3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Phát
3.2.1.3. Nhóm giải pháp về chất lượng tín dụng:
- Hồn thiện quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ và đảm bảo thực hiện đúng qui trình trước khi giải ngân.
Công tác thẩm định là một bước quan trọng trong quy trình cho vay. Việc thẩm định tín dụng tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: phương án, dự án vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nguyên tắc tín dụng theo quy định cụ thể đối với từng l oại tín dụng đó, đảm bảo chắc chắn rằng sau khi giải ngân NH sẽ thu hồi được nợ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn mà NH và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; hồ sơ, thủ tục vay vốn của khách hàng phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định, n ếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì nó đảm bảo an tồn về pháp lý cho NH.
Những tồn tại nhất định trong công tác thẩm định chủ yếu do trình độ, năng lực chun mơn của cán bộ tín dụng chưa cao, vì vậy trong thẩm định, cán bộ tín dụng cần tập trung một số vấn đề sau:
+ Năng lực pháp lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp: là các quyết định thành lập đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng…; là khả năng độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hồn trả nợ vốn vay ….
+ Đánh giá về uy tín, tư cách của doanh nghiệp nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan của doanh nghiệp gây ra để có thể phát hiện ra âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng doanh nghiệp. Muốn xem xét uy tín của
doanh nghiệp, cán bộ NH có thể tìm hiểu thơng qua giá cả, chất lượng sản phẩm, thị phần của doanh nghiệp, quan hệ thanh toán với khách hàng, nhân viên, thuế ….
+ Thẩm định về phương diện thị trường nhằm phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm về mặt giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã thị hiếu của người tiêu dùng, xem xét các hợp đồng về số lượng sản phẩm, chủng loại, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán .… Chú ý những doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cho một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất, vì những doanh nghiệp này thiếu tính chủ động nên dễ gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng hóa và tất yếu dẫn dến rủi ro về tài chính khi có sự biến động của thị trường tiêu thụ.
+ Đặc biệt khâu thẩm định dự án có ý nghĩa quyết định đến việc cấp tín dụng vì hiện nay NH chủ yếu dựa vào tính khả thi, hiệu quả của các dự án đầu tư để ra quyết định cho vay. NH sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính thơng qua các chỉ tiêu như: lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…. Thẩm định về phương diện kỹ thuật nhằm đánh giá quy mơ của dự án có phù hợp với năng lực, tiêu thức sản phẩm của doanh nghiệp không, thẩm định về mặt số lượng, công suất quy cách, chủng loại, danh mục của thiết bị, dây chuyền sản xuất và năng lực hiện có của doanh nghiệp so với quy mơ dự án. Thẩm định địa điểm xây dựng dự án theo các yêu cầu: có gần nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụ chính hay tiện lợi về giao thông vận tải hay khơng.
Ngồi những nội dung trên, khi thẩm định cịn có các yếu tố như mơi trường xã hội, thẩm định về phương diện tổ chức quản lý thực hiện và vận hành dự án ….
Trong quá trình thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn của doanh nghiệp, nếu có vấn đề nào đó mà cán bộ NH chưa có đủ điều kiện hoặc trình độ để thẩm định thì cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp đỡ để thẩm địn h đạt được chất lượng cao nhất như: thẩm định về phương diện kỹ thuật, thị trường của những dự án trung, dài hạn.
Để cơng tác thẩm định được đầy đủ, chính xác, MHB cần thu thập thơng tin từ nhiều phía, trên nhiều phương diện, ngồi n hững thông tin do doanh nghiệp cung cấp, NH cần phải thu thập thông tin từ bên ngồi như thơng tin về chiến lược phát triển quy hoạch vùng, lãnh thổ, thông tin thị trường, bạn hàng, người thân quen … hoặc thơng tin từ những cơ quan có liên quan với các DNNVV, thơng qua đó, cán bộ tín dụng phân tích, xử lý thơng tin để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong cơng tác tín dụng.
Trong hoạt động thẩm định tín dụng, cán bộ NH phải triệt để tuân thủ đúng qui trình thẩm định tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho NH. Nếu cán bộ NH nào khơng tn thủ, NH cần có biện pháp xử lý ngay mặc dù sự việc chưa gây ra rủi ro nào cho NH. Tùy vào mức độ sai phạm của cán bộ, NH có thể sử dụng biện pháp xử lý như: cắt giảm mức thưởng, điều chuyển công tác, sa thải, bồi thường vật chất và nếu nghiêm trọng cần đưa ra pháp luật để trừng trị thích đáng khơng nể nang, bao che.
- Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của DNNVV sau khi giải ngân.
Trong qui trình cho vay, sau khi cấp tiền vay, một công đoạn vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả tín dụng đó là cơng tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng vay. Tuy nhiên, xuất phát từ những lý do khác nhau, thời gian qua một số cán bộ vẫn cịn những biểu hiện thực hiện chưa tốt cơng tác này.
Về phía các DNNVV với tư cách người đi vay cũng chưa tự giác tuân thủ các điều khoản qui định trong hợp đồng tín dụng, cịn sử dụng vốn khơng đúng đối tượng qui định, sai mục đích đã cam kết. Kết quả tất yếu là doanh nghiệp không trả được nợ đúng hạn, thậm chí mất khả năng trả nợ cả vốn và lãi cho NH.
Để khắc phục tình trạng này, các chi nhánh cần đặc biệt quan tâm công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Cụ thể là:
+ Về nhận thức đối với cán bộ lãnh đạo, điều hành tại các chi nhánh: Cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của việc kiểm tra, giám sát sau khi
giải ngân. Trên cơ sở đó, điều hành, chỉ đạo sát sao và quyết liệt đối với cán bộ tín dụng trong việc thực thi tốt nhiệm vụ này.
+ Trên cơ sở qui trình chung về kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, tại mỗi chi nhánh cần cụ thể hóa qui trình này sao cho phù hợp với hồn cảnh, điều kiện địa phương cũng như đặc điểm của loại hình DNNVV.
+ Cần thường xuyên tổ chức phổ biến, tập huấn đầy đủ, rõ ràng và nghiêm túc nội dung qui định về kiểm tra, giám sát cho mỗi cán bộ tín dụng sao cho sau mỗi đợt tập huấn họ phải nắm chắc được những vấn đề như: vì sao phải làm, làm như thế nào, nội dung công việc phải làm, khi nào cần làm, cần phải kết hợp ra sao để đạt hiệu quả cao nhất? ....
+ Mỗi cán bộ tín dụng phải tuân thủ đúng nội dung qui trình đã được phổ biến. Trường hợp vi phạm qui định cần có biện pháp xử lý trách nhiệm kể cả hình thức bồi thường vật chất, để đảm bảo qui trình được thực hiện một cách nghiêm túc.
+ Trên cơ sở báo cáo về tình hình vi phạm qui định sử dụng vốn vay cũng như tình hình về tài sản đảm bảo tiền vay, cán bộ lãnh đạo cần có biện pháp xử lý kịp thời và kiên quyết nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng đối với NH. Đây là một quyết định khá phức tạp, vì vậy NH cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan ban ngành hữu quan, chính quyền địa phương để có thể giải quyết một cách thuận lợi hơn.
- Tăng cường quản lý rủi ro và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu để nâng cao hiệu quả tín dụng.
Quản lý rủi ro là hết sức quan trọng đối với NH, đặc biệt là rủi ro tín dụng, vì rủi ro do nhiều yếu tố tạo ra đặc biệt nguy hiểm nhất là yếu tố con người bên trong NH và khách hàng xin vay. Do đó, một giải pháp có thể thực hiện để hạn chế bớt rủi ro xuất phát từ yếu tố con người là dùng biện pháp phỏng vấn trực tiếp. NH lập hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng trực tiếp thụ lý hồ sơ và khách hàng phải tự mình bảo vệ phương án kinh doanh, phương án trả nợ vay của mình trước hội đồng
thẩm định. NH chỉ quyết định cho vay khi có kết quả chấp thuận từ Hội đồng thẩm định.
Nợ quá hạn, nợ xấu là điều tất yếu đối với các NH, tuy nhiên việc đôn đốc thu hồi nợ đối với những khách hàng nợ quá hạn là điều hết sức cần thiết. Thực tế hiện nay, cách đòi nợ của NH chủ yếu theo dạng mệnh lệnh, thậm chí cịn đe dọa cả đối với khách hàng nên thường xảy ra mâu thuẫn giữa khách hàng và nhân viên NH và tất nhiên là các khách hàng đó sẽ khơng quan hệ tín dụng với NH đó nữa, đây cũng là một thiệt hại cho cả NH và doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, để việc thu hồi nợ quá hạn đạt hiệu quả cao, NH nên xem việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn là một nghệ thuật và phải được đào tạo một cách bài bản. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà NH có cách địi nợ phù hợp, cần quan tâm, chia sẽ những khó khăn với khách hàng, đồng cảm với khách hàng tránh gây ra mâu thuẫn khi đòi nợ.