Trình độ đào tạo của công chức cấp xã (phường) năm 2010 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, công chức cấp xã (phường) trên địa bàn quận tân bình tp hồ chí minh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính đến năm 2025 (Trang 55 - 110)

của quận Tân Bình (2010 – 2014) (nguồn: Phịng Nội vụ Quận Tân Bình)

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 cịn lại Trung cấp Cao đẳng Đạihọc Trên ĐH

Hình 2.4: Biểu đồ trình độ đào tạo của cán bộ, cơng chức cấp xã (phường)

Số liệu trên bảng 2.5 cho thấy đối với cơng chức có trình độ đào tạo bậc Đại học đang ngày càng tăng lên do quận có chế độ trợ cấp khuyến khích cho cán bộ, cơng chức, cán bộ không chuyên trách đang công tác tại phường có trình độ đại học, mỗi tháng từ 500.000 đồng/người đến 750.000 đồng/ người. Tuy nhiên trình độ trên đại học của công chức cấp phường chiếm tỷ lệ khá nhỏ 1,58%. Trình độ chưa đào tạo chiếm 10,25% trên tổng số cán bộ đang công tác, đây là kết quả của công tác bồi dưỡng cán bộ cấp phường của quận nhằm thực hiện kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã (phường) có trình độ trung cấp quản lý nhà nước, trung cấp lý luận chính trị và trình độ chun mơn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên phù hợp với nhiệm vụ được giao.

2.2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

Song song với sự nâng cao trình độ chun mơn thì trình độ lý luận của cán bộ, cơng chức cũng được quan tâm, tăng dần về số lượng. Hầu hết các cán bộ, công chức của các phường đều đạt trình độ trung cấp lý luận, trong 15 phường thì hầu hết các cán bộ giữ chức vụ Bí Thư và Chủ tịch đều đạt trình độ cao cấp chính trị, cịn một vài cán bộ mới được bổ nhiệm thì cũng đã học gần xong chương trình (Phịng nội vụ quận Tân Bình). Số cịn lại là 187 người là những cán bộ mới tuyển dụng và đang theo học lớp Sơ cấp.

Bảng 2.6: Trình độ lý luận chính trị của cơng chức cấp xã (phường) trên địa

bàn quận Tân Bình năm 2014 (đơn vị tính: người)

Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ % Cao cấp và cử nhân 23 3.73 Trung cấp 189 30.63 Sơ cấp 235 38.09 Còn lại 170 27.55 Tổng cộng 617

Còn lại 27.55% Cao cấp và Cử nhân 3.73% Trung cấp 30.63% Sơ cấp 38.09%

Hình 2.5: Biểu đồ trình độ lý luận chính trị của Cán bộ, Cơng chức cấp xã

(phường) trên địa bàn quận Tân Bình

(đơn vị tính: người) Trình độ Số lƣợng tỷ lệ % Cử nhân 18 2.92 Trung cấp 239 38.74 Còn lại 360 58.35 Tổng cộng 617

Bảng 2.7: Trình độ Quản lý nhà nước của Cán bộ, Công chức cấp xã

(phường) trên địa bàn quận Tân Bình năm 2014

Cử nhân 2.92% Cịn lại 58.35% Trung cấp 38.74%

Hình 2.6: Biểu đồ trình độ quản lý nhà nước của Cán bộ, Công chức cấp xã

(phường) trên địa bàn quận Tân Bình

Hiện nay theo chương trình đào tạo thì hầu hết cán bộ, cơng chức được đào tạo song song một khóa học nhận được 2 chứng nhận về lý luận chính trị và quản lý nhà nước, đối với những công chức nào có một trong hai trình độ trung cấp về lý luận chính trị hoặc quản lý nhà nước đều được lãnh đạo quận tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Sự nâng cao trình độ chính trị và quản lý nhà nước giúp cho cán bộ thể hiện bản lĩnh của người cán bộ, nắm được các quy định và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý nhà nước. Việc nâng cao trình độ lý luận chính trị giúp cán bộ, công chức thắm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, củng cố thêm phẩm chất đạo đức cá nhân, lòng trung thành với tổ quốc. Việc nâng cao trình độ chun mơn và trình độ chính trị phải được thực hiện thường xuyên và liên tục vì nó là một trong những thước đo để đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Kỹ năng Trình độ Tin học Ngoại ngữ Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ Cử nhân 10 1.62% 12 1.94% Trung cấp 0 0.00% 0 0.00% Chứng chỉ 455 73.74% 462 74.88% Còn lại 152 24.64% 143 23.18% Tổng cộng 617 617

Bảng 2.8: Trình độ Tin học và ngoại ngữ của cơng chức cấp xã (phường)

trên địa bàn quận Tân Bình năm 2014 (đơn vị tính: người)

(nguồn: Phịng Nội vụ Quận Tân Bình)

Cử nhân 1.62% Trung cấp 0.00% Cịn lại 24.64% Chứng chỉ 73.74%

Hình 2.7: Biểu đồ trình độ tin học của Cán bộ, Cơng chức cấp xã (phường) trên

Cử nhân 1.94% Trung cấp 0.00% Cịn lại 23.18% Chứng chỉ 74.88%

Hình 2.8: Biểu đồ trình độ ngoại ngữ của Cán bộ, Cơng chức cấp xã (phường)

trên địa bàn quận Tân Bình

Ngồi trình độ chun mơn, lý luận chính trị, thì các kỹ năng nghề nghiệp cũng là một phần không thể thiếu của người cán bộ khi thực thi công vụ. Theo bảng số liệu trên thì hầu hết cán bộ, cơng chức đều có chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học, tức là có qua đào tạo kỹ năng. Số còn lại 26,6% là chưa qua đào tạo, tuy nhiên số nhân viên này đều có thể sử dụng được máy vi tính thơng qua sự hướng dẫn của các đồng nghiệp trong cơ quan.

Bên cạnh đó hàng năm quận cũng tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về các nội dung: công tác văn thư lưu trữ, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo, tập huấn về chế độ tiền lương, tập huấn kỹ năng khai thác và sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phần mềm xác nhận hồ sơ nhà đất và khai thác thông tin tổng hợp trên môi trường mạng, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê phường, cử cán bộ tham dự lớp giao tiếp và ứng xử nơi công sở, Phối hợp Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật quận tổ chức các lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới ban hành cho các cán bộ, công chức, viên chức. Lãnh đạo quận đã quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ phường tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và bồi dưỡng do thành phố tổ chức. Qua các lớp bồi dưỡng tập huấn đã góp phần trang bị thêm kiến thức, bổ sung nghiệp vụ, nâng cao khả năng thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ,

công chức viên chức và các lãnh đạo các đơn vị góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn các yêu cầu của nhân dân.

2.2.3 Phẩm chất đạo đức

Ở nước ta hiện nay, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức đã được quy định trong nhiều văn bản như Luật Cán bộ, cơng chức, Luật Viên chức, Luật Phịng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Do vậy cán bộ, cơng chức phường của quận Tân Bình cũng khơng nằm ngồi phạm vi điều chỉnh của những văn bản Luật trên. Hàng năm, cán bộ, công chức 15 phường đều được đánh giá qua các chuẩn mực như:

- Về phẩm chất cá nhân, phải có phẩm chất đạo đức tốt; thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, khơng vụ lợi; có lối sống trong sạch, cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên; có thái độ cư xử đúng mực và phải ln phê bình và tự phê bình.

- Trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, phải trung thực, công bằng, không thiên vị; thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tụy, nhiệt tình; bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài sản của Nhà nước.

- Trong quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và với cấp dưới, phải biết hợp tác, giúp đỡ và tư vấn, khuyên bảo; thường xuyên quan tâm tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới; có tinh thần tương trợ lẫn nhau khi thi hành nhiệm vụ; có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người.

- Đối với công chúng và với xã hội: Phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, không nhận quà biếu hay ân huệ vượt quá giới hạn cho phép. Trong thực hành đạo đức công vụ, cần thực hiện tự phê bình và phê bình trong tất cả các cơ quan hành chính các cấp nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức...

Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức phải gắn liền với năng lực. Năng lực và đạo đức của cán bộ, công chức bao giờ cũng phải là sự thống nhất, phục vụ cho lợi ích của đất nước và nhân dân. Năng lực là khả năng của cá nhân giúp họ có thể thực hiện một hoạt động nào đó trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.

Để đánh giá chất lượng cán bộ, cơng chức qua tiêu chí này, tác giả đã nghiên cứu tham khảo các báo cáo thi đua khen thưởng của quận, các phiếu đánh giá cán bộ, công chức hàng năm của các phường tại Phòng Nội vụ quận Tân Bình: năm 2013, 98% cán bộ hồn thành cơng việc được giao.

2.2.4 Mức độ hài lịng của cơng dân

Để có thơng tin bổ sung giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của 15 phường, từ tháng 9 năm 2014, tác giả đã tiến hành các cuộc điều tra đánh giá tại các phường bằng phiếu thăm dò ý kiến của cá nhân, tổ chức. Đối tượng thăm dò ý kiến là người dân đến giao dịch tại các ủy ban nhân dân các phường với tổng số phiếu phát ra 150 phiếu thu về 148 phiếu (phụ lục và phụ

lục 2).

Phương pháp điều tra được tác giả tiến hành là điều tra ngẫu nhiên với các công dân đến giao dịch tại ủy ban các phường.

Thu thập số liệu qua các kênh:

- Các số liệu đã được công bố về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2014 qua các báo cáo của UBND quận.

- Thu thập số liệu qua công tác điều tra thông qua các câu hỏi đã được chuẩn hóa khi phỏng vấn.

Căn cứ Quyết định số 1383/QĐ-BNV phê duyệt Đề án xây dựng Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, ngày 10/4/2014 Bộ Nội vụ ban hành công văn số 1159/BNV- CCHC hướng dẫn triển khai Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước. Theo đó tác giả dựa vào phiếu khảo sát của hướng dẫn tiến hành khảo sát riêng phần công chức giải quyết công việc cho người dân và tổ chức, với tổng số phiếu thu được là 148 phiếu trên 150 phiếu phát ra. Nhìn chung mức độ hài lịng của người dân đối với cán bộ, công chức là hài lịng, qua khảo sát cho thấy có 114 phiếu /148 phiếu là tổng số phiếu người dân thể hiện mức độ hài lịng từ bình thường (38 phiếu) đến hài lòng (43 phiếu) và rất hài lòng (33 phiếu) với tỷ lệ 77.1%, tỷ lệ chưa hài lòng là 24%, trong đó rất khơng hài

lịng có 10 phiếu (6.8%). Tuy số phiếu chưa hài lịng khơng cao nhưng qua đó cũng thể hiện vẫn cịn một số cán bộ chưa thật sự thể hiện tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao qua thái độ giao tiếp (6.8%), sự tận tình chu đáo (12.2%), từ đó dẫn đến việc hướng dẫn người dân không rõ ràng, dễ hiểu (6.8%).

Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức cấp xã

(phường) - (Kết quả phiếu điều tra khảo sát do tác giả khảo sát)

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức tại cấp xã (phƣờng) trên địa bàn quận Tân Bình, Tp.HCM

2.3.1. Cơng tác sử dụng cán bộ, cơng chức

Cơng tác quản lý, bố trí cán bộ, cơng chức ngày càng đi vào nề nếp, kỷ luật, kỷ cương ngày càng cao, đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng tình hình, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay. TT Nội dung Rất không hài lịng Khơng hài lịng Bình thƣờng Hài lịng Rất hài lòng

1 Thái độ giao tiếp, đúng mực 10 25 49 36 28 Tỷ lệ % 6.8 16.9 33.1 24.3 18.9

2

Sự tận tình chu đáo của công

chức 18 15 53 34 28 Tỷ lệ % 12.2 10.1 35.8 23.0 18.9 3 Sự rõ ràng dễ hiểu trong hướng dẫn 10 23 51 33 31 Tỷ lệ % 6.8 15.5 34.5 22.3 20.9 4 Mức độ thành thạo, tuân thủ đúng quy trình giải quyết cơng việc 19 25 23 38 43 Tỷ lệ % 12.8 16.9 15.5 25.7 29.1 5 Mức độ hài lịng của mình về sự phục vụ của cơng chức 10 24 38 43 33 6.8 16.2 25.7 29.1 22.3

Do đội ngũ cán bộ cấp xã (phường) được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đảm trách những công việc khác nhau chưa xuất phát từ chuyên ngành được đào tạo. Do đó, kiến thức chun mơn ít phù hợp với cơng việc, vẫn cịn trường hợp bố trí trái ngành, nghề đào tạo, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân chưa cao.

Công tác đánh giá cán bộ, cơng chức hàng năm cịn chung chung, nể nang mang nặng tính hình thức chưa đảm bảo chất lượng, không đúng thực chất. Công chức trong biên chế trừ khi bị kỷ luật đến mức buộc thôi việc hoặc trong diện tinh giản biên chế coi như có thể n tâm cơng tác suốt cuộc đời. Mặt khác, việc đánh giá cán bộ, cơng chức cũng ảnh hưởng đến thành tích chung của cả tập thể cơ quan, nên cho dù công chức đó khơng hồn thành nhiệm vụ thì cũng được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ nếu tập thể muốn có thành tích xuất sắc. Chính vì vậy đã tạo nên sức ỳ lớn, sự trì trệ, thiếu động lực phát triển, một bộ phận công chức như vậy sẽ kéo theo cả bộ máy, tổ chức trì trệ.

2.3.2. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức

Thực tế công tác quy hoạch, kế hoạch biên chế hiện nay vẫn chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Hàng năm các phường đều có xây dựng kế hoạch sử dụng biên chế, nhưng việc xác định số lượng biên chế của đơn vị thường năm sau cao hơn năm trước, và việc sử dụng cán bộ, công chức không hiệu quả. Một số phường chưa chủ động bố trí cán bộ kế thừa, chủ yếu giải quyết theo tình huống nên tình trạng thiếu cán bộ nịng cốt, có năng lực và trình độ chun mơn cịn phổ biến. Nguồn cán bộ trẻ, có kiến thức, trình độ chun mơn chậm đưa vào quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để bố trí vào vị trí tương xứng. Có phường chưa coi trọng cơng tác quy hoạch, lập kế hoạch chủ yếu để đối phó, làm cho xong việc, khơng có kế hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ trong danh sách quy hoạch. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ ở một số phường, chưa căn cứ chủ yếu vào đánh giá cán bộ, chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cán bộ, chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa đồng đều chưa bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi. Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa cân đối, ít

cán bộ trẻ, cán bộ nữ; trình độ, ngành, nghề đào tạo của cán bộ ở nhiều nơi chưa phù hợp.

Việc luân chuyển công chức:

Công tác luân chuyển cán bộ là một chủ trương đúng và rất cần thiết đã được chứng minh từ thực tiễn thực hiện luân chuyển cán bộ trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được được, công tác luân chuyển cán bộ hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là, việc quán triệt chủ trương luân chuyển cán bộ có nơi làm chưa tốt, chưa chủ động xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc cấp mình quản lý. Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trong một ngành, giữa các phường trong quận, giữa cơ quan Đảng, đoàn thể sang khối chính quyền và ngược lại chưa nhiều; cịn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu cán bộ.

Hiện tại quận Tân Bình đang thực hiện theo các quy định như: Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ; Kế hoạch số 22-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, công chức cấp xã (phường) trên địa bàn quận tân bình tp hồ chí minh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính đến năm 2025 (Trang 55 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)