Kiểm định ANOVA đối với NIM

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 68)

Đơn vị tính % Phương pháp Độ lệch bình

phương bình quân Phân phối F Mức ý nghĩa

Hàm hồi quy 5.577 4.192 .019

Phần dư 1.330

(Nguồn: Phụ lục 5) Giá trị kiểm định phân phối F = 4.192 tương ứng với mức ý nghĩa 1.9% bác bỏ giả thiết mơ hình hồi quy khơng phù hợp. Vì vậy, kết luận rằng mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.

Bảng 2.25: Kết quả hồi của NIM

Đơn vị tính %

Mơ hình

Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa Đo lường đa cộng tuyến Mức ý

nghĩa B Sai số thông kê Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai Hằng số 5.346 .905 .000

GDP -.209 .112 .887 1.127 .066

CPI .035 .024 .887 1.127 .149

(Nguồn: Phụ lục 5)

Độ chấp nhận của biến độc lập đều nhỏ hơn 1, hệ số phóng đại phương sai biến độc lập >1, có nghĩa là khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay nói cách khác các biến độc lập khơng có mối tương quan chặt chẽ với nhau.

Hàm hồi quy của NIM như sau:

NIM = 5.346 – 0.209GDP (2.7)

Trong phương trình hồi quy, CPI có mức ý nghĩa = 14.9% có nghĩa là CPI khơng có ảnh hưởng đến NIM. Nhưng khi kiểm định mối tương quan NIM và CPI thì có tương quan với nhau, nhưng hồi quy khơng có ý nghĩa là do mối tương quan GDP mạnh hơn CPI nên đã giải thích kết quả cho CPI. Như vậy, có thể hàm hồi quy NIM theo CPI là hàm hồi quy phi tuyến.

Bảng 2.26: Khảo sát mơ hình hồi quy phi tuyến NIM với CPI

Đơn vị tính % Phương trình R2 Kiểm định F Hằng số b1 b2 b3 Mức ý nghĩa Tuyến tính .057 4.751 3.733 .051 .032 Hàm Logarit .075 6.342 2.898 .619 .014 Hàm nghịch .073 6.111 4.802 -4.253 .016 Hàm bậc hai .095 4.051 2.659 .256 -.008 .021 Hàm bậc ba .139 4.074 4.079 -.259 .044 -.001 .010 Hàm mũ .062 5.126 3.025 .137 .026 (Nguồn: Phụ lục 5) Kiểm định phân phối f của hàm logarit = 6.342 là cao nhất, như vậy hồi quy phi tuyến của NIM và CPI là:

Bảng 2.27: Kết quả hồi quy NIM với GDP, CPI

Đơn vị tính %

Mơ hình

Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa Đo lường đa cộng tuyến Mức ý

nghĩa B Sai số thơng kê Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai Hằng số 2.381 2.117 .264 GDP -.201 .110 .906 1.104 .072 NIM_CPI .769 .411 .906 1.104 .065

Kết quả hồi quy được viết như sau:

NIM = 2.3816 -0.201GDP + 0.769NIM_CPI

NIM = 2.3816 -0.201GDP + 0.769 (2.898 + 0.619 ln(CPI)) NIM = 2.3816 -0.201GDP + 2.228562 + 0.476011 ln(CPI)

(Nguồn: Phụ lục 5)

NIM = 4.6102 -0.201GDP + 0.476 ln(CPI) (2.9)

Kết quả nghiên cứu lợi nhuận thông qua NIM:

- Nếu CPI trong nước tăng, lúc này chi phí hoạt động của ngân hàng tăng, nhưng lợi nhuận lại tăng có nghĩa là CPI tăng ảnh hưởng khơng đáng kể đến chi phí hoạt động của ngân hàng nên lợi nhuận vẫn tăng.

- Theo nghiên cứu của Sehish Gul, Faiza Irshad and Khalid Zaman (2011) GDP có tương quan thuận với lợi nhuận của NHTM nghĩa là khi GDP tăng nền kinh tế cần cung cấp nhiều vốn, lúc này hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, nếu tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ thì lợi nhuận sẽ tăng. Với phương trình trên, GDP nghịch biến với NIM, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của các NHTMCP NY TTCK Việt Nam chưa tốt nên mặc dù tốc độ GDP có tăng trưởng nhưng lợi nhuận của ngân hàng giảm.

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMCP NY tại Việt Nam thông qua các tỷ số ROA, ROE, NIM.

- ROA bị ảnh hưởng bởi chi phí hoạt động, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ, tỷ lệ thanh khoản. Nếu chi phí hoạt động tăng, lợi nhuận giảm, và nợ xấu tăng cao, dự phịng rủi ro phải trích lập tăng đã làm lợi nhuận giảm. Mặt khác khi thanh khoản của ngân hàng tăng thì lợi nhuận tăng thấp.

- ROE bị ảnh hưởng bởi chi phí hoạt động, tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Nếu chi phí hoạt động tăng thì lợi nhuận giảm và khi tăng vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản thì lợi nhuận tăng.

- NIM bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và CPI. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, nhu cầu tín dụng tăng cao nhưng chất lượng tín dụng giảm sút do khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng nên lợi nhuận giảm.

Kết luận chƣơng 2

Qua phân tích thực trạng các NHTMCP tại Việt Nam, khả năng sinh lời của ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi các nhân tố EA, LLR, LIQ, COSR, SIZE, GDP, CPI, nguyên nhân chính đều xuất phát từ các ngân hàng khơng kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng, nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây làm lợi nhuận sụt giảm. Ngoài ra, khi đánh giá các mặt hoạt động của ngân hàng như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh tốn… đều có lợi nhuận tăng qua các năm nhưng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, chất lượng tín dụng giảm sút, tỉ lệ nợ xấu tăng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và nếu khơng có biện pháp cải thiện thì trong tương lai khả năng sinh lời ngân hàng sẽ tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng, nếu việc quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng chưa chặt chẽ hoặc sử dụng chi phí chưa hợp lý thì làm giảm khả năng sinh lời. Mặt khác, nếu ngân hàng tăng cường thanh khoản thì khả năng sinh lời cũng tăng thấp do nguồn vốn đầu tư hoạt động sinh lời giảm nên không thể khuếch đại được lợi nhuận.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ TIÊU CỰC NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hƣớng gia tăng khả năng sinh lời của các NHTMCP NY tại Việt Nam

Các NHTMCP NY tại Việt Nam có nhiều ưu thế hơn các NHTMCP về nhiều mặt như hình ảnh, thương hiệu được quảng bá rộng rãi trên TTCK, huy động được nguồn vốn lớn khi có nhu cầu thơng qua việc phát hành thêm cổ phiếu, nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu của ngân hàng thơng qua việc chào bán trên các Sở giao dịch chứng khốn, tăng uy tín, xây dựng niềm tin đối với các đối tác chiến lược hợp tác kinh doanh do việc minh bạch, cơng khai thơng tin về tình hình tài chính. Vì vậy, địi hỏi các ngân hàng phải xây dựng chiến lược kinh doanh và lộ trình thực hiện cụ thể.

- Các NHTMCP NY cần tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu, có chiến lược truyền thông tốt nhằm tạo ấn tượng tốt trong mỗi cổ đông, mỗi khách hàng và các đối tác chiến lược. Thương hiệu tốt là chìa khóa để mở cánh cửa thành công trong lĩnh vực ngân hàng, gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

- Các NHTMCP NY xây dựng lộ trình tăng vốn cụ thể trong từng giai đoạn, kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ thông qua TTCK nhờ vào uy tín, thương hiệu nhằm nâng cao năng sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với những NHTMCP NY quy mô vốn nhỏ, đây là con đường tăng nhanh năng lực tài chính cho ngân hàng hiện nay. Việc tăng vốn điều lệ sẽ nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, đối với cổ đơng. Qua đó, có thể cải thiện tình hình hoạt động của ngân hàng, nâng cao lợi nhuận.

- Dựa vào lợi thế về thương hiệu, năng lực tài chính vững chắc khi NHNN chấp thuận cho niêm yết trên TTCK, các NHTMCP cần xây dựng chiến lược khách hàng linh hoạt, phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng thân thiết bằng các chính sách ưu đãi, mở rộng phát triển với tất cả khách hàng, có như vậy hoạt động ngân

hàng mới bền vững, lợi nhuận ổn định tạo tạo niềm tin cho cổ đông khi đầu tư vào NHTMCP NY.

- Các NHTMCP NY luôn đặt ra kế hoạch lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nhưng tình hình thị trường trong nước cịn nhiều khó khăn nên trong tương lai gần lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng trưởng thấp. Vì vậy, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược phát triển tín dụng hợp lý, mặt dù nguồn thu từ tín dụng là chủ đạo trong lợi nhuận. Mặt khác, cần xây dưng cơ chế thu hồi nợ xấu linh hoạt, hiệu quả trong tương lai do đây là nguyên nhân gây tổn thất lợi nhuận của các ngân hàng nhiều nhất. Từ đó tình hình lợi nhuận trong ngắn hạn của ngân hàng mới có thể cải thiện và gia tăng.

- Hiện nay, hoạt động ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt theo quy luật của việc nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các NHTMCP NY cần có chiến lược phát triển ổn định, dự trữ tài sản có tính thanh khoản cao hợp lý để nhằm phòng ngừa thiếu hụt thanh khoản, giảm giá chứng khoán. Trong trường hợp xảy ra tình huống xấu, giá cổ phiếu giảm mạnh, các ngân hàng có thể sử dụng vốn tự có của mình để mua lại, góp phần hạn chế ảnh hưởng đến lợi nhuận.

3.2 Giải pháp hạn chế sự ảnh hƣởng của các nhân tố tiêu cực nhằm nâng caokhả năng sinh lời của các NHTMCP NY tại Việt Nam khả năng sinh lời của các NHTMCP NY tại Việt Nam

Từ những phân tích chương 2 về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTMCP NY tại Việt Nam, để hạn chế tiêu cực từ các nhân tố cần có các giải pháp từ Chính Phủ, NHNN, ngân hàng nhằm nâng cao khả năng sinh lời.

3.2.1Nhóm giải pháp gia tăng khả năng sinh lời thông qua tỷ số ROA

3.2.1.1Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu

Các NHTMCP NY cần phải phân loại nợ chính xác, từ đó trích lập dự phịng đầy đủ các khoản nợ xấu để bù đắp tổn thất do việc không thu hồi được nợ. Để giảm dần tỷ lệ nợ xấu, các NHTMCP NY cần thực hiện:

- Tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản... Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này, NHTMCP NY phải mất nhiều thời gian và tiền

bạc để thu hồi nợ xấu, tốn nhiều chi phí để duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu.

- Cần tăng cường trích lập, sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Việc bổ sung vốn dự phòng sẽ tạo điều kiện an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, cần tăng cường minh bạch hố tình trạng nợ xấu, tránh tình trạng đánh giá khơng đúng giá trị thực của các khoản nợ xấu, tiến triển của quá trình xử lý nợ xấu tạo tâm lý ổn định cho nhà đầu tư.

- Giảm lãi, xố một phần nợ và lãi, hỗn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo nguồn trả nợ, NHTMCP NY tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với doanh nghiệp khác

- Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp ngân hàng thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

3.2.1.2Hồn thiện cơng tác quản lý chất lƣợng tín dụng

Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ

- Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ hiện nay các NHTMCP NY đang áp dụng khó có thể phản ánh đúng tồn diện kết quả hoạt động kinh doanh. Trong việc chấm điểm, xếp hạng tập trung chủ yếu dựa vào 2 chỉ tiêu là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Kết quả được tính ra từ các chỉ tiêu tài chính thường cố định do hồn tồn phụ thuộc vào báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, nên phần điểm cho các chỉ tiêu tài chính chiếm rất thấp chỉ khoảng 30-40% trong tổng số điểm, do đó kết quả chấm điểm của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ tiêu phi tài chính. Do vậy, trước mắt trong khả năng cho phép của hệ thống định hạng, các NHTMCP NY nên hồn chỉnh xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với tất cả các khách hàng tổ chức lẫn cá nhân.

- Các NHTMCP NY cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng cho doanh nghiệp quan hệ tín dụng ngắn hạn và doanh nghiệp quan hệ tín dụng trung dài hạn. Vì trên thực tế, doanh nghiệp quan hệ tín dụng ngắn hạn có độ rủi ro xét về kỳ hạn thấp hơn doanh nghiệp quan hệ tín dụng dài hạn. Nếu hệ thống xếp hạng tín nhiệm khơng phân biệt hai hình thức quan hệ tín dụng này để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá riêng thì việc phân loại nợ trích lập dự phịng có độ chính xác giảm.

- Các NHTMCP NY cần cụ thể hóa một số chỉ tiêu xếp hạng mang tính chất vĩ mơ để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng đánh giá sát nhất tình hình thực tế đang diễn ra. Đối với một số chỉ tiêu q định tính gây khó khăn cho quá trình chấm điểm của cán bộ quản lý rủi ro, ngân hàng nên đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ như chỉ tiêu “Triển vọng ngành”, để cán bộ quản lý rủi ro có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá triển vọng ngành như thế nào là “thuận lợi”, “ổn định”, “phát triển kém hoặc khơng phát triển”, “bão hồ” hoặc “suy thối”; ngân hàng có thể cụ thể hố hơn bằng cách đưa ra các định mức về tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân của ngành, lợi nhuận bình quân ngành,… để các cán bộ tín dụng có thể so sánh và cho điểm.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc xếp hạnh tín trong hệ thống NHTMCP NY, tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vơ tình hay cố ý có thể xẩy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hồn thiện hơn. Nếu khơng có kiểm tra người thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh không đúng tình hình thực tế khách hàng từ đó dẫn đến những rủi ro phát sinh trong q trình quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng.

Nâng cao cơng tác tín dụng

Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng, nên địi hỏi NHTMCP NY cần có nhiều thơng tin chính xác, đầy đủ về đối tượng thẩm định. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đây là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, quyết định việc cấp hay khơng cấp tín dụng, do đó chất lượng cơng tác thẩm định được xem là biện pháp hàng đầu trong ngăn ngừa rủi ro.

Quá trình thẩm định cần phải bám sát quy chế quy trình, cán bộ thẩm định cần phải đủ năng lực chuyên mơn để đánh giá phân tích hồ sơ, mức độ tin cậy của số liệu ban đầu, biết tư vấn cho doanh nghiệp xác định được định hướng, phương án đầu tư rõ ràng, lựa chọn dự án phù hợp với năng lực tài chính, đặc biệt phải tính

đúng tính đủ nhu cầu vốn đầu tư, không được để bất kỳ áp lực nào mà đầu tư vào

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w