3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Phát
3.2.1.1. Nhóm giải pháp về tăng cường vốn để cho vay DNNVV
Muốn mở rộng tín dụng thì trước tiên phải tăng cường huy động vốn. Qua phân tích thực trạng ở chương 2 cho thấy trong thời gian qua MHB khu vực TP.HCM đã rất nỗ lực trong việc huy động vốn thể hiện ở chỉ tiêu vốn huy động tăng qua các năm song vẫn không đáp ứng đầy đủ vốn cho khách hàng mà p hải nhận vốn điều hòa từ hội sở. Do đó, việc thu hút vốn là việc làm cần thiết và đẩy mạnh thường xuyên của NH.
MHB chủ trương tăng cường nguồn vốn huy động từ thị trường I của tổ chức kinh tế, cá nhân với chi phí thấp để phát triển dư nợ (dự kiến cho vay tối đa là 95% vốn huy động từ thị trường I). Nếu mỗi chi nhánh đều làm tốt công tác huy động vốn tại chỗ thì sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn vố n điều hịa từ hội sở, đồng thời góp phần gia tăng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống. Do vậy, MHB khu vực TP.HCM phải xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp, linh hoạt với từng chi nhánh, từng phòng giao dịch, từng bộ phận và đến từng cá nhân sao cho tạo được sự đồng lòng trong huy động vốn. Cụ thể như sau:
- Triển khai các dịch vụ mới hỗ trợ cho công tác huy động vốn:
+ Hiện đại hóa hệ thống giao dịch, triển khai các tiện ích home – banking, internet – banking, … (hiện tại MHB chỉ có mobile – banking); nghiên cứu áp dụng thêm hình thức huy động mới như tiền gửi linh hoạt, lãi suất bậc thang….
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng gửi tiền vào NH: cập nhật, cung cấp những thông tin trực tuyến về thương mại và tín dụng, quản lý các thơng tin khách hàng, …
+ Cung ứng các dịch vụ với chất lượng cao đi kèm sản phẩm tiền gửi, trong đó nhóm dịch vụ quan trọng nhất là chuyển tiền và thanh tốn, để từ đó thu hút được nguồn tiền gửi với chi phí thấp và khơng chịu nhiều áp lực lãi suất.
-Đa dạng phương thức huy động vốn:
Xác định quy mô hoạt động, thương hiệu và chất lượng dịch vụ của MHB hiện chưa bằng một số NH lớn khác nên hoạt động nguồn vốn của MHB chủ yếu tập trung
vào đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chiến lược xuyên suốt trong huy động là từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ, ln bám sát tín hiệu, nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ, đẩy mạnh các hình thức bán chéo sản phẩm với khách hàng để giữ và thu hút khách hàng tiền gửi. Căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm của từng đối tượng mà đề ra các chính sách huy động vốn thích hợp.
+ Đối với các DN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tài khoản của DN thường dùng để phục vụ cho nhu cầu thanh tốn do đó để thu hút nguồn tiền gửi này đòi h ỏi MHB phải làm tốt khâu thanh tốn sao cho nhanh gọn, chính xác, an toàn và thuận lợi đồng thời cung cấp các dịch vụ đi kèm theo. Cùng với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch của các doanh nghiệp ngày càng phổ biến, thì để tăng khả năng cạnh tranh thu hút tiền gửi thanh tốn thì bắt buộc MHB phải sớm đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch internet banking. Với các doanh nghiệp có nguồn thu lớn hàng ngày như xổ số, bán lẻ xăng dầu, bệnh viện, siêu thị,… cần bố trí thu tiền cả ngày lễ, tết, khi cần cả ngoài giờ hành chánh, với những doanh nghiệp thường xuyên có số dư lớn, ổn định thì ngồi việc làm tốt khâu thanh tốn cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi, thủ tục khi khách hàng có nhu cầu vay vốn.
+ Đối với các cơ quan, tổ chức hành chánh, đơn vị sự nghiệp có thu, các đồn thể, cần đặc biệt chú trọng việc cung ứng tiền mặt kịp thời, thanh tốn nhanh chóng, chính xác, phục vụ tận tình, thường xun quan tâm tạo mối quan hệ gắn bó gần gũi để tăng nhanh nguồn vốn này.
+ Đối với khách hàng cá nhân: Nhu cầu của nhóm đối tượng này rất phong phú, do đó cần phân loại khách hàng theo nguồn thu nhập, yêu cầu, tâm lý để từ đó đưa ra các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau mang tính linh hoạt về lãi suất, đa dạng phương thức trả gốc và lãi, thuận lợi trong gửi và rút tiền. Mục tiêu chính của nhóm khách hàng này là an tồn và lãi suất cao, do đó để thu hút tiền gửi cần có những hình thức khuyến mãi hấp dẫn, đi kèm với với việc cung cấp các dịch vụ tiện ích: thanh tốn tiền điện, nước, điện thoại, … Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, điểm giao dịch
mới để thu hút tiền gửi của cán bộ công nhân viên chức của Nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học thơng qua dịch vụ trả hộ tiền lương trên cơ sở tiếp cận với các cơ quan, ký kết các hợp đồng trả hộ tiền lương cho nhân viên. Như vậy sẽ giúp NH tận dụng được tiền nhàn rỗi từ các chủ thẻ. Đồng thời cải tiến giờ giao dịch cho phù hợp với sinh hoạt và công việc của dân cư tại các điểm giao dịch, có thể làm việc cả ngày nghỉ, ngoài giờ hành chánh để khách hàng thuận tiện trong việc gửi và rút tiền. Hình thức này đã được thực hiện ở một số NHTM và đem lại hiệu quả cao do không chỉ làm tăng được lượng khách hàng đến giao dịch mà còn tăng thu dịch vụ cho NH song quan trọng hơn cả là khẳng định thươn g hiệu MHB đến với khách hàng.
Trong giai đoạn tình hình kinh tế vĩ mơ cũng như hoạt động của một số NH cổ phần chưa ổn định, thì MHB phải tận dụng ưu thế là một NH cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước để quảng bá thương hiệu, tạo được lòng tin từ đó t huyết phục thu hút tiền gửi của các cá nhân và tổ chức.