Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH
2.1. Thực trạng phát triển của Fintec hở một số nước
2.1.1. Thực trạng phát triển của Fintech tại Trung Quốc
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc về công nghệ đã thúc đẩy Fintech phát triển mạnh mẽ và có tác động lớn đến các sản phẩm và dịch vụ tài chính truyền thống, doanh nghiệp, dịch vụ và cơ cấu tổ chức tại Trung Quốc.
Với sự gia tăng của Fintech, ngành công nghiệp đã phát triển nhanh chóng với sự bùng nổ của những đổi mới và khởi nghiệp, Trung Quốc được xem là một nhà tiên phong trong ngành công nghiệp này do lượng dân số lớn (hơn 1,4 tỷ người), và với tỉ lệ khoảng 83% người tiêu dùng thanh toán bằng các sản phẩm của Fintech.
Những năm trước, với việc có một số lượng lớn người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được với các dịch vụ tài chính của ngân hàng, dưới sự kêu gọi của chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp Fintech hàng đầu như Alibaba, Baidu hay Tencent … đã nghiên cứu, phát triển và cho ra các sản phẩm tài chính đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp nước này, đồng thời cũng cho ra đời những tập đồn về cơng nghệ tài chính hàng đầu thế giới, cùng với việc cho ra đời hàng loạt các startup công nghệ, thu hút hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Ngoài các tên tuổi lớn như Alibaba …, các cơng ty nhỏ cũng nhanh chóng phát triển,
ví dụ như cơng ty CreditEase với những sản phẩm như vay ngang hàng, đánh giá tín nhiệm ...12
Lĩnh vực thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, Trung Quốc đẩy mạnh hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt, loại hình thanh tốn này đã phát triển với tốc độ chóng mặt và trở thành một cơng cụ thanh tốn phổ biến và ngày càng được người dân Trung Quốc ưa chuộng.
Với dân số đơng và ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thơng minh, thanh tốn điện tử đã dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Từ việc mua hàng siêu thị, thanh toán vé tàu xe, vé máy bay đến các chi phí sinh hoạt như tiền điện, nước, tiền đi chợ hàng ngày, đến cả tiền học phí, tiền cắt tóc ... đều được thanh toán điện tử qua các ứng dụng cơng nghệ hoặc các mã qt QR, các ví điện tử với những thao tác rất đơn giản trên điện thoại thông minh.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, năm 2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt khoảng 30,7 tỷ giao dịch, tăng hơn 73,6% so với năm 2019 với khoảng hơn 776 triệu người sử dụng thanh toán điện tử. Với sự phát triển của việc thanh toán điện tử, các ứng dụng ví điện tử cũng nhanh chóng phát triển cả về số lượng và qui mơ, phạm vi hoạt động. Những ví điện tử thơng dụng nhất tại Trung Quốc hiện nay gồm có Wechat Pay, Alipay, Baidu Pay, ApplePay, Samsung Pay ... với số lượng người dùng rất lớn, trong đó Wechat Pay (của Tencent, chiếm 39% thị phần) và Alipay (của Alibaba chiếm 55% thị phần) là hai “gã khổng lồ” đang chiếm giữ thị phần lớn chi phối trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Trung Quốc với tổng cộng hơn 90% thị trường thanh toán điện tử của Trung Quốc với khoảng 300.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 47,5 tỷ USD) trong năm 2021.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) thanh toán điện tử phát triển giúp cho Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp cắt giảm được khoảng 75% chi phí so với việc sử dụng tiền mặt, đồng thời nâng cao sức cạnh
12 Phát triển Fintech và bài học từ Trung Quốc (Bài 1), https://khoinghiepsangtao.vn/tin-tuc/phat-trien-
tranh cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Trung Quốc, và giúp người dân giảm thiểu những rủi ro khi mang theo tiền mặt.
Tuy nhiên, thanh toán điện tử cũng mang lại những lo ngại cho các cơ quan quản lý và cho cả người tiêu dùng. Những cơ quan quản lý lo ngại việc thanh tốn điện tử có thể gây ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ do một lượng tiền lớn giao dịch không thông qua ngân hàng dẫn đến khó kiểm soát, trong khi người dân cũng lo ngại những thơng tin cá nhân có thể bị đánh cắp và sử dụng vào những việc khác với ý đồ không tốt mà người dân khơng hề hay biết.
Do đó, cần có những qui định cụ thể để quản lý các hoạt động thanh tốn điện tử, chính phủ Trung Quốc một mặt tạo điều kiện phát triển cho thượng mại điện tử và thanh tốn điện tử như khơng ngừng nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hành lang pháp lý nhằm giúp tạo điều kiện cho thương mại điện tử và thanh toán điện tử phát triển, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra những biện pháp để quản lý chặt việc thanh toán điện tử theo hướng quy chuẩn hơn và an toàn hơn cho người dùng và đảm bảo an ninh tiền tệ như chia mã QR thành mã cá nhân và mã doanh nghiệp nhằm quản lý nguồn tiền từ các doanh nghiệp cung cấp ví điện tử, quản lý thuế của các doanh nghiệp, yêu cầu người dùng phải định danh cá nhân, các doanh nghiệp phải cung cấp mã số của doanh nghiệp, phải cung cấp thơng tin rõ ràng, minh bạch, chính xác ...
Lĩnh vực vay ngang hàng tại Trung Quốc
Những năm trước, nhận thấy đa số người dân và doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, chính phủ Trung Quốc đã u cầu các cơng ty cơng nghệ lớn của nước này tìm cách giải quyết nhu cầu vốn này của người dân và các doanh nghiệp nhỏ, hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ Trung Quốc, các tập đoàn lớn như Alibaba, Tencent ... bắt tay ngay vào xây dựng hệ thống cho vay và thanh toán rộng khắp cả nước, và dịch vụ cho vay ngang hàng cũng phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc.
Sự phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ này đến từ các yếu tố như: sự kêu gọi từ chính phủ Trung Quốc, số lượng người dân và doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu về vốn ngày càng tăng nhưng có khó khăn trong việc tiếp cận với những nguồn vốn
từ ngân hàng, người dân sử dụng điện thoại thông minh ngày càng nhiều, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực cho vay ngang hàng lớn.
Một số mơ hình P2P ở Trung Quốc:
- P2P truyền thống: Các nền tảng truyền thống chỉ cung cấp thông tin xác thực
về người vay và nhà đầu tư để thúc đẩy giao dịch. Những nền tảng này không liên quan đến giao dịch. Người vay và nhà đầu tư có mối quan hệ chủ nợ / con nợ trực tiếp.
- Chuyển nhượng tín dụng: Theo mơ hình chuyển nhượng tín dụng này, một
chủ nợ đầu mối được thành lập. Các chủ nợ chuyên cho vay tiền cho người vay và chuyển nợ cho các nhà đầu tư. Người vay và nhà đầu tư khơng có hợp đồng nợ trực tiếp. Các nền tảng P2P có liên quan cao đến các chủ nợ này và cung cấp dịch vụ trong suốt quá trình.