Công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, công chức cấp xã (phường) trên địa bàn quận tân bình tp hồ chí minh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính đến năm 2025 (Trang 29)

1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

1.1.3.3. Công tác tuyển dụng

Tuyển dụng nhân viên là yếu tố chủ yếu của chính sách quản lý nguồn nhân lực, bởi vì nó ảnh hưởng quyết định đến tình trạng nhân lực của nhà tuyển dụng. Đối với công tác quản lý nhà nước tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước. Việc tuyển dụng cơng chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế và phải được thực hiện thông qua thi tuyển.

- Qua tuyển dụng nhân viên mới, một mặt lực lượng lao động được trẻ hoá, và mặt khác, trình độ trung bình được nâng lên.

- Vì vậy người ta có thể nói rằng: tuyển dụng nhân viên là một sự đầu tư “phi vật chất - đầu tư về con người”;

- Một chính sách tuyển dụng nhân viên đúng đắn, được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm túc có tiêu chuẩn xác đáng theo một quy trình khoa học sẽ bảo đảm cho nhà tuyển dụng chọn được những người tài giỏi và chắc chắn sẽ góp phần mang lại những thành công.

Ngược lại, nếu tiến hành tuỳ tiện, thiếu nghiêm túc, khơng có tiêu chuẩn... chẳng những khơng mang lại lợi ích gì, mà đơi khi cịn là trung tâm gây mất đồn kết, chia rẽ nội bộ, xáo trộn đơn vị, và thậm chí đến mức phải sa thải người này và để rồi lại phải tuyển người mới. Điều đó đã khơng mang lại thành công cho nhà tuyển dụng, mà cịn gây lãng phí rất nhiều lần cho nhà tuyển dụng.

1.1.3.4. Đào tạo, bồi dƣỡng

Đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu bức thiết để nâng cao trình độ quản lý hành chính nhà nước, nâng cao hiệu suất các mặt công tác của tổ chức. Đồng thời, đây được coi là biện pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức giỏi, tinh thông, liêm khiết, làm việc có hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, cơng chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, cơng chức, viên chức.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Tăng cường quản lý việc cử cán bộ đi học, tránh lãng phí trong đào tạo, bồi dưỡng. Cần áp dụng phương pháp cạnh tranh lành mạnh trong đánh giá, bố trí, sắp xếp, đãi ngộ, nâng ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của cơng chức, khắc phục được tình trạng trì trệ trong cơng việc. Qua đó, tạo ra nhu cầu thực sự về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức.

Trong giai đoạn hiện nay, trước xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế thì chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tốt sẽ giúp cho cán bộ, công chức tiếp cận, nắm bắt được các cơ hội do tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế mang. Với những kinh nghiệm và thành tựu của thế giới sẽ được đội ngũ cán bộ áp dụng giúp cho công cuộc cải cách được thực hiện một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tốt sẽ hạn chế được những rủi ro, thách thức khi thực hiện cải cách để hội nhập với thế giới.

Ngoài 4 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức đã nêu ở trên, thì chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cán bộ, công chức. Do đó cũng cần quan tâm xây dựng một cơ chế tiền lương công chức hợp lý, sự tương đồng ở mức thoả đáng với các vị trí tương tự trong khu vực tư nhân; căn cứ vào chất lượng công việc, thể hiện sự cống hiến của cơng chức trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm công bằng trong nền công vụ.

1.2. Tổng quan về cải cách hành chính và yêu cầu của cải cách hành chính từ nay đến năm 2020 chính từ nay đến năm 2020

1.2.1. Tổng quan về cải cách hành chính 1.2.1.1 Khái niệm cải cách hành chính 1.2.1.1 Khái niệm cải cách hành chính

Cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính là nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa khơng chỉ về mặt lý luận mà cịn mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển.

Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận khơng tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử,... Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoiàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đáp ứng những địi hỏi của tiến trình đổi mới.

Cải cách hành chính có thể hiểu một cách chung nhất là làm cho hệ thống trở nên hiệu quả hơn, chất lượng các thể chế nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán

bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước đạt hiệu quả, hiệu lực cao hơn. Cái đích của Cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính khơng có mục đích tự thân, mà chỉ có mục đích phục vụ nhân dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội, của chế độ. Thơng qua đó, nền hành chính tác động tích cực đối với đời sống kinh tế và đời sống xã hội.

1.2.1.2. Sơ lƣợc về q trình cải cách hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam

Cải cách hành chính để hướng tới xây dựng một nền hành chính hoạt động có hiệu lực và hiệu quả là mong muốn của bất kỳ nhà nước nào, do đó, cải cách hành chính xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành cơng cuộc đổi mới, có thể chia cải cách hành chính nhà nước thành 4 giai đoạn chủ yếu sau:

- Giai đoạn 1986-1995: Đây là giai đoạn xây dựng nền tảng cho cải cách

hành chính. Hoạt động cải cách hành chính mặc dù vẫn được quan tâm nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của những cải cách nhà nước nói chung để phục vụ cho q trình bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế.

- Giai đoạn 1995-2001: Cùng với Hội nghị trung ương 8 (Khóa VII) năm

1995, cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của hoạt động cải cách nhà nước. Vai trị của cải cách hành chính đã được khẳng định và những hoạt động cải cách hành chính ngày càng đi vào chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, trở thành động lực thúc đẩy tiến trình đổi mới.

- Giai đoạn 2001-2010: Để cụ thể hố định hướng Cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ban hành Chƣơng trình tổng thể Cải cách hành chính

giai đoạn 2001-2010 xác lập khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động Cải cách hành chính của mọi cấp, mọi ngành trong giai đoạn 2001-2010. Bên cạnh mục tiêu chung là: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển

đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Chương trình tổng thể cũng đã xác định 9 mục tiêu cụ thể, 5 nội dung cải cách hành chính (cải cách thể chế hành chính nhà nước, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức; cải cách tài chính cơng và hiện đại hóa nền hành chính), 7 chương trình hành động và 5 giải pháp thực hiện, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện. Việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã mang lại những kết quả to lớn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trên cả 5 nội dung. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đạt được, nền hành chính vẫn cịn bộc lộ nhiều nhược điểm, chưa đáp ứng các yêu cầu của tiến trình đổi mới đang đi vào chiều sâu. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong giai đoạn sắp tới vẫn là yêu cầu cấp thiết.

- Giai đoạn từ 2011 đến nay: trên cơ sở đánh giá khách quan và nghiêm túc những thành tựu đạt được và những bất cập cịn tồn tại trong q trình thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, xác định khung pháp lý cho chiến lược cải cách hành chính trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

1.2.1.3. Vai trị và mục đích của cải cách hành chính nhà nƣớc

Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia. Cải cách hành chính nhà nước, xét cho cùng, khơng có mục đích tự thân mà nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước trong q trình quản lý các mặt của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, định hướng và điều tiết sự

phát triển kinh tế - xã hội và duy trì trật tự của xã hội theo mong muốn của Nhà nước.

Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở nước ta gần 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã từng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, duy trì được định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Những thành công kể trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là trong tồn bộ tiến trình đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cải cách nền hành chính nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành một trong những đòi hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới. Khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính nhà nước với tư cách là một bộ phận không tách rời và quyết định thành công của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: cải cách hành chính là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

1.2.2. Yêu cầu của cải cách hành chính

Một là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của đất nước.

Hai là, cải cách hành chính nói chung, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, phải bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phịng và chống tham nhũng, lãng phí.

Ba là, xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rạch ròi trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đơ thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người

đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Bốn là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tuỵ phục vụ nhân dân.

Năm là, cải cách hành chính phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.

Với 5 yêu cầu trên của cơng cuộc cải cách hành chính địi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải:

- Nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức thân thiện, cán bộ, công chức phải cải thiện tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ và thái độ tiếp dân. Đây là một nhiệm vụ và thách thức lớn, bởi vì cơng chức được coi là một yếu tố quan trọng để thực hiện được các mục tiêu quốc gia đã đề ra.

- Đội ngũ công chức vừa phải làm việc trên các lĩnh vực theo các nguyên tắc của thị trường, vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho.

- Đội ngũ công chức phải thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng

1.3. Kinh nghiệm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tại các địa phƣơng khác địa phƣơng khác

1.3.1. Tại các cơ quan hành chính các cấp ở Thành phố Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, công chức cấp xã (phường) trên địa bàn quận tân bình tp hồ chí minh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính đến năm 2025 (Trang 29)