Thực tiễn thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh

2.2.2 Thực tiễn thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ninh

Năm 2020:

Theo báo cáo số 16/BC- TA của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh ngày 05/12/2020 về kết quả công tác năm 2020. Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2021 (số liệu từ ngày 01/12/2019 đến ngày 30/11/2020). Trong năm 2020, các Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thụ lý vụ án dân sự tổng số 931 vụ, việc các loại, giải quyết 913 vụ, việc đạt tỷ lệ 98%. Trong đó thụ lý án tranh chấp về thừa kế tổng là 105 vụ, đã giải quyết 95 vụ đạt tỷ lệ 90%.

Năm 2021:

Theo báo cáo số 19/BC- TA của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh ngày 01/12/2021 về sơ kết, rút kinh nghiệm công tác năm 2021, phương hướng,

nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 (số liệu từ ngày 01/12/2020 đến ngày 30/11/2021). Trong năm 2021, Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh thụ lý vụ án dân sự tổng số 879 vụ, việc các loại, giải quyết 812 vụ, việc đạt tỷ lệ 92% (so với cùng kỳ năm 2020, thụ lý giảm 34 vụ việc). Trong đó thụ lý án tranh chấp về thừa kế tổng là 82 vụ, đã giải quyết 78 vụ đạt tỷ lệ 95% (báo cáo thông kê giải quyết án hàng năm của TAND các cấp tỉnh Quảng Ninh).

Việc thừa kế QSDĐ trên thực tế diễn ra rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều chủ thể tham gia với nhiều hình thức thừa kế QSDĐ khác nhau như: thừa kế theo di chúc bằng miệng, thừa kế bằng cách lập di chúc có xác nhận của người làm chứng hoặc khơng có xác nhận của người làm chứng, khơng có xác nhận của chính quyền địa phương, thừa kế bằng cách lập di chúc có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc chứng nhận của phịng cơng chứng; thừa kế theo pháp luật.

Chủ thể thừa kế thì cũng đa dạng như: thừa kế giữa ông, bà, bố, mẹ với con cháu; thừa kế giữa anh, chị, em trong gia đình....hoặc cũng có khi HGĐ để lại thừa kế QSDĐ cho Nhà nước, cho cộng đồng dân cư hay tổ chức kinh tế thừa kế nhà tình nghĩa gắn liền với QSDĐ cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng,...

Đối tượng là QSDĐ được thừa kế cũng rất phong phú, bao gồm nhiều loại QSDĐ khác nhau như: QSDĐ ở, QSDĐ vườn, QSDĐ nông nghiệp, QSDĐ phi nơng nghiệp,... có những trường hợp cịn thừa kế nhau cả đất cơng (đất lấn chiếm của Nhà nước), đất đang có tranh chấp hoặc chưa được nhà nước cho phép hợp tác.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,... nêu trên đã có tác động nhất định đến cơng tác quản lý đất đai nói chung và việc thực hiện thừa kế QSDĐ nói riêng tại Quảng Ninh trong thời gian qua. Mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh như vậy là tương đối đông, nhu cầu về đất đai của người dân để ở, để sinh hoạt, để mua bán và trao đổi.... luôn là vấn đề nan giải. Những năm gần đây, do mật độ dân số bắt đầu tăng lên, nhiều dự án cơng trình lớn được đẩy mạnh, nên nhu cầu về đất đai của người dân để ở, để sinh hoạt, để mua bán và trao đổi.... luôn là vấn đề nan giải. Những năm gần đây, do mật độ dân số bắt đầu tăng lên, nhiều dự án cơng trình lớn được đẩy mạnh, nên nhu cầu về đất đai, sang nhượng QSDĐ trên

địa bàn ngày một nóng hơn, giá đất được đẩy lên cao, vì thế mà đã có nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp QSDĐ xảy ra nhiều hơn ở tỉnh Quảng Ninh, những tranh chấp về thừa kế QSDĐ cũng không phải là ngoại lệ.

Qua thống kê ở trên ta cũng thấy được rằng những tranh chấp về QSDĐ nói chung và tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói riêng luôn luôn tiềm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đây cũng là những tranh chấp rất phức tạp và thường xuyên phải giải quyết kéo dài, khiếu kiện lên nhiều cấp bởi vì do tính chất quan hệ liên quan đến sự biến động của chính di sản thừa kế là QSDĐ; cùng với sự biến động của giá cả thị trường bất động sản ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và tại địa bàn thị xã nói riêng.

Ví dụ tại vụ án do Tịa án nhân dân thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xét xử: Ông Văn Đức Lợi và bà Nguyễn Thị Mai là vợ chồng, đăng ký kết hôn năm 1980 tại UBND xã Hải Đông, huyện Hải Ninh (nay là thành phố Móng Cái). Ơng Lợi và bà Mai có 02 người con chung là chị Văn Hoàng Thanh Thủy và anh Văn Đức Chung. Bố mẹ của bà Mai và ông Nguyễn Văn Hằng và bà Chiếng Sẹc Dếnh. Bà Mai có 02 người em trai là ơng Nguyễn Văn Khanh và ông Nguyễn Văn Quang. Năm 2011 bà Nguyễn Thị Mai chết, không để lại di chúc. Năm 2013 bố bà Mai là ông Nguyễn Văn Hằng chết. Năm 2016 mẹ bà Mai là bà Chiếng Sẹc Dếnh chết. Ông Nguyễn Văn Hằng và bà Chiếng Sẹc Dếnh đều không để lại di chúc.

Tài sản chung vợ chồng ông Văn Đức Lợi và bà Nguyễn Thị Mai gồm: 01 ngôi nhà 03 tầng gắn liền với quyền sử dụng 90,0m2 đất đã được UBND thị xã Móng Cái (nay là thành phố Móng Cái) cấp GCN QSDĐ số AM410203, ngày 20/6/200, địa chỉ thửa đất theo GCN QSDĐ: Nam Quốc Lộ 18 khu Km15 Lái Tái, phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái (nay là số 34 Dã Tượng, khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái).

Ơng Văn Đức Lợi yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản của ông trong khối tài sản chung vợ chồng với bà Nguyễn Thị Mai và chia di sản của bà Mai theo quy định của pháp luật sau khi trừ các khoản nợ chung của vợ chồng. Ông Lợi yêu cầu được sở hữu ngôi nhà 03 tầng và QSDĐ tại số 34 Dã Tượng, khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái; ơng có trách nhiệm trả tồn bộ khoản nợ chung vợ chồng và thanh toán kỷ phần thừa kế cho các đồng thừa kế khác.

Bản án số 09/2018/DS-ST của Tòa án nhân dân thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn ông Văn Đức Lợi về chia tài sản chung và chia tài sản thừa kế, cụ thể: Xác định tài sản chung vợ chồng ông Văn Đức Lợi và bà Nguyễn Thị Mai là QSDĐ ơ số 69, lơ 02, diện tích 90,0m2, GCN QSDĐ số AM 410203, số vào sổ cấp GCN QSDĐ H 01521, do UBND thị xã Móng Cái cấp ngày 20/6/2008 mang tên ông Văn Đức Lợi và ngôi nhà 03 gắn liền với QSDĐ, địa chỉ: số 34 phố Dã Tượng, khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Trị giá tài sản là: 1.364.433.891đ (một tỷ ba trăm sáu mươi bốn triệu bốn trăm ba mươi ba ngàn tám trăm chín mươi mốt đồng).

Chị Văn Hoàng Thanh Thủy và anh Văn Đức Chung, mỗi người được hưởng phần tài sản thừa kế trị giá là: 166.646.778đ (một trăm sáu mươi sáu triệu sáu trăm bốn mươi sáu ngàn bẩy trăm bẩy mươi tám đồng). Chị Thủy và anh Chung mỗi người được hưởng phần tài sản do bà Nguyễn Thị Tiện, bà Vũ Thị Hoàng, chị Nguyễn Thị Hà, anh Nguyễn Quốc Huy cho từ khoản nợ chung vợ chồng ông Văn Đức Lợi và bà Nguyễn Thị Mai là 426.800.000đ/2 = 213.400.000đ (hai trăm mười ba triệu bốn trăm ngàn đồng ).

Không chấp nhận yêu cầu của ông Văn Đức Lợi về việc được quyền sở hữu ngôi nhà 03 tầng và quyền sử dụng thửa đất ơ số 69, lơ 02 diện tích 90,0m2, GCN QSDĐ số AM410203 tại số 34 phố Dã Tượng, khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái.

Trong vụ án này, HĐXX đã căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và việc nguyên đơn, bị đơn những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều thống nhất. Hội đồng xét xử xác định đúng khối tài sản chung của vợ chồng ông Lợi bà Mai, đồng thời xác định trong trường hợp giao nhà, đất cho chị Văn Hoàng Thanh Thủy và anh Văn Đức Chung trị giá tài sản thực tế chị Thủy và anh Chung nhận được lớn hơn giá trị tài sản thực tế ông Văn Đức Lợi được nhận trong trường hợp giao nhà, đất cho ông Lợi. Do tài sản không thể phân chi bằng hiện vật cho các đương sự, căn cứ vào phần trị giá tài sản thực tế được nhận và nhu cầu về chỗ ở cũng như hồn cảnh gia đình hiện tại của các đương sự. Hội đồng xét xử thấy cần giao tài sản là

QSDĐ 90,0m2 và 01 ngôi nhà 03 tầng gắn liền với QSDĐ cho chị Văn Hoàng Thanh Thủy và anh Văn Đức Chung, chị Thủy và anh Chung phải thanh toán trị giá phần tài sản ông Văn Đức Lợi được hưởng cũng như phải có nghĩa vụ trả bợ cho bà Nguyễn Thị Thú và bà Hoàng Thị Phương là đúng với quy định của pháp luật.

Trong vụ án này, tranh chấp về thừa kế giữa cha và con là tài sản chung của vợ và mẹ của các con chết không để lại di chúc dẫn đến cha con tranh chấp nhau về di sản của người đã chết.

Ví dụ vụ án: Cụ Nguyễn Bá T2 (chết năm 1972, không để lại di chúc) và cụ Trịnh Thị S1 (chết năm 1992) có 05 người con gồm bà Nguyễn Thị K, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị Th, bà Nguyễn Thị Ch và bà Nguyễn Thị D. Cụ T2 và cụ S1 có tài sản trên đất số 93, tờ bản đồ số 35, diện tích: 193.8m2 và tài sản trên đất (nhà 04 gian diện tích 55,96m2) tại thơn Th, xã V, huyện V, tỉnh Quảng Ninh. Năm 1972 cụ T2 chết không để lại di chúc. Năm 1984, được sự đồng ý của Cụ S1, vợ chồng bà Nguyễn Thị K , ông Trịnh Quang S xây căn nhà cấp 4 có diện tích 44m2. Ngôi nhà này vợ chồng bà K, ông S cho vợ chồng anh Trịnh Quang L, chị Nguyễn Thị Nh sử dụng đến năm 1994. Sau đó, vợ chồng anh Trịnh Quang Đ và chị Lê Thị Gi sử dụng ngôi nhà từ năm 1994 đến nay. Ngày 31/3/1986, cụ S1 lập văn bản giao nhà đất ở cho 06 người con, văn bản được UBND xã V chứng thực ngày 03/4/1986, với nội dung: 1. Giao ngơi nhà và cơng trình phụ cho 06 người con để làm nhà thờ cúng tổ tiên họp gia đình khi giỗ tết mà không cho riêng con nào. 2. Cả 06 người con cùng có trách nhiệm giữ gìn, khơng ai được mua bán đổi chác. 3. Phần đất đã cho người con lớn là bà Nguyễn Thị K và chồng là Trịnh Quang S làm 04 gian nhà về nguyên tắc cũng không được mua bán đổi chác. 4. Khi phải tu sửa ngơi nhà thì người con lớn phải tập hợp ý kiến của 06 chị em. 5. Khi cần thiết khai báo theo yêu cầu của Nhà nước thì người con lớn (bà K) chịu trách nhiệm. 6. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào không con cháu nào được bán mảnh đất này. Ngày 15/01/1987, cụ S1 lập “Giấy sang tên đất và nhà; Đơn di chúc” với nội dung để lại 04 gian nhà ngói cùng tồn bộ thửa đất số 93, tờ bản đồ số 35, diện tích 193,8m2 cho bà Nguyễn Thị D. Di chúc được UBND xã V xác nhận ngày 20/01/1992. Ngày 31/12/2014, UBND huyện V cấp GCN QSDĐ số BX 307738, số vào sổ cấp GCN

CH 00291 đối với thửa đất số 93, tờ bản đồ số 35 tại thôn Th, xã V, huyện V, tỉnh Quảng Ninh cho riêng bà Nguyễn Thị D.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2020/DS- ST ngày 04/7/2020 của Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Quảng Ninh quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Trong vụ án này, Tịa án cấp sơ thẩm đã cơng nhận quyền sử dụng thửa đất số 93, tờ bản đồ số 35 tại thôn Th, xã V, huyện V, Quảng Ninh diện tích 193,8m2 là tài sản Ch của cụ S và cụ T2 là có căn cứ, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, văn bản có tiêu đề “Đơn di chúc, Giấy sang tên đất và nhà ở” ngày 15/01/1987 thể hiện nội dung: cụ S1 “chính thức sang tên cho con gái út của chúng tôi là Nguyễn Thị D từ nay có tồn quyền sở hữu để thờ cúng tổ tiên và chăm sóc tơi cho hết đời”. Văn bản này do bà Nguyễn Thị Yến là cháu dâu viết hộ, có 03 người làm chứng là Nguyễn Bá Mai, Nguyễn Cơng Tùy và Nguyễn Thị Xê, có điểm chỉ dưới mục “Người làm đơn điểm chỉ”, có xác nhận của trưởng thơn Th ghi ngày 20/01/1992 và xác nhận của UBND xã V nhưng không nghi ngày tháng năm. Do ba người làm chứng là Nguyễn Bá M, Nguyễn Công T và Nguyễn Thị X đều đã chết, nên Tòa án các cấp khơng lấy được lời khai. Tịa án nhân dân huyện V, tỉnh Quảng Ninh đã lấy lời khai của bà Nguyễn Thị Y ngày 25/6/2020 thì bà Y khai: cụ S1 có nhờ bà Y viết hộ di chúc vào thời gian bà Y không nhớ. Về nội dung của Di chúc thì: “Cụ S1 để lại cho bà Nguyễn Thị D con gái út của cụ tài sản của cụ S 1 là nhà đất của cụ để cô D trông nom, thờ cúng sau này”. Ngoài các tài liệu trên thi tại “Đơn đề nghị” đứng tên bà Trịnh Thị S1 gửi Viện kiểm sát nhân dân huyện V ngày 7/3/1987 thì có nội dung: “Nay tơi sang tên cho con gái tơi là D được tồn quyền sử dụng và trông nom (nhà và đất) nêu trên để thờ cúng tổ tiên” (đơn này Viện kiểm sát nhân dân huyện V chuyển cho UBND xã V ngày 03/4/1987). Tòa án cấp sơ thẩm xác định văn bản “Đơn di chúc, giấy sang tên đất và nhà ở” ngày 15/01/1987 nêu trên là di chúc của cụ S1 để lại toàn bộ nhà đất cho bà D là chưa đủ căn cứ vì nội dung như đã phân tích trên thì chưa rõ cụ S1 để lại cho bà D toàn bộ nhà đất để sở hữu, sử dụng hay chỉ giao cho trông nom để thờ cúng. Đồng thời không rõ cụ S1 có biết chữ hay khơng? Có đúng ý chí của cụ S1 hay khơng? Vì chưa có tài liệu nào

thể hiện sau khi bà Y viết hộ văn bản nêu trên thì bà Y đã đọc cho cụ S1 nghe hoặc cụ S1 đã đọc và cụ S1 công nhận đúng ý chí của cụ S1 (những người làm chứng cũng không xác nhận nội dung này). Khi chưa thu thập chứng cứ để làm rõ các nội dung nêu trên, mà Tòa án cấp phúc thẩm xác định văn bản có tiêu đề “Đơn di chúc, Giấy sang tên đất và nhà ở” ngày 15/01/1987 có hiệu lực pháp luật và có nội dung là cụ S1 tặng cho toàn bộ nhà đất cho bà D là chưa đủ căn cứ.

Qua hai vụ án được xét xử tại Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh, thấy được trong vấn đề giải quyết do công tác quản lý tại địa phương không khoa học dẫn đến văn bản lưu trữ bị mất, thất lạc…khó khăn cho Tịa án trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ; người dân nhận thức pháp luật cịn hạn chế, người có di sản thừa kế để lại cho các con thì khi lập di chúc khơng đúng, không hợp pháp bản di chúc không có hiệu lực pháp luật, dẫn đến tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình gây mất đồn kết tình cảm cha con, anh em dịng họ với nhau.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)