Nhóm giải pháp nhằm tăng trưởng dư nợ

Một phần của tài liệu (Trang 85 - 89)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Phát

3.2.1.2. Nhóm giải pháp nhằm tăng trưởng dư nợ

- Tăng cường liên kết, hợp tác với các hiệp hội, các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngồi nước trong việc cho vay hỗ trợ DNNVV

Liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ tín dụng và các Tổ chức tài chính tín dụng khác như Hội doanh nhân trẻ TP.HCM, Hội doanh nghiệp trẻ TP.HCM, Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM, NH phát triển Việt Nam … trong việc cho vay các DNNVV chưa đủ điều kiện vay theo quy chế của NH. Các Hội, Hiệp hội và các tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của DNNVV, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NH đối với DNNVV.

Việc liên kết này sẽ có lợ i cho cả DNNVV và cho NH. Phía NH sẽ có thêm khách hàng tốt được sự giới thiệu từ hiệp hội, từ quỹ bảo lãnh tín dụng; Phía Hiệp hội sẽ có thêm các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn NH dễ dàng hơn.

+ Về mục tiêu tín dụng: TP.HCM là trung tâm tài chính kinh tế của cả nước, là nơi tập trung đông đảo các DNNVV. Việc xây dựng mục tiêu tín dụng đối với các DNNVV là hết sức cần thiết, có như vậy thì MHB mới dần dần chiếm thị phần ngày càng cao khơng chỉ trong hoạt động tín dụng mà cịn cung cấp các dịch vụ NH khác. Mục tiêu tín dụng của NH phải thể hiện ở các nội dung chủ yếu:

 Về thị phần: cần xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về thị phần cho vay đối với DNNVV. Để làm được điều này, MHB cần xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, nghiên cứu cung cấp các sản phẩm hữu ích và tiện lợi cho các DNNVV.

 Về dư nợ cho vay: Tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay các DNNVV phù hợp với mục tiêu của MHB trong từng thời kỳ . Cụ thể trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế thị trường và mục tiêu của toàn hệ thống, MHB khu vực TP .HCM cần đưa ra chỉ tiêu cho vay các đối tượng khách hàng thông qua số liệu cụ thể . Do đó, muốn thu hút được khách hàng là DNNVV thì MHB khu vực TP.HCM cần xác định nhiệm vụ của mình là phải tập trung đẩy mạ nh thiết lập mối quan hệ với các DNNVV, có như vậy mới hoạch định những bước đi thích hợp trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng DNNVV.

 Về lĩnh vực hoạt động: Chú trọng các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các đối tượng ưu tiên như: sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành cơng nghệ cao,…

+ Về chính sách lãi suất: Hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ba mặt lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích NH và lợi ích khách hàng dưới hình thức thuận mua vừa bán thơng qua giá cả cho vay hay lãi suất cho vay. Vậy để hấp dẫn khách hàng là các DNNVV, mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tuỳ vào từng thời kỳ hay từng đối tượng mà chính sách lãi suất cũng có những ưu tiên khác nhau.

 Đối với các DNNVV, lãi suất càng được quan tâm hơn do vốn đầu tư của họ thường khơng lớn, nếu chi phí đầu vào q cao, lợi nhuận họ thu được khơng

bù đắp đủ chi phí sẽ dẫn đến tình trạng khơng trả được nợ, xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu làm cho chất lượng tín dụng giảm sút sẽ là nguyên nhân của việc hạn chế mở rộng tín dụng, vì vậy MHB cần theo kịp những thông tin thị trường về cung cầu vốn nhằm xây dựng bài toán lãi suất hợp lý bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng khơng loại trừ lợi ích của doanh nghiệp và được thị trường chấp nhận.

 Tuỳ vào từng tiêu chuẩn của các DNNVV mà MHB đưa ra mức lãi suất ưu đãi khác nhau. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với NH, vay trả đúng hạn, doanh số thanh tốn nhiều và có tín nhiệm thì MHB có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn chẳng hạn đối với các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn kinh doanh thì MHB có thể áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thông thường nhưng vẫn đảm bảo bù đắp chi phí đầu vào và chi phí cơ hội tăng thêm cịn đối với các khoản vay trung dài hạn thì MHB có thể cho vay với lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu sau đó thì thả nổi theo quy định ,…. Những ưu tiên này sẽ thúc đẩy các DNNVV sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong quan hệ tín dụng để mối quan hệ này tiếp tục được mở rộng. Với những doanh nghiệp mới vay vốn lần đầu, nếu dự án khả thi thì NH có thể tạo điều kiện để việc giải ngân được nhanh chóng với những ưu đãi về lãi suất thấp hơn và vốn vay cao hơn các món vay thơng thường.

 DNNVV hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và mỗi ngành lại có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng nên nhu cầu hay quan niệm của họ về vốn và chi phí vốn cũng khác nhau vì vậy khi MHB mở rộng quan hệ tín dụng với các lĩnh vực mới thì nên tìm hiểu kỹ để có những nhận định, đánh giá chính xác nhằm xây dựng một biểu lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng ngành nghề, có như vậy chủ trương mở rộng tín dụng của NH mới có thể thành cơng.

 Khơng chỉ có ưu đãi về lãi suất vay vốn mà MHB nên tăng thêm các dịch vụ khơng thu phí cho các DNNVV như: chuyển tiền, thanh tốn bù trừ ,… tạo tâm lý khách hàng luôn được hưởng thiện chí của MHB, từ đó khuyến khích các DNNVV đặt quan hệ với NH lâu dài và ổn định.

- Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay đối với các DNNVV.

Công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ là việc cần phải quan tâm đối với các doanh nghiệp nói chung và NH nói riêng. Trong xu hướng hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề cơng tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ càng trở nên hết sức cần thiết và góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, MHB cần tiếp tục quan tâm, xây dựng chiến lược tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm cho vay đối với các DNNVV. Việc làm này sẽ giúp NH từng bước chiếm dần thị phần cho vay, nâng cao và củng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính. Cơng tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ phải được quán triệt từ nhận thức đến các công việc c ụ thể nhất từ cấp lãnh đạo cao cấp đến từng nhân viên trong hệ thống của NH mình, để mỗi đơn v ị, mỗi cá nhân thấy được tầm quan trọng của việc làm này. Để làm được việc này, MHB cần thực hiện như sau:

+ Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện các kỹ năng cho các cán bộ chuyên phụ trách công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ.

+ MHB nên thành lập trung tâm tư vấn, tuyên truyền và hỗ trợ khách hàng trực thuộc chi nhánh nhằm hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NH mình. Trong đó phải có bộ phận chun trách về khách hàng DNNVV.

+ Định kỳ (ba tháng, sáu tháng hoặc một năm) tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm dịch vụ với khách hàng, trong đó chú trọng khách hàng là DNNVV.

+ Bộ phận chuyên trách công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ phải thường xuyên cập nhật thông tin về các do anh nghiệp mới thành lập để thực hiện công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp.

+ Tăng cường quảng bá hình ảnh của mình ra cơng chúng thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình, bảng hiệu …. vì hiện vẫn cịn nhiều người chưa biết đến MHB do mạng lưới tại TP.HCM còn mỏng, chưa mạnh dạn đầu tư vào hình ảnh.

Một phần của tài liệu (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w