7. Kết cấu của luận văn
2.1 Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
2.1.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thừa kế
quyền sử dụng đất
Một chủ thể để trở thành Người SDĐ phải được nhà nước trao QSDĐ thơng qua hình thức giao đất, cho th đất, công nhận QSDĐ.... Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và Người SDĐ, Người SDĐ mặc nhiên phải thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước cùng với đó là Người SDĐ sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định từ phía Nhà nước cho phép nhằm khơng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể SDĐ khác. Các bên trong quan hệ thừa kế QSDĐ cũng vậy, họ cũng là Người SDĐ nên họ được hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ chung của Người SDĐ như:
Quyền được cấp GCN QSDĐ, quyền được hưởng hoa lợi, lợi tức, quyền được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật; quyền được khiếu nại về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Nhìn chung, đây là quyền của người SDĐ đối với Nhà nước, pháp luật đất đai đã có những chế định riêng nhằm quy định về việc cấp GCN QSDĐ, về bồi thường, về khiếu nại, tố cáo... đảm bảo cho việc bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, của Người SDĐ. Tuy nhiên ngồi quyền thì Nhà nước quy định về người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, thực hiện việc kê khai đăng kí đất đai theo quy định; thủ tục pháp lý khi thừa kế QSDĐ, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn SDĐ mà khơng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng....