Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 61 - 67)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH

2.3. Thực trạng pháp luật về Fintech tại một số quốc gia trên thế giới

2.3.4. Một số bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm phát triển Fintech tại Trung Quốc

Ngay khi nhận thấy có nhiều cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng, Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp Fintech phát triển các ứng dụng nhằm giúp cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Đồng thời chính phủ Trung Quốc cũng xây dựng chính sách cho Fintech. Ngồi ra, Trung Quốc cịn thành lập các cơ quan quản lý, giám sát và cấp phép cho các hoạt động của các cơng ty Fintech.

Trung Quốc cũng khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cao phục vụ cho sự phát triển của Fintech tại nước này.

Kinh nghiệm phát triển Fintech ở Singapore

Singapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm Fintech của thế giới, để đạt được điều đó, Singapore đã tìm cách thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư và các quỹ lớn trên toàn cầu. Đồng thời, Singapore cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngồi cắt giảm chi phí và ưu đãi thuế cho nhà đầu tư.

Singapore cũng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech phát triển.

Cơ chế Sandbox được áp dụng nhằm đẩy nhanh quá trình thử nghiệm đối với các loại hình kinh doanh cơng nghệ mới. Singpore cũng là nước đi đầu về xây dựng khuôn khổ pháp lý cho Fintech.

Singapore thực hiện tiếp cận xuyên biên giới với các đối tác và đã thiết lập được nhiều cầu nối liên kết với nhiều nước, trong đó có nước Anh và nhiều nước khác.

Hiệp hội Fintech Singapore cũng thiết lập mối quan hệ hợp tác với hơn 60 tổ chức Fintech ở hơn 40 nước.

Chính phủ Singapore cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực Fintech.

Cơ chế Sandbox cho Fintech trên thế giới

Mặc dù thấy được tầm quan trọng và nhu cầu luôn phát triển, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, nhưng các cơ quan quản lý cũng nhận thấy những rủi ro mà cơng nghệ tài chính mang đến cho người tiêu dùng và đe dọa đến sự an toàn của hệ thống tài chính, vì vậy các thử nghiệm về pháp lý được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả của công nghệ mới và tránh những rủi ro tác động đến toàn xã hội. Theo nghiên cứu của Nhóm cơng tác Ngân hàng Thế giới (World Bank Group)15, có bảy cách tiếp cận chính sách pháp luật khác nhau đang được các nước trên thế giới áp dụng trong lĩnh vực Fintech, đó là:

- Cách 1: Chờ đợi và quan sát (Wait and See): cho phép phát triển các đổi mới, sáng tạo mà không bị bất kỳ hạn chế pháp lý nào. Cách này thường được áp dụng với những nước có hệ thống pháp luật chưa đầy đủ. Cách này cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu các qui định pháp luật chưa phù hợp và sự kiểm sốt khơng được chặt chẽ. Ví dụ

15 Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng và công ty Fintech, https://tapchinganhang.gov.vn/thuc-day-moi-quan-he-hop- tac-giua-cac-ngan-hang-va-cong-ty-fintech.htm

như các công ty cho vay ngang hàng ở Trung Quốc trong giai đoạn đầu hoạt động mang tính tự phát do chưa có những qui định pháp luật rõ ràng cụ thể để quản lý.

- Cách 2: Thử nghiệm và rút kinh nghiệm (Test and Learn): cách này cho phép các mơ hình đổi mới sáng tạo được thử nghiệm hoặc được thí điểm trong thực tế với sự đồng hành và giám sát của cơ quan quản lý. Mỗi một công nghệ đổi mới sáng tạo mới sẽ có cơ chế thử nghiệm phù hợp khác nhau, vì thế cách này khơng đảm bảo được sự bình đẳng đối với mỗi mơ hình đổi mới. Cách này cũng khó có khả năng nhân rộng qui mô của các công nghệ mới. Việt Nam cũng đã từng áp dụng cách này khi Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét hồ sơ và cho phép một số công ty cung cấp dịch vụ thanh tốn mới như ví điện tử hoạt động mà khơng có khn khổ pháp lý hay quy định chung nào.

- Cách 3: Cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox): cơ chế này cho phép các doanh nghiệp có thể thử nghiệm các sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình trong khoảng thời gian và khơng gian nhất định. Cách này có tính minh bạch hơn và có khả năng nhân rộng, mang đến cho thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ tốt hơn.

- Cách 4: Miễn/ngoại lệ (Waiver/exemption): cách này khơng địi hỏi về giấy phép hay điều khoản hạn chế đối với các doanh nghiệp Fintech cung những mới sáng tạo ra thị trường. Cách này cũng được qui định trong luật.

- Cách 5: Thư không phản đối (Letters of No-Objection): là giấy chứng nhận hợp pháp của cơ quan quản lý phát hành cấp cho các công ty Fintech tham gia thử nghiệm, trong thư có ghi rõ là khơng phản đối các sản phẩm dịch vụ cung cấp của các công ty Finteh được cấp giấy này. Cách này áp dụng cho các thị trường có quy mơ nhỏ và các rủi ro của các sản phẩm dịch vụ mới đã được đánh giá đúng thực chất.

- Cách 6: Các qui định pháp lý khác biệt (Differentiated Regulation): tương tự như cách miễn trừ/ngoại lệ, cách này cũng đã được luật hóa nên cũng khơng phụ thuộc vào các quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước. Cách này được áp dụng cho các giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa tại một số nước, áp dụng các luật về tài sản ảo hay luật thuế hiện hành để thực hiện các giao dịch.

- Cách 7: Cải cách pháp lý/luật pháp: theo cách này, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ rà soát lại, sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật hiện hành để phù hợp

hơn và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty cung ứng dịch vụ, giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng hơn, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo ổn định hệ thống tài chính. Cách này thường được thực hiện khi các cơ quan quản lý nhà nước đã hiểu rõ và đầy đủ bản chất của ản phẩm sáng tạo mới cũng như đánh giá được những rủi ro của sáng tạo đó. Cách thức này cũng địi hỏi phải cần nhiều thời gian vì lúc đó sản phẩm đã ở trong giai đoạn cuối của thử nghiệm.

Trong các cách trên thì Cách 3: Cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) là cách được nhiều nước ưu tiên sử dụng nhất để thúc đẩy đổi mới sáng tạo Fintech. Các sáng tạo mới Fintech được thử nghiệm tại thị trường thực tế trong môi trường có kiểm sốt, giới hạn về phạm vi, qui mơ, thời gian và không gian thử nghiệm, và được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hạn chế những rủi ro.

Những thông tin, dữ liệu và kết quả thử nghiệm của sáng tạo mới Fintech sẽ được tổng hợp, đánh giá tính khả thi của sản phẩm dịch vụ sáng tạo mới, đánh giá những lợi ích, những hạn chế, những tác động mà sản phẩm mới mang đến, từ đó các cơ quan quản lý nhà nước sẽ đưa ra quyết định dừng hay phát triển sáng tạo đó, và xây dựng hệ thống pháp luật cụ thể nhất để những sáng tạo mới có ích đó được phát triển.

Nước Anh là nước đầu tiên xây dựng Cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox). Chính phủ Anh ln ưu tiên phát triển những sáng tạo trong lĩnh vực tài chính và cơng nghệ tài chính Fintech, nước này cũng có hệ sinh thái Fintech hàng đầu thế giới. Năm 2011, chính phủ Anh đã có sáng kiến phát triển khởi nghiệp ở Anh (StartUp Britain) để giúp các công ty tư nhân khởi nghiệp, nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Anh, hệ sinh thái Fintech của nước này đã nhanh chóng tăng lên và trở thành một hệ sinh thái hoàn hảo cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Năm 2015, Cơ quan Giám sát Tài chính Anh (UK’s Financial Conduct Authority - FCA) là cơ quan quản lý tài chính đầu tiên trên thế giới đã giới thiệu và áp dụng cơ chế Sandbox cho Fintech. Sau một năm triển khai, những kết quả thu được rất tích cực, đã có 175 cơng ty tham gia vào khn khổ pháp lý thử nghiệm, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã thành công.

Năm 2018, Cơ quan Giám sát Tài chính Anh đã đưa ra Khung pháp lý thử nghiệm Fintech toàn cầu (Global Fintech Sandbox Framework), việc này khẳng định vai trò hàng đầu thế giới của nước Anh trong lĩnh vực thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ Fintech sáng tạo mới, đồng thời nước Anh cũng là cường quốc hàng đầu thế giới về Fintech.

Cơ quan Giám sát Tài chính Anh cũng đã phối hợp với 11 cơ quan tài chính và các tổ chức liên quan trên toàn thế giới để thành lập Mạng lưới đổi mới tài chính tồn cầu (GFIN), cho phép các doanh nghiệp FIntech khởi nghiệp thử nghiệm các giải pháp Fintech trên quy mô lớn và kết nối các Trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech của các nước trên thế giới.

Trong khu vực Đông Nam Á, các nước đầu tiên ban hành Sandbox là Singpore (6/2016), Malaysia (10/2016), Thái Lan (12/2016), Indonesia (cuối 2017). Mới đây, vào tháng 5/2021, Philippine cũng đã ban hành Sandbox.

Khi ban hành Sandbox, tuy mỗi nước có một cách tiếp cận và nguyên tắc riêng để quản lý đối với Fintech, nhưng về cơ bản vẫn theo những tiêu chí giống nhau như:

- Định hình được bản chất của các sáng tạo Fintech cũng như những rủi ro do các sáng tạo đó mang lại, mức độ có thể chấp nhận các rủi ro đó.

- Xác định các cơ quan chức năng làm đầu mối quản lý các thử nghiệm pháp lý. - Giới hạn về không gian, thời gian, quy mô thử nghiệm các sáng tạo Fintech. - Các công ty muốn tham gia thử nghiệm phải nộp đơn để tham gia và phải đáp ứng được những tiêu chí do cơ quan quản lý nhà nước đặt ra về Quản trị công ty, lãnh đạo công ty, sản phẩm thử nghiệm là duy nhất, đánh giá lợi ích và rủi ro của sản phẩm, bảo mật thông tin, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố ...

Sơ đồ 2.2: Qui trình xem xét hồ sơ tham gia của một Sandbox

Nguồn: Cơ quan Giám sát Tài chính Anh (FCA)

Có nhiều nước để phát triển Fintech, với nhiều nước trong đó có Việt Nam, cơ chế Sandbox có cho Fintech là một trong những lựa chọn tối ưu để Fintech nhanh chóng đi vào thực tê, đến được với người tiêu dùng và giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý và đưa ra được những chính sách phù hợp giúp cho Fintech phát triển.

Bước 1 Công ty nộp hồ sơ tham gia Sandbox, theo đó đưa ra các giải pháp mới và mô tả việc đáp ứng các tiêu chí của Sandbox Bước 2 Đánh giá hồ sơ. Hồ sơ sẽ được chấp thuận nếu đáp ứng các tiêu chí Bước 3 Cơng ty Fintech và Cơ quan quản lý thống nhất phương pháp thử nghiệm. Nếu đề xuất được chấp nhận, Cơ quan quản lý làm việc với Công ty để xác định giải pháp tốt nhất bao gồm các chỉ số thử nghiệm, phương pháp đo lường đầu ra, các yêu cầu báo cáo và giảm thiểu rủi ro. Bước 4 Cho phép Công ty Fintech bắt đầu thử nghiệm Bước 6 Công ty Fintech nộp báo cáo cuối cùng và kết quả thử nghiệm cho Cơ quan quản lý. Bước 5 Thử nghiệm và đánh giá. Công ty Fintech bắt đầu thử nghiệm và báo cáo Cơ quan quản lý các nội dung như đã thống nhất ở Bước 3

Bước 7

Sau khi nhận và rà soát báo cáo cuối cùng, Cơ quan quản lý sẽ đưa ra quyết định sản phẩm thử nghiệm có được chính thức đưa ra thị trường hay không.

Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ FINTECH CHO VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 61 - 67)