Qui định pháp luật đối với các giao dịch tiền kỹ thuật số

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 81 - 83)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH

3.2. Thực trạng qui định về Fintec hở Việt Nam

3.2.4. Qui định pháp luật đối với các giao dịch tiền kỹ thuật số

Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý về quản lý thị trường tiền kỹ thuật số, vì vậy chưa có khái niệm chính thức về đồng tiền này. Theo quan điểm của Bộ Công Thương Việt Nam (2017): Bitcoin không đáp ứng các đặc tính cơ bản của hàng hóa hay dịch vụ.

Do đó, Bitcoin khơng phải là hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định: Bitcoin (và các loại tiền kỹ thuật số tương tự) khơng phải là tiền tệ và phương tiện thanh tốn hợp pháp tại Việt Nam.

Cụ thể, ngày 21/7/2017, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản với quan điểm: “Bitcoin, Litecoin không phải là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, và huy động vốn bằng tiền kỹ thuật số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, mặc dù chưa có khung pháp lý điều chỉnh.

Trước tình hình đó, ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại

tiền kỹ thuật số tương tự khác. Chỉ thị nêu rõ việc sử dụng tiền kỹ thuật số tiềm ẩn nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động tội phạm như rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo bởi tiền kỹ thuật số có tính ẩn danh, hoạt động phân tán và không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

Do vậy, để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật,

Đồng thời, ngày 20/7/2018, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước của Việt Nam (UBCKNN) ban hành Công văn số 4486/UBCK-GSDC yêu cầu các công ty đại chúng, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý tài sản và quỹ đầu tư chứng khốn:

- Khơng được phép thực hiện bất kỳ hoạt động phát hành, giao dịch hoặc môi giới giao dịch bất hợp pháp nào liên quan đến tiền kỹ thuật số;

- Tuân thủ các quy định pháp luật về phịng chống rửa tiền.

Dưới góc độ luật thực định thì tiền kỹ thuật số khơng được cơng nhận là đồng tiền thanh tốn hợp pháp tại Việt Nam. Cụ thể, Khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định chỉ có NHNN có thẩm quyền phát hành tiền giấy, tiền kim loại là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời, Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ) quy định phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp là các phương tiện thanh tốn khơng thuộc quy định tại các trường hợp nêu trên. Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP) cũng quy định việc phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp là những hành vi bị cấm.

Như vậy, theo các quy định pháp luật hiện hành thì Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 27 Nghi định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thì hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với cá nhân và đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đồng thời, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung theo khoản 48 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14.

Với sự phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông, sự xâm nhập và lan tỏa nhanh chóng của tiền kỹ thuật số tại Việt Nam là điều tất yếu. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý được tiền kỹ thuật số. Việc thừa nhận thị trường kỹ thuật số và xây dựng khung pháp lý về quản lý thị trường tiền kỹ thuật số là xu thế tất yếu.

Thống kê cho thấy, trên thế giới có 40% quốc gia và vùng lãnh thổ ủng hộ và không đưa ra các quy định hạn chế giao dịch đối với tiền kỹ thuật số.

Việc xây dựng khung pháp lý quản lý thị trường tiền kỹ thuật số cần thiết kế theo hướng cho phép sử dụng tiền kỹ thuật số để giao dịch, tuy nhiên phải kiểm soát được các rủi ro, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và hội nhập quốc tế.

Điều này sẽ tạo cơ chế bảo vệ hữu hiệu đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức sử dụng tiền kỹ thuật số, đồng thời, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN từ việc thu thuế các giao dịch sử dụng tiền kỹ thuật số.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)