Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TẠI TỈNH QUẢNG NINH

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật luật

3.1.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ cần dựa trên việc tổng kết,

đánh giá việc thi hành LĐĐ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bởi lẽ, suy cho cùng pháp luật là sản phẩm do con người làm ra nên khơng tránh khỏi ý chí chủ quan của nhà làm luật. Thực tiễn là thước đo, là sự thẩm định chính xác nhất, chân thực nhất, đúng đắn nhất sự phù hợp của nội dung pháp luật so với yêu cầu, địi hỏi của thực tế cuộc sống. Có nghĩa là chỉ qua thực tiễn thi hành mới phát hiện ra những điểm chưa phù hợp, những bất cập của pháp luật về thừa kế QSDĐ để sửa đổi, bổ sung hoặc thông qua thực tiễn thi hành phát hiện những “lỗ hổng” hoặc “khoảng trống” của lĩnh vực pháp luật này để bổ sung các quy định đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện chế định về thừa kế QSDĐ cần bảo đảm sự tương thích,

đồng bộ khơng chỉ với những chế định khác của LĐĐ mà còn với các quy định của BLDS năm 2015.

Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể thống nhất. Các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết, gắn bó tương tác với nhau pháp luật về thừa kế QSDĐ cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Thừa kế QSDĐ là một trường hợp cụ thể của thừa kế tài sản nên thừa kế QSDĐ phải dựa trên các nguyên tắc, điều kiện chung của thừa kế tài sản do BLDS năm 2015 quy định.

Hơn nữa, nhà ở, cơng trình xây dựng và các tài sản khác được hình thành từ đất đai, gắn liền với đất đai trở thành một khối thống nhất không thể tách rời. Trên thực tế việc sang nhượng, cho thuê, thừa kế QSDĐ,… bao giờ cũng gắn liền với nhà ở, cơng trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất. Vì vậy, thừa kế QSDĐ khơng

thể tách rời với thừa kế nhà ở, cơng trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất. Việc thừa kế QSDĐ và tài sản gắn liền với đất liên quan mật thiết đến việc xác định quyền sở hữu tài sản. Nên chế định thừa kế QSDĐ còn liên quan chặt chẽ đến các chế định về đăng ký đất đai, nhà ở, cơng trình xây dựng, chế định đăng ký quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, chế định về cấp GCN QSDĐ, chế định về công chứng, chứng thực di chúc thừa kế, chế định về đo vẽ, phân chia nhà, đất theo di chúc hoặc theo bản án có hiệu lực pháp luật của TAND về giải quyết vụ án về kiện chia di sản thừa kế nhà, đất,… Những chỉ định này phải thống nhất, tương thích, đồng bộ với nhau thì việc áp dụng trên thực tế mới mang lại hiệu quả mong muốn.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ cần chú trọng xem xét đến

tính hợp lý của án lệ, đến các yếu tố tích cực của quy tắc đạo đức, hương ước, quy ước, luật tục, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân, của cộng đồng trong việc để thừa kế tài sản.

Hành vi của con người không chỉ bị điều chỉnh bởi pháp luật mà con chịu sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của quy tắc đạo đức, hương ước, quy ước, luật tục, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp,… của cộng đồng. Điều này lại càng đúng đối với Việt Nam - đất nước có 54 dân tộc anh em với truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Hơn nữa, xã hội Việt Nam hình thành và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh lúa nước trong mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái, ơng bà - con cháu, gia đình - dịng họ, làng - nước, quê hương dựa trên bổn phận và trách nhiệm thứ bậc, tôn ti trật tự. Nếu việc xây dựng và thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế QSDĐ nói riêng mà khơng tính đến yếu tố truyền thống này thì chắc chắn pháp luật khó đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng tích cực. Do đó, hồn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ cần chú trọng xem xét đến tính hợp lý của án lệ, đến các yếu tố tích cực của quy tắc đạo đức, hương ước, quy ước, luật tục, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân, của cộng đồng trong việc để thừa kế tài sản.

3.1.2 Định hướng cơ bản nhằm áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh. dụng đất tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh.

Thứ nhất, đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật nói chung và

các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, cơng chức Nhà nước trên địa bàn.

Nhìn chung, cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật đất đai được thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả chưa cao. Một bộ phận quần chúng nhân dân dường như chưa nhận thức và nắm bắt đầy đủ, kịp thời nội dung các quy định về thừa kế QSDĐ. Vì vậy khi thực hiện thừa kế QSDĐ, họ không tuân theo đúng các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Hơn nữa, khi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn về thừa kế QSDĐ, người dân khiếu kiện khơng đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết… hoặc họ tự hành xử giải quyết mâu thuẫn không theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật đất đai (trong đó có các quy định về thừa kế QSDĐ) không chỉ xảy ra trong một bộ phận quần chúng nhân dân mà còn tồn tại cả ở một số cán bộ, công chức nhà nước thực thi pháp luật. Do chưa nắm bắt cặn kẽ, thấu đáo những quy định về thừa kế QSDĐ nên khi giải quyết các vụ việc, họ áp dụng không đúng hoặc áp dụng sai pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Để khắc phục hạn chế này, trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai theo những định hướng chủ yếu sau đây:

Một là đẩy manh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng cho nhân dân và cán bộ, công chức trong tỉnh Quảng Ninh bằng các hình thức tuyên truyền như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai, pháp luật dân sự, thành lập các câu lạc bộ pháp luật và đời sống, tổ chức nói chuyện chuyên đề, mở chuyên mục giải đáp pháp luật về thừa kế QSDĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, truyền hình, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, tranh tụng, bào chữa tại phiên tòa,…

Hai là tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Tổ chức Đảng cần ban hành chỉ thị, nghị quyết về việc thực hiện cơng tác này. Hàng năm có sơ kết đánh giá và xác định đây là một tiêu chí để xếp loại tổ chức, cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ. Căn cứ vào nghị quyết của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo sát sao việc xây dựng kế hoạch của các đơn vị địa phương. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải là một nội dung bắt buộc trong xây dựng kế hoạch hàng năm của các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Ninh.

Ba là củng cố và tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục, pháp luật các cấp, thống nhất chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật vào một đầu mối. Bên cạnh đó cần phát huy vai trị của cơ quan thường trực của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện, thị trong xây dựng kế hoạch, quản lý nguồn kinh phí khắc phục tình trạng kinh phí tản mát ở các cơ quan, đơn vị vừa gây khó khăn khi thực hiện, vừa dễ xảy ra tình trạng “anh ai người nấy làm”,…

Bốn là, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói năng của huyện, thị, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ sư phạm, kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật cho các báo cáo viên đi đôi với việc sửa đổi, bổ sung chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các đối tượng này,…

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ đối với việc cải cách mạnh mẽ

các thủ tục về thực hiện thừa kế QSDĐ theo hướng đơn giản, công khai và GCN QSDĐ là chứng thư các thủ tục pháp lý của Nhà nước xác lập QSDĐ hợp pháp cho người SDĐ. Đồng thời là cơ sở pháp lý ban đầu để người sử dụng đất thực hiện các quyền năng chuyển QSDĐ (trong đó có quyền thừa kế QSDĐ). Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Ninh còn một số lượng đáng kể người sử dụng đất chưa được cấp GCN QSDĐ. Điều này gây ra khó khăn cho người dân khi thực hiện việc thừa kế QSDĐ. Để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện thừa kế QSDĐ, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh cần đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ, đảm bảo mọi thửa đất sử dụng đều được cấp GCN QSDĐ.

Mặt khác, xác lập cơ chế đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục để thừa kế QSDĐ được BLDS và pháp luật đất đai quy định. Hơn nữa, cần công bố công khai thẩm quyền, quy trình, thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất nói chung và quy trình, thủ tục về thực hiện thừa kế QSDĐ nói riêng để người dân được biết, thực hiện.

Thứ ba, giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, khách quan, đúng pháp luật các

khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về thừa kế QSDĐ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người sử dụng đất và góp phần duy trì sự ổn định chính trị - xã hội.

Đất đai ln là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường khi đất đai ngày càng trở lên có giá thì các khiếu kiện, tranh chấp về thừa kế QSDĐ có xu hướng gia tăng với tính chất rất phức tạp. Trong các tranh chấp về QSDĐ phát sinh thì tranh chấp, khiếu kiện về thừa QSDĐ chiếm số lượng đáng kể, bởi đây là những mâu thuẫn liên quan đến lợi ích kinh tế thiết thực, “sát sườn” của người dân. Nếu các khiếu kiện, tranh chấp này khơng được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, khách quan, đúng pháp luật mà để dầy dà kéo dài thì sẽ dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp hoặc gây sứt mẻ nghiêm trọng mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, thậm chí có trường hợp có bên tranh chấp sử dụng vũ lực để “nói chuyện” với nhau dẫn đến việc gây thương tích hoặc đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Do đó để tránh các xung đột phát trên theo chiều hướng xấu thì việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, khách quan, cơng bằng và đúng pháp luật các tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ có ý nghĩa rất quan trọng không những tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất mà cịn góp phần duy trì, củng cố mối quan hệ, tình đồn kết giữa các thành viên trong HGĐ và làm cho người dân tin tưởng vào sự nghiêm minh, khách quan của pháp luật,…

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)