Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh

2.2.3 Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử

dụng đất tại tỉnh Quảng Ninh

2.2.3.1 Đánh giá tồn tại các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

Bên cạnh những mặt tích cực, pháp luật về thừa kế QSDĐ cịn có một số hạn chế, bất cập chủ yếu sau đây:

Một là, pháp luật đất đai hiện hành và các lĩnh vực pháp luật có liên quan

dường như chưa xác định rõ phần đất của vợ chồng trong diện tích đất giao cho HGĐ sử dụng. Hậu quả là khi giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ trong trường hợp vợ hoặc chồng chết, Tòa án gặp lúng túng, vướng mắc.

Hai là, tồn tại sự chưa thống nhất trong các quy định về thừa kế nhà đất theo

quy định BLDS năm 2015 và LĐĐ năm 2013. Như phần nêu trên đã đề cập, nhà ở cơng trình kiến trúc khác được xây dựng trên đất và gắn liền với đất thành một khối tài sản không thể tách rời. Tuy nhiên, việc thừa kế QSDĐ không chỉ tuân thủ các quy định về thừa kế của BLDS năm 2015 mà còn đáp ứng điều kiện quy định tại

khoản 1 Điều 188 của LĐĐ năm 2013, cụ thể: a) Có GCN, trừ khi quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất khơng có tranh chấp; c) QSDĐ không bị kê biên để bảo đảo thi hành án; d) Trong thời hạn SDĐ”. Trong khi đó, việc thừa kế nhà ở, cơng trình kiến trúc khác xây dựng trên đất không phải tuân thủ điều kiện này. Sự bất tương thích về điều kiện thừa kế QSDĐ và tài sản trên đất giữa BLDS năm 2015 và LĐĐ năm 2013 gây vướng mắc cho Tòa án khi giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất.

Ba là, LĐĐ năm 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, sang nhượng cho thuê lại,

cho thuê, thừa kế, thế chấp QSDĐ, góp vốn bằng QSDĐ phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính” (khoản 3, Điều 188). Trong khi đó, pháp luật dân sự lại khơng quy định việc thừa kế đối với nhà ở và các tài sản khác trên đất phải bắt buộc đăng ký quyền sở hữu tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, sự khơng tương thích về vấn đề này giữa BLDS năm 2015 và LĐĐ năm 2013 khơng chỉ gây vướng mắc cho Tịa án khi giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất,….

2.2.3.2 Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh.

* Kết quả đạt được:

Thứ nhất, về ý nghĩa của việc nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật về

thừa kế QSDĐ của lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh.

Xuất phát từ nhận thức việc áp dụng đúng pháp luật về thừa kế QSDĐ sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân đối với tài sản, lãnh đạo Tịa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh đã quá triệt và triển khai xây dựng, thực hiện thường xuyên các lớp bồi dưỡng về nâng cao trình độ, sự hiểu biết pháp luật đất đai, pháp luật về thừa kế, kỹ năng, nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký tịa. Bên cạnh đó, Tịa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh còn cử cán bộ tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai, pháp luật dân sự,… do UBND các cấp tổ chức. Thông qua các hoạt động này, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết pháp luật của cán bộ, thẩm

phán, thư ký tòa được nâng cao góp phần tăng cường hiệu quả xét xử các vụ án nói chung và vụ việc tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói riêng.

Thứ hai, về cơ bản Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng

đúng các quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐ. Trong quá trình thụ lý giải quyết hồ sơ vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐ, thẩm phán chủ động tham vấn ý kiến của phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, UBND xã, thị trấn trực tiếp quản lý thửa đất chia thừa kế cũng như tham vấn về chuyên mơn của Tịa án nhân dân. Vì vậy, phần lớn các bản án được Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh luôn nhận được sự đồng thuận của người dân nói chung và các bên đương sự nói riêng.

Thứ ba, cơng tác truyền thơng, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung

và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện, thị đến xã phường quan tâm thực hiện. Thông qua công tác này, phần lớn người dân trên địa bàn từ huyện đến xã quan tâm thực hiện. Thông qua công tác này, phần lớn người dân trên địa bàn huyện đã hiểu và nắm được những nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ, điều kiện, nội dung trình tự, thủ tục thực hiện quyền thừa kế QSDĐ,… Điều này góp phần tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ tại tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh.

Thứ tư, các tranh chấp về thừa kế QSDĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của

Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật. Cụ thể:

Những tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói chung và tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh được thực hiện nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật. Theo số liệu báo cáo nêu trên của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, hàng năm các vụ việc tranh chấp dân sự được giải quyết chiếm tỷ lệ 81,79% (năm 2020) và 82,43% (năm 2021), các bản án bị hủy, bị sửa chiếm tỷ lệ thấp,…

* Một số hạn chế, tồn tại:

Thứ nhất, công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho HGĐ, cá nhân nhằm xác

lập cơ sở pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền do pháp luật đất đai quy định thực hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.

Theo báo cáo của Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Quảng Ninh tính đến nay vẫn chưa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các HGĐ, cá nhân trên địa bàn. Điều này gây khơng ít khó khăn, trở ngại cho việc áp dụng pháp luật về việc xử lí tranh chấp thừa kế QSDĐ tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh. Bởi lẽ, do chưa được cấp GCN QSDĐ nên người dân khơng có cơ sở pháp luật để thực hiện các QSDĐ nói chung và quyền thừa kế QSDĐ nói riêng mà pháp luật quy định. Vì vậy, trên thực tế có một số trường hợp người sử dụng đất khi chết để thừa kế QSDĐ bằng giấy tờ viết tay không theo đúng quy định của pháp luật, nên khi phát sinh tranh chấp về quyền thừa kế, việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.

Mặt khác, cũng do một số trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp GCN QSDĐ nên công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền thiếu chặt chẽ và hiệu quả. Đặc biệt khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai nói chung và tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói riêng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào tình trạng “tiến thối lưỡng nan” rất khó giải quyết.

Thứ hai, khoản 4 Điều 98 LĐĐ năm 2013 quy định QSDĐ, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trừ trường hợp chồng và vợ có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tài sản chung của vợ và chồng mà GCN đã cấp thì ghi họ tên cả vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ tên chồng nếu có yêu cầu”. Tuy nhiên, các quy định trước đây vấn đề này không bắt buộc việc cấp GCN QSDĐ trong trường hợp QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng phải ghi tên cả hai vợ chồng.

Thực tế ở tỉnh Quảng Ninh, việc cấp GCN QSDĐ trong trường hợp này ghi tên chủ HGĐ (thông thường nam giới là chủ hộ).Vì vậy, người chồng có vai trị quyết định trong việc để thừa kế QSDĐ, cịn người vợ dường như khơng có tiếng nói đối với việc thừa kế QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng. Trong một số trường hợp khi người chồng chết, gia đình bên chồng địi quyền thừa kế QSDĐ và không cho người vợ thừa kế. Do đó khơng có tên trong GCN QSDĐ, người vợ thường ở vị trí yếu thế hoặc đuối lí trong cuộc chiến pháp luật về chia thừa kế QSDĐ với gia đình nhà chồng.

Thứ ba, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thừa kế

QSDĐ nói riêng của người dân cịn thấp cũng gây khó khăn cho việc thực thi các quy định về thừa kế QSDĐ điều này thể hiện:

Một là, khi sử dụng đất hoặc khi nhận sang nhượng QSDĐ, người dân không làm thủ tục đăng ký đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất, nên không đủ cơ sở pháp lý để nhà nước cấp GCN QSDĐ cho họ. Do vậy, người sử dụng đất không đủ điều kiện để thực hiện thừa kế QSDĐ.

Hai là, trong nhiều trường hợp, do nhận thức giản đơn của người dân (đặc biệt là người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống) nên việc thực hiện thừa kế QSDĐ khơng theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Di chúc được lập bằng giấy tờ viết tay khơng có người làm chứng, khơng có cơng chứng của cơ quan cơng chứng hay chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất. Khi tranh chấp về thừa kế QSDĐ phát sinh rất khó giải quyết, đặc biệt trong trường hợp nội dung di chúc có thể tẩy xóa hoặc các đương sự xuất tinh nhiều bản di chúc được lập tại cùng một thời điểm.

Thứ tư, cho dù đã có nhiều cố gắng trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nên

chất lượng nguồn nhân lực như hiện nay, một bộ phận cán bộ cơng tác tại Tịa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh có sự hiểu biết pháp luật về đất đai và trình độ chun mơn cịn chưa đồng đều. Do vậy, trên thực tế việc áp dụng các quy định của pháp luật trong việc xử lí tranh chấp về thừa kế QSDĐ cịn có sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng công tác xét xử.

Thứ năm, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và

pháp luật về thừa kế QSDĐ nói riêng tuy có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như việc tiến hành chưa thường xuyên, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền con thấp, phương thức tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn… Hậu quả là một bộ phận nhân dân (đặc biệt ở khu vực nơng thơn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) chưa nhận thức được việc tuân thủ các quy định của pháp luật khi thực hiện thừa kế QSDĐ. Họ hành xử mang nặng cảm tình, bản năng, thậm chí vi phạm pháp luật khi giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn về thừa kế QSDĐ.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ nhằm xác lập cơ sở pháp lý để

người SDĐ thực hiện các QSDĐ nói chung và quyền thừa kế QSDĐ nói riêng tiến hành chậm là do: 1) Lực lượng cán bộ làm cơng tác quản lý đất đi cịn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng đều về trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở cấp xã; 2) Sự phối hợp giữa một số phòng, ban, UBND cấp xã với phịng tài ngun và mơi trường trong việc đo vẽ, lập hồ sơ địa chính làm căn cứ để UBND tỉnh Quảng Ninh cấp GCN QSDĐ còn chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp; 3) Công tác đo đạc, xây dựng phương án lập hồ sơ cấp GCN QSDĐ chưa đủ có kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất để thực hiện. Mặt khác, thực tế có rất nhiều trường hợp khơng thu được tiền của dân nên khơng có đủ kinh phí để hồn thiện hồ sơ địa chính nhiều xã trước đây đã bán đất hoặc giao đất trái thẩm quyền nên khi lập phương án đo vẽ, xây dựng hồ sơ địa chính sợ bị phát hiện, xử lý nên tìm cách đùn đẩy, né tránh.

Thứ hai, cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao

trình độ hiểu biết cho người dân về các quy định về thừa kế QSDĐ còn bị lộ một số tồn tại, hạn chế là do một số nguyên nhân cơ bản sau: 1) Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cịn yếu về năng lực, trình độ chun mơn, đặc biệt nhiều báo cáo viên ở cấp cơ sở chưa được đào tạo về kiến thức pháp luật. Họ thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân hoặc qua việc tự nghiên cứu; 2) Việc phân bổ kinh phí cho cơng tác phổ biến, giáo dục

pháp luật, thực hiện tản mát, không tập trung theo đầu mối thống nhất. Các xã, thị trấn đều sử dung kinh phí trích từ nguồn ngân sách của đơn vị để thực hiện. Do sự hạn chế về kinh phí nên việc chuẩn bị tài liệu, xây dựng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng cịn sơ sài, nghèo nàn, hình thức tuyên truyền đơn điệu không hấp dẫn người dân thamgia.

Thứ ba, một số nội dung quy định về thừa kế QSDĐ của LĐĐ 2013 không

nhất quán với các quy định được ban hành trước đây như LĐĐ năm 1993 quy định việc cấp GCN QSDĐ đối với trường hợp QSDĐ là tài sản chung của cả vợ chồng không bắt buộc phải ghi cả họ tên chồng và vợ mà chỉ ghi tên người đại diện của vợ chồng LĐĐ năm 2013, LĐĐ năm 2013 ra đời quy định việc cấp GCN QSDĐ trong trường hợp này phải ghi họ tên chồng và vợ. Chính vì vậy khi triển khai thực hiện thì các quy định này ít nhiều gặp khó khăn, trở ngại. Đặc biệt trong trường hợp giải quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng.

Thứ tư, trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán

bộ, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa trong thực hiện pháp luật về thừa kế QSDĐ của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh chưa đồng đều, thậm chí có một bộ phận cán bộ thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án tranh chấp về thừa kế QSDĐ, năng lực và trình độ chun mơn cịn yếu,…

Tiểu kết Chương 2

Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực trạng pháp luật về thừa kế QSDĐ và đánh giá thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh trong Chương 2, luận văn rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

Thừa kế QSDĐ là một dạng cụ thể của thừa kế tài sản do đó, nó chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai. Trong đó, pháp luật đất đai quy định đối tượng được để thừa kế QSDĐ, điều kiện để thừa kế QSDĐ, đăng ký đất đai và cấp GCN QSDĐ sau khi nhận thừa kế QSDĐ, các trường hợp được để thừa kế

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)