Về các BIT Việt Nam kí kết có điều khoản phát triển bền vững

Một phần của tài liệu ĐINH TRỌNG NHÂN_LKT4A_820086_08.2022 (Trang 83 - 85)

2.2. Tổng quan về các BIT của Việt Nam

2.2.2.1 Về các BIT Việt Nam kí kết có điều khoản phát triển bền vững

- BIT Việt Nam – Nhật Bản 2003

Trong BIT Việt Nam – Nhật Bản, nội dung về phát triển bền vững được lồng ghép trong Tuyên bố chung, cụ thể như sau “Thừa nhận rằng các mục tiêu này có thể

đạt được mà khơng cần áp dụng các biện pháp chung về sức khỏe, an tồn và mơi trường;”. Có thể thấy nội dung này được kết cấu với nội dung giống với mới một điều

khoản ngoại lệ, tuy nhiên, khi kết cấu nội dung này trong phần Tuyên bố chung, nội dung này sẽ không đi kèm trách nhiệm pháp lý ràng buộc với các bên134. Xét theo cách phân loại nhóm – phân nhóm, nội dung này thuộc nhóm chính GEN, phân nhóm DEC: do đó, nội dung này mang tính tun bố, khơng có tính bắt buộc đối với các bên kí kết.

Nội dung về ngoại lệ liên quan đến phát triển bền vững được quy định tại điểm c Điều 15.1, cụ thể cho phép các bên thực hiện các hành động cần thiết “để bảo vệ

sức khỏe hoặc đời sống của con người, động vật và thực vật”, và “bất kì hành động cần thiết nào để duy trì an ninh cơng cộng. Ngoại lệ về an ninh công cộng chỉ được

134 Ngoại lệ được quy định tại Điều 6.7 Hiệp định, tuy nhiên chỉ bao gồm các trường hợp ngoại lệ về “tài chính, kinh tế, và cơng nghiệp”. Có thể thấy rõ các trường hợp ngoại lệ liên quan đến môi trường, sức khỏe con người … chưa được bao gồm trong nội dung này.

thừa nhận trong trường hợp một mối đe dọa thực sự và đủ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của xã hội”. Xét theo cách phân loại nhóm – phân nhóm đã

trình bày ở trên, nội dung này đồng thời thuộc nhiều nhóm – phân nhóm: nhóm chính ENV (các điều khoản phát triển bền vững về mơi trường) – phân nhóm CON (tuyên bố) và EXP (ngoại lệ), nhóm chính LHR (các nội dung về quyền con người) – phân nhóm CON (tuyên bố) và EXP (ngoại lệ) và nhóm NES (điều khoản về an ninh quốc gia) – phân nhóm EXP (ngoại lệ). Có thể thấy các nội dung này đều không thuộc phân nhóm quy định các trách nhiệm bắt buộc, mà chỉ có tính tun bố cũng như các quy định ngoại lệ.

- BIT Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ 2014

Giống với BIT Việt Nam – Nhật Bản, BIT Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ có nội dung về cam kết các bên trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững trong phần tuyên bố chung của Hiệp định, cụ thể như sau “[Các bên] Tin rằng các mục đích trên

có thể đạt được mà không cần nới lỏng các biện pháp về sức khỏe, an tồn và mơi trường được áp dụng chung”. Giống với BIT Việt Nam – Nhật Bản cũng như mọi

BIT khác, cam kết của các bên trong phần tuyên bố chung chỉ mang tính chất thiện chí, khơng có ràng buộc pháp lý hay cam kết thực thi. Tương tự với BIT Việt Nam – Nhật Bản, nội dung này thuộc nhóm chính GEN, phân nhóm DEC, chỉ có tính chất tun bố với các bên kí kết..

Khi đi vào nội dung của BIT, do được kí kết khá lâu sau BIT Việt Nam – Nhật Bản, BIT Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ đã tích hợp được những quy định cụ thể hơn về nội dung phát triển bền vững. Các quy định này khá tương đồng với các nội dung phát triển bền vững trong các FTA mà Việt Nam ký kết trong thời gian này, và cả những FTA được kí kết tính đến thời điểm hiện tại. Cụ thể, Điều 4 Hiệp định đã quy định ngoại lệ cho phép bên ký kết được quyền ban hành, duy trì và thi hành các biện pháp cần thiết trên cơ sở khơng phân biệt đối xử vì mục tiêu

“a) Tạo ra và áp dụng để bảo vệ cuộc sống con người, động vật hoặc thực vật

hoặc sức khỏe hoặc môi trường;

là sinh vật hay phi sinh vật;

c) áp dụng nhằm mục đích bảo vệ bảo vật quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ.”

So với quy định tương đương tại Điều 15.1 BIT Việt Nam – Nhật Bản, BIT Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ đã quy định cụ thể hơn, mở rộng phạm vi áp dụng lên cả “tài nguyên thiên nhiên” cũng như “bảo vật quốc gia”. Việc quy định cụ thể như vậy sẽ giúp gia tăng quyền lực của nhà nước trong việc đưa ra các chính sách phù hợp. Quy định này thuộc nhóm chính ENV giống với quy định tại BIT Việt Nam – Nhật Bản, nhưng thuộc phân nhóm CON do yêu cầu trách nhiệm cam kết cao hơn của các bên kí kết. Điều này thể hiện mức độ cam kết sâu hơn so với BIT Việt Nam – Nhật Bản.

Một phần của tài liệu ĐINH TRỌNG NHÂN_LKT4A_820086_08.2022 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)