Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về thừa kế

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về thừa kế

kế quyền sử dụng đất

* Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất trong thời kỳ phong kiến

Trả qua hàng nghìn năm lịch sử, nhà nước phong kiến Việt Nam đã đóng một va trị to lớn trong lịch sử phát triển nước ta. Trong quá trình phát triển của mình, các triều đạ đã th hành nhiều chính sách về đất đa thể hiện thơng qua các đạo dụ, chiếu chỉ của nhà vua qua các phương thức trị dân của quan lạ phong kiến. Một đặc điểm lớn của thờ kỳ này là sự ảnh hưởng rõ nét của nhà nước phong kiến đố vớ nhà nước Việt Nam trong suốt quá trình phát triển trên nhiều lĩnh vực chính trị, văn hóa, pháp luật. Tuy nhiên các triều đạ phong kiến cũng vận dụng sáng tạo trong việc điều hành và quản lý đất nước, đặc biệt trên lĩnh vực đất đai như dưới thời Trần ruộng đất tư hữu phát triển mạnh, chế độ thuế khóa được quy định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất (Phạm Thị Bích Hảo, 2020).

Nhìn chung dưới chế độ phong kiến, chế độ tư hữu về ruộng đất được áp dụng mặc dù về mức độ mỗi triều đại được áp dụng khác nhau. Điều đó được ghi nhận trong các văn bản pháp luật thời bấy giờ đọc biệt qua hai bộ luật lớn là Quốc triều hình luật và bộ Hoàng Việt luật lệ. Nhìn chung, chế độ thừa kế cổ xưa được xây dựng trên ba nguyên tắc chủ yếu: nguyên tắc tín ngưỡng và thờ cúng tổ tiên, chế độ gia đình phụ quyền, đạo hiếu. Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới triều đại vua Lê Thánh Tơng (1483). Về hình thức có hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Bộ luật Hồng Đức khơng có quy định riêng về thừa kế đất đai vì đất đai cũng như mọi loại tài sản khác. Trường hợp người có tài sản chết mà không để lại chút thư văn khế thì thừa kế được phân chia theo luật. Bộ luật Hồng Đức không chỉ rõ hàng thừa kế nhưng đã xác định rõ cha mẹ, vợ chồng, con cái đều có quyền thừa kế và tùy theo tính chất của mối quan hệ mà được chia theo mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bộ luật Hồng Đức cũng có quy định riêng về thừa kế hương hỏa. Bộ luật Hồng Đức có quy định bảo vệ quyền lợi người phụ nữ tại điều 735 Chương Điền sản ghi nhận: “Điền sản hai vợ chồng làm ra thì chia làm hai, trường hợp một người chết trước, mỗi người được một phần, phần của vợ được nhận làm của riêng”. Đối với loại ruộng hương hỏa luật quy định quyền thừa kế trước hết thuộc về người con trai trưởng của vợ cả, nếu khơng có con trai trưởng giao cho con gái trưởng. Pháp luật phong kiến và bộ luật Hồng Đức nói riêng vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng nho giáo trọng nam khinh nữ (Phạm Thị Bích Hảo, 2020).

Sau đó nhà nước phong kiến ban hành Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt Luật lệ) gồm 398 điều, 22 quyển. Bộ luật Gia Long chỉ có con trai, cháu trai mới được quyền thừa kế. Bộ luật Gia Long không quy định riêng về thừa kế đất đai chỉ quy định thừa kế tài sản. Quyền và lợi ích của người phụ nữ trong lĩnh vực thừa kế gần như không được bảo vệ trừ trường hợp người để lại khơng có con trai, cháu trai. Nếu khơng có con gái thì cho phép quan địa phương tính tốn sung cơng.

Mặc dù còn nhiều điểm hạn chế về nội dung và kỹ thuật lập pháp, nhưng những quy định về thừa kế đất đai của hai bộ luật này có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu và xây dựng quy phạm pháp luật hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất.

* Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất trong thời kỳ Pháp thuộc

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta, các quy định pháp luật dân sự tách khỏi hình sự, đã có nhóm quy định riêng biệt về thừa kế được quy định khá chi tiết. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc đều quy định và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về đất đai; cá nhân cũng như đồn thể có những quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, quyền thu lợi. Theo đó, chỉ những người cịn sống vào thời điểm người để lại di sản chết và không bị tuyên bố là không xứng đáng mới được hưởng thừa kế (Phạm Thị Bích Hảo, 2020).

Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931 và Hồng Việt Trung Kì hộ luật năm 1936 đều quy định hai hình thức thừa kế theo luật và thừa kế theo di chúc, không quy định hàng thừa kế tại một điều khoản như bộ luật hiện hành. Một nét đặc biệt là quyền lợi người phụ nữ được ghi nhận và bảo vệ rất cao, được hưởng di sản ngang bằng với nam giới, quy định về diện và hàng thừa kế, quy định về điều kiện được hưởng di sản. Việc lập chút thư giữa vợ chồng là khác nhau. Người chồng có quyền lập chúc thư để xử lý tài sản của gia đình khơng có vợ thuận tình cũng được nhưng người vợ chính, vợ thứ đang có chồng phải do chồng thuận tình thì mới lập chúc thư.

* Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất từ năm 1945 đến nay

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959: Sau Cách mạng tháng Tám Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Một Nhà nước non trẻ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về chính ttị, văn hố, xã hội... Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước lúc này là phải bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng, kể cà những vấn đề liên quan đẹn lĩnh vực dân sự. Để bảo đảm cho các quan hệ xã hội về dân sự phát triển bình thường, Nhà nước cần phải có hệ thống pháp luật. Vì vậy, mặc dù bận trăm công ngàn việc của những ngày đầu dựng nước và giữ nước, ngày 22/5/1950 Hồ Chủ tịch đã kí sắc lệnh số 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, quy định một số nguyên tắc mới để áp dụng trong điều kiện của nền dân chủ nước ta. Riêng trong lĩnh vực thừa kế đã quy định vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha, mẹ; chồng gố, vợ gố, các con đã thành niên có quyền xin chia di sản; con, cháu hoặc vợ goá, chồng gố

khơng bắt buộc phải nhận thừa kế của người đã chết; các chủ nợ của người đã chết khơng có quyền địi người thừa kế phải thanh tốn nợ quá phần di sản mà người đó nhận được. Tinh thần của sắc lệnh này đã đặt nền móng cho việc ban hành pháp luật dân sự Việt Nam nói chung cũng như quy định về thừa kế nói riêng.

Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980: Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1959, trong đó cơng nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc tại Điều 19 như sau: "Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của

công dân". Từ các quy định của Hiến pháp, Luật hơn nhân và gia đình năm 1959 cụ

thể hóa thành quy định: "Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngồi

giá thú, con đẻ, con ni. Sau này, để đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử trong

phạm vi chức năng do Luật tổ chức toà án quy định. Toà án nhân dân tối cao ra nhiều thông tư hướng dẫn như: Thông tư số 549/NCPHÁP LUẬT ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư số 02/TATC ngày 02/8/1973 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kể di sản liệt sĩ... ".

Đặc biệt, trong giai đoạn này, đất đại thuộc nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu cá nhân, vì vậy các tranh chấp thừa kế đất đai cũng được giải quyết như thừa kế tài sản khác, khơng có sự điều chỉnh khác biệt như hiện nay (Trần Văn Hà, 2017).

Giai đoạn từ năm 1980 đến nay: Kể từ năm 1980, khi Hiến pháp quy định đất đại thuộc sở hữu toàn dân, đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận "Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" (Điều 27). Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp

về thừa kế đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các ttanh chấp về thừa kế (di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế v.v..). Thông tư số 81 là văn bản tương đối hoàn chỉnh về các quy phạm liên quan đến quyền thừa kế. Tiếp đó, Luật hơn nhân và gia đình ban hành năm 1986 đã quy định một số điều liên quan đến quyền thừa kế của vợ, chồng (Điều 14, Điều 16, Điều 17...) (Trần Văn Hà, 2017).

Tuy nhiên, có thể nói các văn bản điều chỉnh thừa kế khi này cịn mang tính tản mạn và khơng có tính pháp điển cao, trong khi đó, các tranh chấp thừa kế ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, ngày 30/8/1990, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hồ XHCN Việt Nam đã thơng qua Pháp lệnh thừa kế. Tiếp theo đó, Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết số 02/HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế.

Một điểm nổi bật trong hệ thống pháp luật thừa kế thời kỳ này là đất đai khơng cịn là đối tượng dịch chuyển trong quan hệ thừa kế nữa. Hiến pháp năm một chín tám mươi, luật đất đai 1987 quy định đất đai thuộc sở hữu tồn dân, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất và có duy nhất một quyền năng dân sự: quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất, quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao, được quyền chuyển nhượng, bán nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm mà người sử dụng đất có được một cách hợp pháp trên đất được giao. trong luật đất đai thời kỳ này chưa ghi nhận quyền thừa kế đất đai nhưng thực tiễn việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất vẫn diễn ra (Nguyễn Quang Tuyến, 2018).

Trong công cuộc đổi mới đất nước xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, với mục đích thúc đẩy các quan hệ sản xuất tạo cho dân giầu, nước mạnh, hiến pháp 1992 ra đời tại điều 58 quy định: nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 1992, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 đã quy định người sử dụng đất có năm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền thế chấp và quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Việc cho phép người sử dụng đất có năm quyền năng như vậy đã thúc đẩy nhanh các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất, giá trị đất đai ngày càng được người sử dụng đất quan tâm, đánh giá đúng, việc bỏ hoang ruộng đất như trước đây đã không tồn tại (Trần Văn Hà, 2017).

Quốc hội khóa IX Kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật đất đai 1993 thay thế cho Luật đất đai 1987. Luật đất đai 1993 đã chính thức việc ghi nhận nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Điều 1). Hộ gia đình cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế

chấp quyền sử dụng đất. Các quyền trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất, đúng mục đích sử dụng của đất. Đồng thời cho phép hộ gia đình, cá nhân có quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể hóa những quy định này của Luật đất đai 1993, nhà nước ta đã lần lượt ban hành các Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 Về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp; Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Nghị định số 17/1999 quy định cụ thể về điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục về thừa kế quyền sử dụng đất.

Ngày 28/10/95, Bộ luật dân sự 1995 được Quốc Hội thông qua. Đây là bộ luật dân sự được ban hành đầu tiên ở nước ta dưới chế độ dân chủ cộng hòa và là bộ luật lớn điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong giao lưu dân sự. Theo đó người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế được quy định trong phần thứ năm về chuyển quyền sử dụng đất tại các điều từ điều 738 đến điều 744 của bộ luật này. Người có quyền sử dụng đất được để lại thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vợ chồng có quyền để lại di chúc chung vợ chồng đối với di sản là quyền sử dụng đất. Từ chỗ người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, khơng có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế... quyền sử dụng đất, đến khi có Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời, thì nhà nước đã thừa nhận cho người dân có năm quyền sử dụng đất (Trần Văn Hà, 2017).

Mặc dù vậy, sau nhiều năm thực thi, Bộ luật dân sự 1995 và chế định thừa kế quyền sử dụng đất đã bộc lộ nhiều điểm bất cập hạn chế như hạn chế quyền thừa kế của cá nhân đối với quyền sử dụng đất khơng phải ai có quyền sử dụng đất cũng có quyền để lại thừa kế mà chỉ đối với mỗi loại đất nhất định, người thừa kế quyền sử dụng đất cũng phải có những điều kiện nhất định.

Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật đất đai 2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2003 Và thay thế luật đất đai 1993 sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001. Luật đất đai 2003 tiếp tục ghi nhận quyền thừa kế quyền sử dụng đất xong có các quy định cụ thể về thừa kế quyền sử dụng đất gắn với quyền

sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Luật đất đai 20030 phân biệt loại đất được để lại thừa kế mà dựa vào hình thức sử dụng đất để có quyền sử dụng đất của cá nhân để lại di sản: được giao, được nhà nước cho thuê hay do nhận chuyển quyền và đất được nhà nước giao cho hộ gia đình. Nghị định số 181/2004 ngày 29/10/2004 Về thi hành luật đất đai đã xác định thời điểm thi hành các quyền của người sử dụng đất nói chung và quyền thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng, quy định thực hiện thủ tục hành chính trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh góp vốn đối với quyền thừa kế quyền sử dụng đất, quy định trình tự, thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất (điều 151). Với các quy định nêu trong nghị định điều kiện và thủ tục được mở rộng và dễ dàng hơn trước.

Khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ luật dân sự 1995, Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất có tám quyền và trong tương lai các hạn chế về quyền của người sử dụng đất sẽ ngày càng ít đi. Quyền năng của người quản lý, sử dụng đất hợp pháp sẽ được bảo đảm ngày càng tốt hơn, thì hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể và cũng là để quản lý, khai thác đất đai có hiệu quả hơn. Bộ luật dân sự 2005 quy định tại phần thứ tư Chương XXXIII (Điều 733 đến Điều 735) các quy định về thừa kế trong đó ghi nhận việc để thừa kế quyền sử dụng đất phải tuân theo quy

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)