Thực trạng pháp luật về Fintech tại Thái Lan

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 58 - 61)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH

2.3. Thực trạng pháp luật về Fintech tại một số quốc gia trên thế giới

2.3.3. Thực trạng pháp luật về Fintech tại Thái Lan

Cấm sử dụng tiền mã hóa để mua bán hàng hóa, dịch vụ

Ngày 23/3/2022, Ủy ban chứng khốn và hối đối Thái Lan (SEC) đã ra thơng báo về việc chính phủ Thái Lan sẽ cấm sử dụng các loại tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán trong giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ, lý do là chính phủ Thái Lan lo ngại tiền mã hóa sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính và nền kinh tế của nước này.

Thơng báo của chính phủ Thái Lan nhấn mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh, các sàn giao dịch tiền điện tử khơng được cung cấp các dịch vụ thanh tốn bằng tiền mã hóa, cấm khơng được thiết lập các hệ thống, các cơng cụ và các ví điện tử để hỗ trợ và thúc đẩy việc sử dụng tiền mã hóa để thanh tốn trong giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, qui định này lại không cấm các hoạt động đầu tư vào tài sản kỹ thuật số. Việc quảng cáo, chào mời hay thiết lập hệ thống thúc đẩy thanh tốn bằng tiền mã hóa cũng bị cấm.

Thái Lan cho biết việc hạn chế các loại tiền mã hóa, tiền ảo như Bitcoin trong gia dịch thương mại là phù hợp với những qui định hiện hành của Châu Âu cũng như ở các nước như Anh, Malaysia hay Hàn Quốc.

Các doanh nghiệp Fintech phải tuân thủ theo Luật Chống rửa tiền (AML), luật Chống tài trợ khủng bố (CFT), qui định Cập nhật theo dõi thông tin khách hàng (CDD) mới của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền quốc tế (Financial Action Task Force – FATF) (https://www.fatf-gafi.org/ )

Cơ chế Sandbox cho Fintech

Đối với cơ chế Sandbox cho Fintech, năm 2016, Ngân hàng trung ương Thái Lan đã ban hành Kế hoạch Tổng thể lần thứ 3 về phát triển ngành tài chính nhằm

thúc đẩy nền kinh tế số, trong đó có mục tiêu phát triển Fintech để giúp cho người tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận với nguồn tiền và các dịch vụ tài chính khác, thúc đẩy sự phát triển cơng nghệ trong các thể chế tài chính truyền thống là ngân hàng, các tổ chức tài chính và các tổ chức phi ngân hàng.

Với yêu cầu vừa phát triển Fintech, vừa hạn chế những rủi ro cho người tiêu dùng, trong khi các qui định về chính sách hiện hành đang gây cản trở cho Fintech, Ngân hàng trung ương Thái Lan đã xây dựng Khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các tổ chức tham gia thử nghiệm những đổi mới tài chính của mình trong phạm vi giới hạn.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng đặt ra ba yêu cầu quan trọng đối với các tổ chức muốn đăng ký tham gia thử nghiệm, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và tính tin cậy của Fintech, các yêu cầu đó là:

- Phải thúc đẩy đổi mới tài chính

- Phải xây dựng cơ chế bảo vệ khách hàng phù hợp, đảm bảo các quyền của người tiêu dùng.

- Phải giới hạn tổn thất tài chính ở mức có thể chấp nhận được nhằm giảm thiểu tác động tới người tiêu dùng cũng như duy trì sự ổn định tài chính.

Doanh nghiệp Fintech của Thái Lan cũng được khuyến khích gia nhập Hiệp hội Fintech Thái Lan nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên với nhau, và giữa các thành viên của Hiệp hội Fintech Thái Lan với các cơ quan quản lý.

Ngân hàng trung ương Thái Lan khuyến khích các tổ chức nộp đơn tham gia thử nghiệm công nghệ mới, các cải tiến công nghệ hoặc đổi mới công nghệ trong phạm vi hẹp hoặc một môi trường kinh doanh giới hạn, đáp ứng những nguyên tắc cơ bản trong khuôn khổ pháp lý thử nghiệm nhằm đạt được những mục tiêu như:

- Phát triển các sản phẩm, các dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo của các tổ chức để khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm tài chính, tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Thử nghiệm cơng nghệ tài chính mới trong mơi trường thực tế cho các khách hàng sẽ giúp việc đánh giá những tác động đối với khách hàng, với xã hội được nhanh hơn.

- Hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng và hệ thống tài chính. - Giúp các tổ chức Fintech có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, đồng thời giúp các cơ quan quản lý Thái Lan sớm hồn thiện chính sách pháp luật về Fintech.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng đề ra các nguyên tắc đối với các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm trong Khuôn khổ pháp lý thử nghiệm, như:

- Yêu cầu Lãnh đạo công ty phải quản trị tốt cơng ty của mình. - Phải bảo mật dữ liệu của khách hàng.

- Đối với tiền và tài sản của khách hàng phải có cơ chế quản lý tốt.

- Các sản phẩm thử nghiệm phải tuân thủ các nguyên tắc đối với Công nghệ thơng tin về an tồn, bảo mật và các ngun tắc khác.

- Các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm phải có biện pháp ngăn ngừa hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố hay phát triển loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Các tổ chức tài chính, các tổ chức phi ngân hàng, các công ty công nghệ tài chính và các cơng ty công nghệ tham gia thử nghiệm có thể nộp đơn cho các sản phẩm công nghệ mới như:

- Vay vốn - Thanh toán

- Các sản phẩm, dịch vụ tài chính hoặc những đổi mới tài chính khác tương tự có liên quan đến hai dịch vụ vay vốn và thanh toán ở trên.

- Các sản phẩm dịch vụ tài chính khác do Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho phép thử nghiệm.

Để được chấp thuận tham gia thử nghiệm, các công ty nộp đơn phải đáp ứng các điều kiện như:

- Phải là pháp nhân đăng ký tại Thái Lan - Có nguồn vốn đầy đủ, hợp lệ.

- Có nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký thử nghiệm.

- Ban lãnh đạo cơng ty có trình độ quản trị tốt và đáp ứng được các qui định về tiêu chuẩn của Ngân hàng Trung ương Thái Lan.

- Đáp ứng các yêu cầu của các luật, các quy định pháp luật khác có liên quan. - Các sản phẩm đưa vào thử nghiệm phải là các sản phẩm công nghệ mới chưa từng được cung ứng trước đó, và mong muốn cung cấp sản phẩm công nghệ mới của mình cho đơng đảo khách hàng và mong muốn giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính.

- Các cơng ty nộp đơn thử nghiệm phải nghiên cứu, tìm hiểu và nêu được tính khả thi của sản phẩm, dịch vụ cơng nghệ mới, tìm hiểu các rủi ro và có biện pháp ngăn chặn những rủi ro đó.

Thời gian thử nghiệm sản phẩm dịch vụ công nghệ mới được các công ty đăng ký và được Ngân hàng Trung ương Thái Lan phê duyệt, cơng ty thử nghiệm có thể đăng ký thêm thời gian thử nghiệm. Ngân hàng trung ương Thái Lan cũng có thể cân nhắc kéo dài thời gian thử nghiệm để đạt kết quả tốt và rõ ràng hơn hoặc rút ngắn thời gian thử nghiệm nếu thấy sản phẩm dịch vụ công nghệ mới gây nguy hại cho khách hàng và cho hệ thống tài chính.

Ngân hàng trung ương Thái Lan cũng sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm trong việc tư vấn, hướng dẫn các quy định trong Khuôn khổ pháp lý thử nghiệm, hỗ trợ các công ty tham gia các hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội Fintech Thái Lan, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hỗ trợ tài chính ... nhằm thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của công nghệ mới và phát triển Fintech ở Thái Lan.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 58 - 61)