Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH
1.3. Kiểm soát của Nhà nước đối với Fintech
Kiểm soát của Nhà nước đối với Fintech tại Trung Quốc
Năm 2015, nhận thấy hàng trăm triệu người dân không thể tiếp cận được nguồn vốn và các dịch vụ tài chính, chính phủ Trung Quốc đã có những chiến lược nhằm tháo gỡ khó khăn này, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp Fintech phát triển. Tính đến năm 2018, nước này đã thu hút được số vốn 100 tỷ USD đầu tư vào các cơng ty Fintech trẻ có tiềm năng lớn.
Các doanh nghiệp Fintech Trung Quốc tập trung vào các vấn đề giải quyết nhu cầu tiếp cận vốn của người dân, hàng loạt các ứng dụng ra đời và phát triển trong các lĩnh vực thanh tốn, đánh giá tín nhiệm, phân phối rủi ro, cho vay,...
Chính phủ Trung Quốc cũng lập ra các cơ quan quản lý nhà nước để cấp phép, quản lý, giám sát và phục vụ cho sự phát triển của Fintech. Trung Quốc cũng khuyến khích trí thức tham gia học tập, đào tạo và làm việc ở các nước cơng nghệ phát triển, sau đó về nước mang kiến thức và kinh nghiệm của mình đẻ phát triển ngành cơng nghệ tài chính nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
Trong quá trình phát triển Fintech, nhận thấy có những mối nguy hại từ sự phát triển của Fintech đe dọa đến an ninh tài chính, chính phủ Trung Quốc đã kịp thời đưa ra những chính sách nhằm đưa Fintech phát triển đúng hướng, phục vụ các nhu cầu về tài chính thiết thực của nhân dân, đồng thời kiềm chế hoặc triệt tiêu những nguy hại đến từ Fintech.
Kiểm soát của Nhà nước đối với Fintech tại Singapore
Tại Singapore, cộng đồng Fintech phát triển nhanh chóng cả về số lượng và sự đa dạng về mơ hình, lĩnh vực kinh doanh, chính phủ Singapore cũng đặt mục tiêu đưa Singapore trở thành trung tâm Fintech của thế giới.
Chính phủ Singapore đã tìm cách thu hút, mời gọi các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới về đầu tư vào các quỹ tại Singapore. Tạo điều kiện về chính sách, ưu đãi về thuế để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Singapore, cho phép các doanh nghiệp Fintech nước ngoài kết hợp với các doanh nghiệp trong nước để cùng phát triển.
Chính phủ Singapore cũng tạo ra một mơi trường pháp lý thuận lợi để cho các cơng ty Fintech có thể nhanh chóng phát triển. Singapore là nước đi đầu về tạo lập các qui định cho Fintech.
Cơ chế Sandbox cho Fintech được triển khai, các quy định về Sandbox được tằng cường với Sandbox Express vào năm 2019 để các thử nghiệm thị trường nhanh hơn đối với các dịch vụ tài chính. Với những thuận lợi về chính sách này, đã hơn 55% số công ty đa quốc gia (MNCs) thành lập trụ sở tại Singapore. (Cơ chế thử
nghiệm Sandbox cho Fintech là cơ chế cho phép doanh nghiệp được làm những gì pháp luật chưa cho phép làm hoặc cho phép thử nghiệm pháp luật tiềm năng lên hoạt động của doanh nghiệp trong khn khổ phạm vi hẹp).
Chính phủ Singapore cũng thiết lập nhiều cầu nối xuyên biên giới với các khách hàng và các đối tác. Và nước Anh là một trong những nước đầu tiên ký kết cầu nối về Fintech với Singapore, nhằm giúp kết nối các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Fintech của cả hai nước. Hiệp hội Fintech Singapore cũng kết nối với hơn 60 tổ chức Fintech của hơn 40 nước trên thế giới để mở rộng hợp tác đầu tư.
Chính phủ Singapore cũng ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho Fitech, hỗ trợ chi phí cho việc đào tạo đội ngũ chuyên gia, đội ngũ chuyên viên và đội ngũ trí thức có trình độ để phát triển Fintech.
Ở Việt Nam
Số lượng các công ty Fintech đã tăng gần gấp bốn lần trong những năm qua, từ 39 doanh nghiệp vào năm 2015, đến năm 2021 số lượng công ty Fintech tại Việt Nam đã tăng lên đến hơn 150 công ty. Fintech phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh tốn, cho vay, ...
Chính phủ Việt Nam cũng rất khuyến khích Fintech phát triển, nhận thấy những vướng mắc trong chính sách pháp luật về Fintech, Chính phủ Việt Nam đã giao cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm Sandbox cho Fintech. Đồng thời chính phủ Việt Nam cũng giao cho các cơ quan quản lý nghiêm cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Fintech nhằm giúp cho Fintech Việt Nam có cơ sở để phát triển nhanh và mạnh trong tương lai gần.
Qua các hành động của chính phủ các nước, có thể thấy được vai trị rất quan trọng của chính phủ, những chính sách của chính phủ có tác động đến nhiều mặt của Fintech. Nhà nước định hướng, hỗ trợ, chi phối và kiểm soát các hoạt động của Fintech, hướng Fintech vào mục đích phát triển cơng nghệ và phục vụ lợi ích chính đáng của các tổ chức và các cá nhân trong khuôn khổ pháp luật.
Chương 2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ CHO FINTECH