Nội dung pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Nội dung pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất

1.3.1. Quy định về chủ thể quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển QSDĐ theo quy định của Luật đất đai này, gồm:

-Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dịng họ.

- Cơ sở tơn giáo. - Tổ chức nước ngoài.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

1.3.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất.

Người thừa kế phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế do người chết để lại di sản. Quyền hưởng di sản và thực hiện quyền hưởng di sản có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc nào kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, trường hợp di sản chưa được chia, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người thừa kế sẽ do những người thừa kế thỏa thuận trong phạm vi di sản mà người chết để lại và được tất cả những người hưởng di sản thực hiện. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Nếu người thừa kế là tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Theo cách hiểu tại khoản 4 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015: Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Quy định này thể hiện sự bình đẳng của các chủ thể trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật về thừa kế. Người thừa kế là cá nhân, pháp nhân, các cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác đều là người có quyền được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại thì đồng thời với quyền này là phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, kể cả Nhà nước. Những chủ thể này cũng chỉ

thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết trong phạm vi di sản mà họ được hưởng theo Di chúc. Tuy nhiên người thừa kế có quyền từ chối là quyền định đoạt của người hưởng di sản thừa kế nhưng không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đổi với người khác. Người hưởng thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế để thanh toán khoản nợ mà người để lại thừa kế chưa thực hiện thì người nhận thừa kế khơng được quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Thủ tục từ chối nhận di sản phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.3.3. Quy định về thừa kế theo di chúc

Theo quy định tại Điều 624 BL di sản năm 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương, là sự bày tỏ ý chí của một người khi cịn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển tồn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. Sự thể hiện ý chí này được thể hiện, hoặc bằng giấy tờ (di chúc viết hay chúc thư), hoặc bằng lời nói miệng (di chúc miệng), thường là lời dặn dò, lời trăn trối khi sức khoẻ của người để lại di chúc đã yếu. Hành vi bày tỏ ý chí này bằng giấy tờ hoặc lời nói miệng nói là lập di chúc.

Di chúc là một loại giao dịch có đặc điểm là được hình thành trước thời điểm có hiệu lực thường là khá lâu. Vì vậy, người lập di chúc có quyền thay đổi, và di chúc hợp pháp được lập sau cùng là di chúc có hiệu lực thi hành. Cũng do việc lập di chúc trước thời điểm mở thừa kế nên pháp luật để đối chiếu xác định di chúc hợp pháp phải là pháp luật ở thời điểm lập di chúc chứ không phải pháp luật ở thời điểm mở thừa kế.

1.3.4. Quy định về thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện, trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Nếu như thừa kế theo di chúc, người thừa kế có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức, không phải là người trong cùng một gia đình, dịng tộc có mối quan hệ hơn nhân, huyết thống, ni dưỡng, thì người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải có một trong các mối quan hệ sau với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Những người

được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản của người chết, thực hiện nghĩa vụ của người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: phần di sản không được định đoạt trong di chúc, phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Khi xác định người thừa kế, căn cứ vào quy định Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về hàng thừa kế, gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hàng thừa kế sau được hưởng thừa kế khi khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước.

1.3.5. Quy định giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Tồ án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật từ đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thừa kế, Toà án cần tuân thủ theo quy định chung của pháp luật theo quy định cơ bản sau:

-Việc giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ phải hướng đến bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ thừa kế cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba liên quan tới quan hệ thừa kế, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là những vấn đề trung tâm, là điểm quan trọng mấu chốt trong việc xác định họ có quyền khởi kiện u cầu Tồ án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra xâm phạm hoặc tranh chấp. Chính vì vậy, khi các thoả thuận chung đó khơng đạt được đã dẫn đến mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các chủ thể tham gia.

Khuyến khích các bên tự thương lượng, hoà giải để giải quyết tranh chấp. Thương lượng, hoà giải là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người trên cở sở đạo đức xã hội và nền tảng pháp luật. Bởi vậy, thương lượng và hồ giải góp phần giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ việc dân sự nói chung và vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐ nói riêng, là phương thức giúp tiết kiệm thời gian, công sức, giữ gìn đồn kết giữa các thành viên, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền, tiết kiệm thời gian kinh phí cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)