7. Kết cấu của luận văn
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh
2.2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
* Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đơng Bắc Bộ Việt Nam, có vị trí ở địa đầu Đơng Bắc Việt Nam, lãnh thổ trải theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Quảng Ninh nằm cách thủ đơ Hà Nội 125km về phía Đơng; phía Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc; phía Đơng và Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phịng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hịn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có: vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển và vùng biển, hải đảo.
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào (611.081,3ha). Trong đó: 10% là đất nơng nghiệp, đất có rừng chiếm 38%, 43,8% là diện tích chưa sử dụng tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243,833,2ha chiếm 38% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh. Trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, cịn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng nông nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mơ lớn.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2017 và 2018, Quảnh Ninh là tỉnh liên tục 2 lần có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ nhất ở Việt Nam.
Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5110USD (gấp hơn gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 7 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 4 toàn quốc; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 67.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như : than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
Quảng Ninh là địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển hoạt động thương mại dịch vụ, nhất là thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ngành dịch vụ thương mại ngày càng đóng vai trị quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thương mại đã đạt trung bình trên 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2020, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ đã đạt 27.610 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 72.691 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Những năm gần đầy, Quảng Ninh đang nỗ lực tạo bước phát triển đột phá để trở thành tỉnh đi đầu trong cả nước về đổi mới mơ hình tăng trưởng, chuyển đổi phương
thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Hàng loạt các dự án trọng điểm, các giải pháp sáng tạo trong điều hành đã và đang được triển khai tạo động lực quan trọng giúp Quảng Ninh bứt phá trong phát triển tồn diện và hình thành ngành dịch vụ chuyên nghiệp, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Theo đó, thương mại nội địa đã có bước phát triển mạnh về chất và được mở rộng ở cả ba khu vực: thành thị, nông thôn, miền núi.
Tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 04 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, ng Bí), 02 thị xã (Đơng Triều, Quảng Yên) và 7 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất Việt Nam. Tỷ lệ đơ thị hóa của tỉnh đến năm 2022 đạt 68,5% và là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất cả nước, chỉ sau Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ.
Năm 2021, dân số tỉnh Quảng Ninh đạt 1.234.800 người, với diện tích 6.178,2km2 thì mật độ dân số là 214 người/km2. Trong đó dân số tại thành thị là 853.700 người, chiếm 64,4% dân số toàn tỉnh. Quảng Ninh hiện là một trong số các địa phương có mức độ đơ thị hóa cao nhất Việt Nam, vượt xa cả thủ đô Hà Nội (Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh).