Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐINH TRỌNG NHÂN_LKT4A_820086_08.2022 (Trang 98 - 101)

Tranh chấp đầu tư là vấn đề khơng cịn mới với Chính phủ Việt Nam trong những năm qua. Bản thân Chính phủ Việt Nam không muốn xảy ra các tranh chấp, và ln nỗ lực để phịng ngừa các vụ kiện. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, việc ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư dù góp phần nâng cao tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ khi cho rằng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước đã vi phạm cam kết bảo hộ đầu tư.

Mặc dù không mong muốn, nhưng khi nhà đầu tư khởi kiện, Chính phủ buộc phải tham gia vào các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam. Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận các quy định về giải quyết tranh chấp, cụ thể là Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 cho phép giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ theo quy định của điều ước quốc tế144, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) số 64/2020/QH14 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư cũng cho phép giải quyết tranh chấp trong hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) giữa nhà

144 Khoản 1 Điều 14 quy định:

“Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hịa giải. Trường hợp khơng thương lượng, hịa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Tòa án Việt Nam; b) Trọng tài Việt Nam; c) Trọng tài nước ngoài; d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thơng qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tịa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

đầu tư nước ngồi và cơ quan có thẩm quyền tại một hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận (bao gồm cả trọng tài quốc tế)145. Nếu Việt Nam khơng tham gia vụ kiện có nghĩa Việt Nam đã từ bỏ quyền tự bảo vệ của mình và Hội đồng Trọng tài sẽ vẫn được thành lập và ra phán quyết về vụ kiện căn cứ theo yêu cầu và chứng cứ do các nguyên đơn cung cấp. Trong thời gian qua, số lượng các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế trong đó nhà đầu tư nước ngồi kiện Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, đến nay số lượng các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế trong đó Chính phủ, cơ quan nhà nước là bị đơn đã đến con số hàng chục và đang có xu hướng tăng lên. Chính phủ cũng nhận được rất nhiều vụ việc nhà đầu tư gửi Thông báo ý định khởi kiện theo các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Các tranh chấp này phát sinh chủ yếu ở một số lĩnh vực như (i) đăng ký doanh nghiệp; (ii) giao đất và thu hồi đất; (iii) thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; (iv) các nội dung liên quan đến q trình thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực cấp phép xây dựng, khai khoáng… Việc khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài thường được thực hiện trên cơ sở các cam kết về đầu tư của Việt Nam, thường tập trung vào các cam kết như: nghĩa vụ đối xử quốc gia (NT); đối xử tối huệ quốc (MFN); đối xử công bằng và thỏa đáng (FET); bảo hộ an toàn và đầy đủ (FSP); tước

145 Điều 97, Luật số 64/2020/QH14 quy định như sau

“1. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án PPP với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện dự án được giải quyết thơng qua thương lượng, hịa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.

2. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư trong nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư trong nước thành lập; tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước; tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước hoặc doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư trong nước thành lập với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tại Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.

3. Tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư nước ngoài thành lập được giải quyết tại Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thanh viên có quy định khác.

4. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài; tranh chấp giữa nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án PPP với tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết tại một trong các cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Trọng tài Việt Nam; b) Tòa án Việt Nam; c) Trọng tài nước ngoài; d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

5. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài theo quy định tại hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng liên quan là tranh chấp thương mại. Phán quyết của Trọng tài nước ngồi được cơng nhận và thi hành theo quy định của pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.”

quyền sở hữu (expropriation) trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tài sản của nhà đầu tư. Với tư cách là một người có nhiều kinh nghiệm tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế về thương mại và đầu tư, tác giả cho rằng nguyên nhân chính của việc các khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngồi nhắm vào chính phủ Việt Nam đang ngày một tăng lên chủ yếu nằm ở quá trình soạn thảo các điều ước. Cho đến nay, ta vẫn chưa có một cách tiếp cận hợp lý đối với việc cân bằng giữa hai mục tiêu đề ra khi ký kết một hiệp định đầu tư: theo đuổi các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, các mục tiêu phát triển bền vững thường bị xem nhẹ trong q trình soạn thảo, với lí do các mục tiêu này được hưởng lợi ít nhất từ các khoản đầu tư, và cũng là đối tượng gây phát sinh thêm chi phí cho các nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, khâu thực thi Hiệp định của ta hiện nay, bao gồm việc nội luật hóa các quy định pháp lý trong nước còn chưa hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trung ương còn nhiều bất cập, quy trình phối hợp giữa các cơ quan cịn phức tạp, cồng kềnh. Hơn nữa, việc thiếu vắng một đội ngũ luật sư bảo vệ lợi ích cơng cộng khiến gánh nặng bảo vệ quyền lợi của nhà nước tập trung lên các cơ quan quản lý nhà nước trong bối cảnh đây là công việc mang nặng tính chun mơn, khơng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này. Do đó, trong khn khổ nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp tập trung vào giai đoạn soạn thảo, đàm phán, kí kết và thực thi các hiệp định đầu tư song phương nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh tranh chấp về đầu tư cũng như tăng cường khả năng thắng kiện của Chính phủ trong các tranh chấp này.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT, THỰC THI CÁC ĐIỀU KHOẢN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG

CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu của Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết BIT với điều khoản phát triển bền vững

Một phần của tài liệu ĐINH TRỌNG NHÂN_LKT4A_820086_08.2022 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)