Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH
2.3. Thực trạng pháp luật về Fintech tại một số quốc gia trên thế giới
2.3.1. Thực trạng pháp luật về Fintec hở Trung Quốc
Vay ngang hàng phát triển rất mạnh ở Trung Quốc nhờ sự phát triển của thương mại điện tử, internet và thanh tốn trực tuyến. Có rất nhiều người dân cũng như các doanh nghiệp tại Trung Quốc khó tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng, vì vậy, đây là hình thức giúp cho các đối tượng này dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình và phát triển doanh nghiệp.
Nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân tại Trung Quốc là rất lớn, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các công ty Fintech và các ứng dụng vay ngang hàng.
Tuy vậy, các ứng dụng Fintech cho vay ngang hàng phát triển mạnh cũng kéo theo nhiều hệ lụy cho thị trường vay ngang hàng. Sau một thời gian hoạt động, nhiều cơng ty lợi dụng hình thức này để lừa các nhà đầu tư.
Sự đa dạng của các mơ hình P2P, cùng với sự lỏng lẻo của luật pháp lúc bấy giờ đã làm cho cho vay ngang hàng ở Trung Quốc phát triển nhanh chưa từng thấy. Tuy nhiên, cũng bởi vì sự tăng trưởng nóng như vậy, ngày càng có nhiều người lợi dụng nền tảng p2p để gian lận,lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Theo Tân Hoa Xã đưa tin ngày 1/2/2016, Cảnh sát Trung Quốc đã bắt 21 người liên quan đến công ty cho vay Ezubao lừa đảo cho vay ngang hàng qua mạng để chiếm đoạt số tiền khoảng 50 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,6 tỷ USD) của khoảng 900.000 nhà đầu tư14 . Trong số những người bị bắt có cả Chủ tịch tập đồn Yucheng, công ty triển khai trang Ezubao. Vụ án cho thấy nguy cơ của việc phát triển quá nhanh loại hình kinh doanh này trong khi chưa có pháp luật chưa hồn thiện, sự bng lỏng quản lý, việc chưa có đánh giá rủi ro cho loại hình kinh doanh mới và sự tăng trưởng nóng đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Nhận thấy những mối đe dọa đến từ hoạt động vay ngang hàng, Trung Quốc đã quyết định dập tắt loại hình kinh doanh này, điều này kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các nền tảng vay ngang hàng, đến nay chỉ cịn vài cơng ty hoạt động đúng với ý nghĩa ban đầu là hỗ trợ các đối tượng có nhu cầu vốn nhưng khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.
14 Trung Quốc bắt 21 người liên quan đến vụ lừa đảo 7,6 tỷ USD qua mạng. https://vtv.vn/the-gioi/trung- quoc-bat-21-nguoi-lien-quan-den-vu-lua-dao-7-6-ty-usd-qua-mang-20160314224233158.htm
Trung Quốc sử dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những biến tướng của dịch vụ vay ngang hàng như: kiểm soát đăng ký kinh doanh cho vay ngang hàng của các tổ chức, đưa ra cảnh báo người dân về hành vi lừa đảo trong hình thức vay này.
Trung Quốc là nước có mơ hình kinh doanh vay ngang hàng phát triển nhanh nhất thế giới, và cũng là nước phải chịu nhiều hệ lụy từ mơ hình này nhất thế giới. Thời gian đầu từ năm 2015 trở về trước, mơ hình kinh doanh vay ngang hàng phát triển tự phát, quan điểm của chính phủ Trung Quốc lúc đó là mơ hình này phát triển sẽ giúp ích cho những cá nhân và tổ chức không đáp ứng được điều kiện của ngân hàng có thể tiếp cận nguồn vốn từ các ứng dụng cơng nghệ, vì vậy chính phủ khơng kiểm sốt, để tạo điều kiện cho loại hình này phát triển. Nhưng đến cuối năm 2017, nhận thấy những nguy cơ đe dọa an ninh tiền tệ và an toàn đầu tư của người dân và doanh nghiệp, chính phủ Trung Quốc quyết tâm dập tắt mảng kinh doanh này. (Tính đến cuối tháng 8/2020, chỉ còn khoảng 15 nềm tảng ứng dụng còn hoạt động nghiêm túc theo đúng quy định pháp luật).
Trước những hệ lụy xấu của loại hình này, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ các quy định cho vay ngang hàng bằng cách thiết lập ccs cơ quan quản lý việc đăng ký kinh doanh cho vay ngang hàng và đưa ra các cảnh báo cho người đầu tư về việc sẽ mất hết số tiền đầu tư cho vay với lãi suất cao.
Năm 2016, Trung Quốc thành lập cơ quan quản lý chuyên trách là Hiệp hội Internet Trung Quốc (NIF) phối hợp với Ủy ban giám sát và quản lý ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Bộ Công nghiệp thông tin, Bộ Công an để quản lý các hoạt động cho vay ngang hàng.
Công ty hoạt động cho vay ngang hàng phải qua các thủ tục sau: - Phải được cấp giấy phép kinh doanh
- Phải có xác nhận và đăng ký với cơ quan quản lý địa phương nơi mà doanh nghiệp có trụ sở.
- Phải xin giấy phép kinh doanh viễn thơng từ cơ quan truyền thơng có thẩm quyền.
Chính phủ Trung Quốc cũng ban hành một loạt những chỉ thị chỉ đạo về tài chính trực tuyến (PBOC 2015a) nhằm khuyến khích sự phát triển của các dịch vụ
tài chính trực tuyến, khuyến khích sự đổi mới, hỗ trợ phát triển tài chính trực tuyến, đồng thời cũng quản lý chặt chẽ các hoạt động tài chính trực tuyến, theo dõi và đánh giá các mơ hình tài chính trực tuyến và đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro từ hoạt động này, như:
- “Biện pháp thi hành tạm thời hoạt động quản lý nghiệp vụ với hoạt động vay ngang hàng” để định hướng cho các cơ quan thông tin, truyền thông về chủ trương của chính phủ đối với hoạt động vay ngang hàng.
- “Các biện pháp tạm thời về quản lý thông tin vay ngang hàng giữa các bên trung gian” nêu rõ 12 việc mà các công ty vay ngang hàng không được làm, như: không được phép gửi tiền, cho vay, quảng cáo ngoại tuyến và quản lý các sản phẩm tài chính.
- “Các biện pháp tạm thời về quản lý thông tin vay ngang hàng giữa các bên trung gian” là công cụ đầu tiên được ban hành cho thị trường này, thiết lập chế độ điều tiết toàn diện và có hệ thống, gồm 47 điều khoản, chia làm 5 phần, điều chỉnh tất cả các vấn đề của lĩnh vực cho vay trực tuyến. Đồng thời có các chế tài về phạt hành chính và phạt tù kèm theo. Bao gồm các quy định về giới hạn phạm vi kinh doanh, hạn chế chức năng kinh doanh, hạn chế tìm kiếm và cung cấp thông tin cá nhân, hạn chế về khối lượng và giá trị giao dịch, như: số dư vay nợ của một cá nhân tại một nền tảng ứng dụng không vượt quá 200.000 nhân dân tệ (khoảng 30.000 USD), tổng dư nợ trên tất cả các nền tảng ứng dụng không vượt quá 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 150.000 USD). Số dư nợ của một công ty không vượt quá 1 triệu nhân dân tệ và tổng dư nợ không vượt quá 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 750.000 USD).
Chính sách chỉ đạo cũng chỉ định Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc (CBRC) làm cơ quan giám sát hoạt động cho vay ngang hàng toàn quốc.
Các nền tảng vay ngang hàng phải công bố các thông tin cơ bản về các dự án sử dụng vốn, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra, phải cung cấp dữ liệu về các hoạt động vay ngang hàng cho Trung tâm Đăng ký tín dụng Quốc gia (CRC) của Ngân hàng trung ương Trung Quốc như: giấy phép hoạt động kinh doanh, thông tin dự án
sử dụng vốn, số vốn vay, lãi suất và thời hạn vay, chi tiết người vay, đánh giá rủi ro, nợ xấu ...
Các doanh nghiệp cung ứng nền tảng vay ngang hàng phải ký quỹ đề phòng rủi ro vỡ nợ, nhằm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế.
Các địa phương quản lý cũng phải xây dựng các biện pháp đề phòng và giảm thiểu rủi ro từ hoạt động vay ngang hàng, đối thoại và tuyên truyền với các bên để nắm bắt và giải đáp kịp thời các thông tin và các yêu cầu của các bên. Lập các danh sách đen để cảnh báo cho nhà đầu tư biết để phòng tránh thiệt hại.
Cấm các công ty hoạt động vay ngang hàng hợp nhất quỹ của người cho vay, cấm phóng đại lãi suất, lợi nhuận, cấm phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư và bắt buộc phải để tiền của người cho vay tại ngân hàng.
Các nền tảng vay ngang hàng cũng phải tuân thủ các quy định của các luật khác trong ngành tài chính trực tuyến, tuân thủ các quy định của Luật Dân sự và Luật Hợp đồng, Luật hình sự ... của Trung Quốc.
Các biện pháp của Trung Quốc nhằm làm trong sạch thị trường cho vay, đảm bảo an ninh tiền tệ, bảo vệ nhà đầu tư, củng cố lòng tin của người dân đối với lĩnh vực này.
Kết quả của việc siết chặt quản lý:
Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vay ngang hàng đã giảm nhanh chóng, từ khoảng 3.500 doanh nghiệp vào năm 2015 xuống còn 2.500 doanh nghiệp năm 2016, còn 2.000 doanh nghiệp vào năm 2017 và hiện nay cịn rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, và các nền tảng này đang tìm hướng dịch chuyển ra nước ngồi, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển sang khu vực ASEAN.
Siết quản lý, kiểm soát hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một trong những lĩnh vực Fintech phát triển với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc, đây là hình thức thanh tốn phổ biến và ngày càng được ưa chuộng tại Trung Quốc.
Mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày như đi chợ, mua sắp tại siêu thị, vé tàu xe, đóng học phí ... đều được thanh tốn bằng ví điện tử. Các đơn vị cung cấp dịch vụ
cũng trang bị các thiết bị phục vụ cho khách hàng thanh tốn điện tử được nhanh chóng và dễ dàng.
Trung Quốc có số lượng dân hơn 1,4 tỷ người, trong đó hơn 770 triệu người sử dụng thanh toán điện tử, đây là cơ hội cho rất nhiều ví điện tử nhanh chóng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, như WechatPay, Alipay, Baidu Pay, ApplePay, và Samsung Pay, với số lượng người dùng vô cùng lớn. Trong số này, hai “gã khổng lồ” Wechat Pay và Alipay đang giữ thị phần chi phối trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Trung Quốc như: giúp chính phủ Trung Quốc cắt giảm 75% chi phí so với việc thanh tốn bằng tiền mặt. Thanh toán điện tử cũng giúp cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Trung Quốc phát triển. Đồng thời thanh toán điện tử cũng đem lại sự tiện lợi và an toàn cho khách hàng, tránh được những rủi ro, nguy cơ khi mang theo tiền mặt trong người.
Tuy nhiên, thanh toán điện tử cũng mang lại những lo lắng cho chính phủ Trung Quốc về an ninh tài chính và bảo mật thơng tin cá nhân.
Với số lượng người dùng vô cùng lớn, các doanh nghiệp sở hữu các ví điện tử như Wechat Pay của Tập đồn Tencent (chiếm 39% thị phần thanh tốn di động) và Alipay của Tập đồn Alibaba (chiếm 55% thị phần thanh tốn di động), quyền lực trong ngành tài chính của hai tập đồn là vơ cùng lớn, kéo theo nguy cơ mất an ninh tài chính kèm theo nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng và gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế Trung Quốc, làm ảnh hưởng tới giá trị của đồng Nhân dân tệ (đồng tiền Trung Quốc). Lợi dụng sự thống lĩnh thị trường để loại trừ đối thủ cạnh tranh, gây tổn hại đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng và nguy cơ hoạt động rửa tiền.
Nhận thấy những nguy cơ đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách và các biện pháp để quản lý chặt việc thanh toán điện tử và làm giảm sự chi phối của các tập đồn lớn như Alibaba và cơng ty con của Alibaba là cơng ty tài chính Ant Group.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc buộc Ant Group của tập đoàn Alibaba phải điều chỉnh các mảng kinh doanh trong lĩnh vực Fintech như quản lý tài sản, bảo hiểm hay vay tiêu dùng, đồng thời yêu cầu công ty này phải tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực thanh tốn điện tử, nếu khơng sẽ bị cắt bỏ chức năng kinh doang thanh toán điện tử. Việc kiểm soát và buộc Ant Group điều chỉnh kinh doanh là do công ty này ngày càng lớn mạnh hơn do lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng yêu cầu các tập đoàn khác như Tập đoàn Tencent điều chỉnh kinh doanh, điều chỉnh quản trị doanh nghiệp.
Bên canh đó, Trung Quốc cũng cho phép các tập đồn lớn như Alibaba hay Tencent thúc đẩy đổi mới công nghệ, nhưng phải theo nguyên tắc: đặt tất cả các hoạt động thanh toán dưới sự giám sát của của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và phải phù hợp với pháp luật Trung Quốc, đồng thời các tập đồn này khơng được phép lấn sân sang tài chính ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng và tài sản khách hàng.
Để hỗ trợ đổi mới và phát triển công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, PBOC đã ban hành Kế hoạch phát triển fintech (2019 - 2021) vào năm 2019, qua đó hồn thành phần lớn khung quy định fintech của Trung Quốc. Kế hoạch này nhằm mục đích: Tạo ra bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện, khoa học, có thể định lượng được sự phát triển và tối ưu hóa cơng nghệ tài chính ở Trung Quốc; tăng cường kiểm soát rủi ro, bao gồm cả việc cung cấp cơ chế cảnh báo sớm về rủi ro tài chính chéo ngành và thị trường; điều chỉnh một cách thận trọng hoạt động kinh doanh fintech để bảo đảm các rủi ro như bảo mật thông tin, bảo mật giao dịch và tính liên tục của hoạt động kinh doanh được kiểm soát...
Tiếp theo Kế hoạch phát triển fintech, PBOC đã đưa ra sáng kiến nhằm thúc đẩy một môi trường an tồn cho đổi mới fintech, nhằm mục đích chuyển đổi việc tuân thủ quy định tài chính từ thích ứng sang chủ động. Các dự án thử nghiệm fintech (sandbox) đã được khởi động vào tháng 12.2019 tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hàng Châu, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Tô Châu… và đang phát triển nhanh chóng.
Vào tháng 4.2020, PBOC ban hành đánh giá về hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macao, trong đó đề xuất cơ chế “nghiên cứu và thiết lập dự án thử nghiệm sandbox về quy định đổi mới tài
chính xuyên biên giới”. Đây là lần đầu tiên khái niệm “quy định về sandbox” được sử dụng trực tiếp trong một văn bản ở cấp quản lý tài chính quốc gia.
Đưa ra nhiều qui định mới để thắt chặt tiền ảo
Mặc dù không được cấp phép, nhưng sàn tiền ảo tại Trung Quốc vẫn phát triển manh mẽ, huy động được nguồn vốn dồi dào của người dân Trung Quốc. Nhận định sự phát triển của tiền ảo và sự đầu tư ào ạt vào tiền ảo bitcoin đã xâm phạm vào sự an toàn tài sản của người dân, phá vỡ trật tự kinh tế tài chính trong nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã có các biện pháp nhằm quản lý chặt tiền ảo.
Trung Quốc không chấp nhận bất cứ loại tiền ảo nào và không cung cấp các dịch vụ về tiền ảo. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm các doanh nghiệp tài chính khơng được chấp nhận tiền ảo, hoặc sử dụng tiền ảo như phương tiện thanh toán và thanh khoản. Các tổ chức tài chính tại Trung Quốc cũng khơng được đổi từ tiền ảo sang đồng Nhân dân tệ, cũng như đổi sang các loại ngoại tệ khác.
Hiệp hội Tài chính mạng quốc gia Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Thanh khoản và Thanh toán Trung Quốc bao gồm các thành viên là các ngân hàng và các doanh nghiệp Fintech cũng chỉ đạo hội viên trong hội mình khơng được cung cấp bất kỳ một dịch vụ nào có liên quan đến tiền ảo như đăng ký mở tài khoản, giao dịch ...
Trung Quốc cũng cấm các hoạt động khác liên quan đến tiền ảo như tiết kiệm bằng tiền ảo, dự phòng rủi ro bằng tiền ảo, đầu tư, ký quỹ hay tín thác bằng tiền ảo.