1.2. Tín dụng NH đối với DNNVV
1.2.3.5. Tín dụng NH góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNNVV
Các DNNVV có vốn lưu động thấp so với nhu cầu vốn cần thiết của doanh nghiệp. Nguồn vốn để mua vật tư hàng hoá dự trữ cho sản xuất kinh doanh (kể cả trong nước và ngoài nước) chủ yếu được bù đắp bằng vốn tín dụng NH. Mặt khác tín dụng NH cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thơng qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng; cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, NH chỉ tập trung cho vay những đối tượng hàng hố có chất lượng cao, có sức cạnh tranh tốt, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại.
1.2.3.5. Tín dụng NH góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác DNNVV. các DNNVV.
Tín dụng NH với cơ chế hoạt động cơ bản là “đi vay để cho vay”; “vay có hồn trả theo thời hạn quy định cả vốn gốc và có lãi”; nếu quá hạn phải chịu lãi suất cao, đã thúc đẩy các DNNVV nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn.
Để có tiền cho các DNNVV vay, NH phải tiến hành huy động vốn và có quy định thời hạn trả vốn rõ ràng, như vậy NH cũng phải cân đối giữa nguồn huy động và nguồn cho vay sao cho phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản cho NH. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng tín dụng, NH đã cân nhắc nguồn có khả năng giải ngân, và thời hạn cần thiết để thu hồi vốn. Cho nên đến thời hạn trả nợ, dù DNNVV làm ăn có lãi hay khơng cũng phải thực hiện nhiệm vụ trả nợ của mình. Do đó bắt buộc hoạt động kinh doanh của DNNVV phải sinh lời.
Thêm vào đó, khi cho vay NH thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của DNNVV và họ chỉ cho vay những DNNVV có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, đảm bảo có khả năng trả nợ cho NH. Yếu tố này thúc đẩy các DNNVV cần quan tâm hơn nữa đến
hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hoá lợi nhuận của các DNNVV.
Mặt khác, thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn của các DNNVV. Việc quản lý vốn thông qua q trình hạch tốn kinh tế góp phần củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong các DNNVV thêm vững chắc.
Khi quan hệ tín dụng giữa NH và DNNVV được thiết lập thì cũng là lúc họ cùng bước trên một con đường. Vốn đã đưa vào kinh doanh thì cả NH và DNNVV đều muốn nó quay lại với một lượng giá trị lớn hơn khi bỏ ra nên họ cùng nhau hợp tác để đồng vốn có lãi. Do đó, trước, trong và sau khi giải ngân, NH luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh của DNNVV để có thể góp ý, tham gia trên những lĩnh vực mà NH biết, cũng bởi NH có quan hệ với rất nhiều các chủ thể kinh tế khác, vậy nên thông tin mà họ nắm bắt được cũng rất nhanh, chính xác giúp DNNVV chủ động trước thời cơ cũng như thách thức, từ đó tìm ra các biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.3.6. Góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ khoa học, chất lượng và mẫu mã sản phẩm
Với đặc điểm nguồn vốn thấp, các DNNVV khó đầu tư được cơng nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ NH có thể coi là nguồn quan trọng để DNNVV thực hiện được nhu cầu này.
1.2.3.7. Góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệpvà trình độ tay nghề người lao động và trình độ tay nghề người lao động
Việc nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp và tăng năng suất lao động. Mặc dù hiểu được điều này nhưng các DNNVV đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không muốn chi tiền để đào tạo, tất cả nguồn vốn doanh
nghiệp đều tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn tín dụng từ NH sẽ làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong cơng tác đào tạo của mình.
Qua một vài khía cạnh nêu trên, ta thấy được vai trị to lớn của tín dụng NH đối với các DNNVV và sẽ là quan trọng hơn đối với các DNNVV hoạt động ở vùng nông thôn, những địa phương cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV là thực sự cần thiết để hoàn thiện một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay.
1.2.3.Các sản phẩm tín dụng NH dành cho khách hàng là DNNVV
Xuất phát từ các đặc điểm của các DNNVV, các sản phẩm tín dụng NH trên thực tế dành cho nhóm khách hàng này như sau:
Cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu độ ng thường xuyên hay theo thời vụ của các DNNVV. Hai phương thức cho vay ngắn hạn thường được áp dụng phổ biến hiện nay:
Cho vay từng lần: thường áp dụng cho các khách hàng mới hoặc quan hệ tín dụng chưa thường xuyên, chưa được sự tín nhiệm từ phía NH. Với phương thức này, mỗi lần vay vốn thì doanh nghiệp và NH thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức: NH và khách hàng cùng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm cơ bản của loại hình tín dụng này là một bộ hồ sơ được sử dụng cho nhiều món vay, món giải ngân khác nhau. Hạn mức tín dụng có thể được hiểu như là mức dư nợ vay tối đa có thể duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
Chiết khấu chứng từ có giá
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh tốn. Đây là một loại hình tín dụng, theo đó NH nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền nhất định bằng mệnh giá của chứng từ trừ đi các khoản hoa hồng và lãi chiết khấu. Loại chứng từ có giá mà NH thường nhận chiết khấu là thương phiếu, bên cạnh đó là các loại chứng từ khác như trái phiếu, kỳ phiếu…
Cho vay trung dài hạn
Mục đích của tín dụng trung dài hạn thường là đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào dự án.
Tài trợ ngoại thương
Bằng việc tiếp cận tài trợ ngoại thương, các DNNVV có quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu có thể vay vốn NH phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình. Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính tài trợ của NH, trên thực tế thơng thường bao gồm các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu (Pre-export Financing), cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu (Bills Discounting), cho vay mở thư tín dụng (LC Opening Line)…
Bảo lãnh
Bảo lãnh NH là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung dài hạn thơng qua việc cho th máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động s ản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tà i sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổn g số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Về mặt lý thuyết, cho th tài chính có thể là phương cách tiếp cận tín dụng trung dài hạn thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ, ít có tài sản thế chấp, hoặc mới thành lập.
Nghiệp vụ bao thanh toán
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Nghiệp vụ bao thanh toán gần giống với nghiệp vụ chiết khấu nhưng mức phí bao thanh tốn NH thu cao hơn do rủi ro hơn.
1.3.Hiệu quả tín dụng NH đối với DNNVV:
1.3.1.Khái niệm hiệu quả tín dụng NH
Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực NH, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng NH. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho NH thương mại từ nguồn tích lũy do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của NH.
Vì vậy, hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng NH với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan và khách quan. Do đó hiệu quả tín dụng là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa NH, khách hàng vay vốn và nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xem xét hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV đứng trên góc độ là NH cấp tín dụng. Do đó, hiệu quả tín dụng NH đối với các DNNVV được thể hiện ở các chỉ tiêu: dư nợ ngày càng tăng trưởng, lợi nhuận gia tăng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được duy trì ở mức cho phép, đảm bảo nguồn vốn để cho vay.
1.3.2.Nội dung cơ bản của việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV:
Thứ nhất: Dư nợ tín dụng ngày càng tăng trưởng
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH. Do đó, việc đẩy mạnh tín dụng là việc làm được NH quan tâm và xúc tiến.
Tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV là việc NH sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng vào đối tượng là DNNVV có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.
Tăng trưởng tín dụng được biểu hiện ở 2 khía cạnh: - Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với NH. - Dư nợ tín dụng đối với DNNVV.
Thứ hai: Mức độ an tồn vốn tín dụng của ngân hàng được chú trọng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trì ở mức cho phép.
Hiệu quả tín dụng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NH thương mại, là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của NH. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho NH nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh NH. Do đó, khi đánh giá hiệu quả tín dụng thì bên cạnh việc xem xét tăng trưởng tín dụng cần phải chú trọng đến sự an tồn tín dụng thơng qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trì ở mức cho phép.
Thứ ba: Lợi nhuận gia tăng
Việc nâng cao hiệu quả tín dụng chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của NHTM. Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập
cho NH nên hiệu quả tín dụng đối với DNNVV cao phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV trong tổng thu nhập của NH cao và ngược lại.
Thứ tư: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đối với DNNVV
Hoạt động tín dụng của TCTD hiểu theo nghĩa rộng là việc các TCTD sử dụng uy tín của mình để huy động các loại nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó để cấp tín dụng cho những đối tượng có nhu cầu vay vốn được NH tín nhiệm. Hay nói cách khác, hoạt động huy động vốn là một mảng của hoạt động tín dụng, theo đó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng là một nội dung cơ bản của hiệu quả tín dụng.
1.3.3.Các tiêu thức đánh giá hiệu quả tín dụng NH đối với DNNVV
1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mơ và tăng trưởng tín dụng:
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN =
Dư nợ tín dụng năm - nay đối với DNVVN
Dư nợ tín dụng năm trước đối với DNVVN Dư nợ tín dụng năm trước đối với DNVVN - Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với NH:
Số lượng DNVVN mới có quan hệ tín = dụng với NH Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH - năm nay Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH năm trước - Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV so với tổng dư nợ (%):
Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNVVN =
Dư nợ tín dụng đối với DNVVN X 100
Tổng dư nợ tín dụng
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của NH đối với đối tượng là khách hàng DNNVV cũng như uy tín của NH đối với đối tượng khách hàng
này. Các chỉ tiêu trên càng cao càng thể hiện được khả năng của NH trong việc mở rộng hoạt động tín dụng cho DNNVV.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu này không phản ánh hết hiệu quả tín dụng mà nó chỉ phản ánh được quy mơ, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tín dụng vì đằng sau các kh oản tín dụng đó cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả tín dụng khơng chỉ dựa vào nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng mà cịn phải sử dụng một số nhóm chỉ tiêu khác nhằm có sự đánh giá tồn diện hơn.
1.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về mức độ an tồn vốn tí n dụng
- Tỷ lệ nợ quá hạn: được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm xác định.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn X 100 Tổng dư nợ tín dụng
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận trên hợp đồng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất vốn của NH. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì khả năng mất vốn càng cao, hiệu quả tín dụng thấp. Theo thơng lệ quốc tế nếu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% thì mức độ an tồn tín dụng được bảo đảm và ngược lại. Tuy nhiên xu hướng mới trong đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng những năm gần đây là xem xét các khoản nợ xấu. Đây là xu hướng đúng vì nợ xấu phản ánh