là ngân hàng phát hành và kiểm sốt. Tiền ảo khơng phải là loại tiền chính thống và khơng được Nhà nước cơng nhận, nó chỉ hoạt động trong môi trường internet (trong các trang website, các ứng dụng trên các thiết bị thơng minh có internet) và chỉ được sử dụng tại các đơn vị phát hành. Ví dụ như: tiền xu trong game và trong các trang thương mại điện tử.
Tiền mã hóa (cryptocurrency): Đây cũng là một loại đồng tiền ảo (bitcoin).
Loại tiền này dựa trên nền tảng kỹ thuật số và không bị chi phối bởi Nhà nước.
* Quản lý hoạt động Fintech
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý Fintech, trong đó có hai quan điểm nổi bật, đó là:9
Quan điểm thứ nhất:quản lý Fintech giống như quản lý ngân hàng
Theo quan điểm này, các hoạt động của các doanh nghiệp Fintech giống như các hoạt động của ngân hàng, nên các doanh nghiệp Fintech phải được quản lý giống như ngân hàng. Các nước theo quan điểm này như Pháp, Đức, Mỹ ...
Theo quan điểm này, do đã có sẵn các qui định pháp luật, các nước sẽ không phải mất thời gian thử nghiệm với Fintech.
Quan điểm thứ hai: tạo không gian để Fintech phát triển
9 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/quan-ly-cong-ty-cong-nghe-tai-chinh-o-cac-nuoc-va-trien- vong-phat-trien-tai-viet-nam-331118.html
Quan điểm thứ hai có tính cởi mở hơn, coi Fintech là sản phẩm mới. Fintech phát triển làm thay đổi các dịch vụ tài chính truyền thống, giúp cho khách hàng sử dụng giảm bớt các chi phí, đồng thời phạm vi hoạt động cũng được mở rộng hơn.
Về phần quản lý, Fintech cần có khơng gian để sáng tạo, nếu theo pháp luật có sẵn sẽ làm giảm sự phát triển của Fintech. Để phát triển Fintech và hạn chế những rủi ro, cần có một cơ chế thử nghiệm (Regulatory sandbox) cho Fintech. Các nước theo quan điểm này có Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, ...
Bảng 1.1. Quản lý doanh nghiệp Fintech tại Trung Quốc, Singapore và Malaysia10 Malaysia10
Chỉ tiêu Trung Quốc Singapore Malaysia
Sự phát triển
Theo nghiên cứu của PWC (2019), Trung Quốc có 4/5 doanh nghiệp Fintech ở vị trí dẫn đầu, lớn nhất là Ant Financial với 60 tỷ USD. Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất thế giới về thanh toán kỹ thuật số, chiếm gần 50% thị phần toàn cầu.
Singapore là nước thống trị lĩnh vực Fintech trong khu vực khi hiện có 45% doanh nghiệp Fintech Đông Nam Á đang đặt trụ sở tại đây. Tất cả 10 vị trí hàng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư đều ở Singapore.
Trong ASEAN, cùng với Singapore và Thái Lan, Malaysia là nước phát triển Fintech hàng đầu. Các doanh nghiệp Fintech nước này phát triển chủ yếu ở lĩnh vực thanh tốn, ví điện tử ...Tính đến cuối năm 2018, Malaysia có khoảng 200 cơng ty Fintech. Các điều kiện để phát triển Chính phủ Trung Quốc có những chính sách cân bằng giữa quy định về quản lý giám sát và tạo không
Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ để các ứng dụng Fintech hoạt động. Mục tiêu xã hội không sử dụng tiền mặt của chính phủ
Ngân hàng trung ương Malaysia ưu tiên việc thúc đẩy thị trường điện tử và coi đây là một chiến lược
10 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/quan-ly-cong-ty-cong-nghe-tai-chinh-o-cac-nuoc-va-trien- vong-phat-trien-tai-viet-nam-331118.html
Chỉ tiêu Trung Quốc Singapore Malaysia
gian sáng tạo cho các doanh nghiệp Fintech.
Thúc đẩy sử dụng thương mại điện tử và phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy sự phát triển của thị trường Fintech.
Singapore được xem là chất xúc tác cho việc phát triển các ứng dụng Fintech trong lĩnh vực thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
dài hạn. Các cơ quan quản lý ở Malaysia đã thực hiện các bước chủ động để đưa ra khung pháp lý cho Fintech. Quản lý đối với Fintech
Theo Ủy ban giám sát ngân hàng Trung Quốc, mục tiêu của việc quản lý là thu thập thông tin và dữ liệu đủ lớn để đưa ra những quyết định tốt nhất, đồng thời tăng được lượng người có thể tiếp cận được với dịch vụ tài chính.
Chính phủ Singapore thiết kế một hệ sinh thái bao quanh hệ thống tài chính hiện hữu. Hệ sinh thái này có đầy đủ cơ sở hạ tầng và đặc tính cho phép các, các dịch vụ trong đó vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho nhau.
Cơ chế quản lý ở Singapore phân loại các hoạt động như cấp tài khoản; chuyển tiền; phát hành tiền điện tử..
Malaysia đã đưa cơ chế thử nghiệm Sandbox nhằm giúp các doanh nghiệp Fintech nước này phát triển, đồng thời vẫn bảo vệ được hệ thống tài chính trong nước.
Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn thông tin của Trần Thị Kim Chi,Viện Kinh tế Việt Nam
Quản lý Fintech ở Việt Nam
Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện pháp luật ... nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy Fintech phát triển.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN)Việt Nam cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech, nghiên cứu, đề xuất các phương án để phát triển Fintech.
Một số chính sách quan trọng:11
- Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014: Phê duyệt chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu: Xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam.
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016: Về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi ngiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” với mục tiêu: Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới.
- Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/ 2016: Phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu: Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp dựa trên hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an tồn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững.
- Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016: Phê duyệt đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu: phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh, an tồn, hiệu quả trong thanh tốn.
- Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017: Phê duyệt đề án ứng dụng khoa học và cơng nghệ trong q trình tái cơ cấu ngành cơng thương phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu: Ứng dụng khoa học và cơng nghệ trong q trình tái cơ cấu ngành Cơng Thương nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp trên thị trường; đón đầu cơ hội phát triển đột phá từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017: Phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
- Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/ 2017: Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực cơng nghệ tài chính.
Trong những năm qua, Ngân hàng nhà nước đã chủ động trong việc tiếp cận, nghiên cứu, đối thoại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Fintech gia nhập thị trường. Từ năm 2008, có nhiều doanh nghiệp Fintech phi ngân hàng đã được Ngân hàng nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ thanh toán. (Thời báo Ngân hàng, 2017)
Với quy mô dân số gần 100 triệu người và có nguồn nhân lực cơng nghệ cao dồi dào, Fintech Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Pháp luật Việt Nam về Fintech chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế về lĩnh vực Fintech trong thanh toán, với các lĩnh vực Fintech khác, khung pháp lý tại Việt Nam cũng chưa được hoàn thiện.
Fintech Việt Nam mới chỉ đang trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển, các sản phẩm và dịch vụ chưa được đa dạng. Số lượng khách hàng chủ yếu ở dịch vụ rút