Quy định về chủ thể thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

2.1.1 Quy định về chủ thể thừa kế quyền sử dụng đất

QSDĐ - chủ thể thừa kế QSDĐ: QSDĐ được hiểu là khả năng pháp lý do pháp luật quy định cho người SDĐ để giúp chủ thể này thỏa mãn tối đa các lợi ích của mình, q trình khai thác cơng dụng của đất và hưởng lợi nhuận từ việc SDĐ.

LĐĐ 2003 quy định đất có giá trị và QSDĐ có giá trị là quyền tài sản cho phép người có QSDĐ được lưu thơng QSDĐ như: lưu thơng một tài sản của mình; cho nên trong quan hệ thừa kế QSDĐ thì QSDĐ là chủ thể của thừa kế QSDĐ vừa mang giá trị tài sản, vừa mang giá trị của quyền tài sản, hay nói cách khác, QSDĐ đồng nhất với đất đai. Tuy nhiên, không phải QSDĐ nào cũng là chủ thể của quyền thừa kế QSDĐ. LĐĐ 2013 quy định rõ điều kiện QSDĐ để người SDĐ thực hiện quyền thừa kế QSDĐ và QSDĐ phải được Nhà nước cho phép thừa kế QSDĐ, không thuộc trường hợp cấm thừa kế QSDĐ. Cụ thể khoản 1, điều 188 LĐĐ 2013 quy định:

Người SDĐ thực hiện các quyền sang nhượng, chuyển đổi, cho thuê hoặc cho thuê lại, thừa kế, thừa kế QSDĐ, thế chấp QSDĐ; góp vốn bằng QSDĐ khi có các điều kiện sau đây: Có GCN, trừ trường hợp đất khơng có tranh chấp, quyền sử dụng đất khơng bị kê biên thi hành án và đất còn trong thời hạn sử dụng.

Như vậy, LĐĐ 2013 đã quy định rõ điều kiện để người sử dụng đất có thể thực hiện quyền thừa kế QSDĐ của mình, do đó QSDĐ của người sử dụng đất phải có các điều kiện:

(i) Thứ nhất, có Giấy chứng nhận là chứng từ pháp lý để nhà nước xác nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu nhà ở khác gắn liền với đất hợp pháp của người có QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy người sử dụng đất buộc phải có GCN QSDĐ mới được phép thực hiện quyền thừa kế QSDĐ. Việc quy định chặt chẽ như vậy với mục đích tạo cho người

sử dụng đất thực hiện đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai chặt chẽ hơn;

(ii) Thứ hai, đất khơng có tranh chấp, việc quy định này nhằm đảm bảo trật tự quản lý xã hội và quản lý đất đai thống nhất, bảo vệ lợi ích của Người SDĐ hợp pháp trước người thứ ba;

(iii) Thứ ba, QSDĐ không bị kê biên để bảo đảm thi hành án: kê biên để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ Nhà nước, trước người được thi hành án, tránh trường hợp tẩu tán tài sản thơng qua hình thức thừa kế QSDĐ tài sản;

(iv) Thứ tư, trong thời hạn SDĐ: Nhà nước trao QSDĐ cho Người SDĐ bằng các hình thức cho thuê đất, giao đất, cơng nhận QSDĐ... theo đó, đất vẫn đang trong thời kỳ SDĐ đồng nghĩa với việc Nhà nước vẫn bảo vệ quyền năng của Người SDĐ hợp pháp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)