Thực trạng pháp luật về Fintec hở Singapore

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 55 - 58)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH

2.3. Thực trạng pháp luật về Fintech tại một số quốc gia trên thế giới

2.3.2. Thực trạng pháp luật về Fintec hở Singapore

Qui định nhằm kiểm soát thanh toán điện tử

Singapore hiện có hàng chục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử, để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, chính phủ Singapore triển khai thanh toán điện tử tại các chợ dân sinh và các khu ăn uống, chính phủ Singapore cũng có quy định bắt buộc các cửa hàng cung cấp dịch vụ phải có mã QR để tiện thanh toán điện tử.

Để thuận tiện cho người dùng cũng như cửa hàng cung cấp dịch vụ, chính phủ Singapore đã hợp nhất tất cả các mã thanh tốn QR của các loại ví khác nhau thành một mã thanh tốn QR duy nhất, đó là mã SGQR để thanh tốn chung cho tất cả các ví điện tử.

Tuy vẫn cịn những người mua hàng thanh tốn bằng tiền mặt, nhưng số lượng ngày càng ít đi.

Năm 2019, Luật Dịch vụ thanh toán (Payment Services Act - PSA) chính thức được Nghị viện Singapore thơng qua và có hiệu lực vào tháng 01/2020. Nội dung luật này điều chỉnh những vấn đề liên quan đến giao dịch thanh tốn qua ví điện tử như sau:

- Qui định về các điều kiện để thành lập và hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ ví điện tử: ví điện tử được coi như một dịch vụ phát hành tải khoản, vì vậy đơn vị kinh doanh phải có giấy phép dịch vụ phát hành tài khoản. Nếu nhà cung cấp dịch vụ phát hành tài khoản tiền điện tử quá hạn mức quy định thì phải xin phép Tổ chức thanh toán lớn, nếu nhà cung cấp dịch vụ không xin phép sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù, thời hạn không quá 3 năm.

- Qui định về nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử:

+ Nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng: thông tin nghĩa vụ của người dùng và nghĩa vụ của nhà cung cấp phải được thông báo rõ ràng.

+ Nghĩa vụ liên quan đến giải quyết rủi ro trong giao dịch ví điện tử của các bên: nhà cung cấp phải có các quy định để giải quyết các rủi ro về giao dịch, rủi ro về công nghệ, các biện pháp ngăn chặn rửa tiền, ngăn chặn tài trợ cho khủng bố.

- Qui định về đồng tiền sử dụng trong thanh tốn qua ví điện tử: PSA công nhận cả tiền điện tử và tiền mã hóa, nhưng chỉ có tiền điện tử mới được phép sử dụng trong phát hành thẻ thanh tốn và ví điện tử.

- Qui định về hạn mức giao dịch qua ví điện tử: nhà cung cấp phải hạn chế người dùng không được giữ hơn 5.000 đô la trong tài khoản ví điện tử. Đối với chuyển tiền, người dùng phải đăng ký một tài khoản ngân hàng để nhận tiền, trong một năm không được chuyển hơn 30.000 đô la vào các tài khoản không đăng ký.

Qui định về dịch vụ vay ngang hàng

Vay ngang hàng cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh phát triển của Singapore. Ngân hàng trung ương Singapore đã đưa ra một loạt các yêu cầu đối với các doanh nghiệp Fintech cho vay ngang hàng. Theo đó, Ngân hàng trung ương Singapore yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vay ngang hàng bắt buộc phải được Cơ quan Tiền tệ Singapore cấp phép để tham gia thị trường vốn, các công ty dịch vụ vay ngang hàng này không được trực tiếp quản lý số tiền của các nhà đầu tư mà phải gửi vào một đơn vị ký quỹ độc lập, nhằm đề phịng trường hợp các cơng ty cho vay ngang hàng gặp rủi ro về tài chính.

Theo quy định, số tiền đi vay cá nhân tối đa là 100.000 USD, người vay phải viết giấy xác nhận nợ cho nhà đầu tư, giấy xác nhận nợ này được dùng làm căn cứ pháp lý để xác định nghĩa vụ trả nợ của người đi vay.

Singapore cũng qui định rằng các công ty cung cấp dịch vụ vay ngang hàng phải thông báo cho người đi vay nắm rõ qui định lập giấy xác nhận nợ này.

Cơ chế Sandbox cho Fintech

Mục tiêu của Sigapore là trở thành trung tâm Fintech của thế giới, chính phủ nước này khuyến khích đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ để nâng cao giá trị, chất lượng cuộc sống, tăng hiệu quả kinh doanh và quản lý rủi ro. Để đạt được điều đó, Singapore cần có một mơi trường pháp lý cụ thể, minh bạch và có lợi cho

Fintech phát triển. Vì vậy, nước này đã sớm xây dựng về cơ chế thử nghiệm pháp lý, Singapore cũng là nước thứ hai trên thế giới, sau nước Anh, đưa ra Khung pháp lý thử nghiệm Fintech.

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) khuyến khích có thật nhiều thử nghiệm cơng nghệ tài chính hơn nữa để các sản phẩm dịch vụ công nghệ đổi mới sáng tạo được thử nghiệm trên thị trường và có cơ hội tiếp cận với khách hàng ở trong và ngoài nước.

Sơ đồ 2.1: Qui trình đăng ký tham gia Khung pháp lý thử nghiệm của các công ty Fintech và phê duyệt của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS)

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore cũng đặt ra các qui định cho những doanh nghiệp muốn thử nghiệm như: bảo mật thông tin, dự phịng các rủi ro, dự đốn về các tác động đối với khách hàng, đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế nếu chương trình thử nghiệm thất bại. Các sản phẩm Fintech mới phải đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính.

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore cũng sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các công ty tham gia thử nghiệm các vấn đề về pháp lý và các qui định pháp luật trong suốt thời gian thử nghiệm.

Các doanh nghiệp muốn tham gia vào quá trình thử nghiệm cũng phải tuân theo các qui định pháp luật khác có liên quan trong suốt q trình thử nghiệm cũng như sau khi kết thúc thử nghiệm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)