3.3. ến ng hị
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Nâng cao hiệu quả công tác điều hành kinh tế vĩ mơ: Một mặt NHNN sẽ đóng vai
trị là người cho vay cuối cùng để đảm bảo tính bền vững của tồn hệ thống ngân hàng nhưng mặt khác cần phải có một sự phân tích những diễn biến thị trường một cách nhạy bén căn cứ vào các số liệu kinh tế vĩ mô để đưa ra được một chính sách tiền tệ linh hoạt, mềm dẻo, có tính dự báo cao những rủi ro tiềm tàng trong nền kinh tế, góp phần phịng tránh rủi ro về mơi trường kinh tế vĩ mô cho NHTM, tránh dùng những phương pháp mang tính mệnh lệnh hành chính.
Xây dựng và hồn thiện các cơng cụ bảo hiểm tín dụng: Hiện nay trên thị trường liên NH ở nước ta vẫn chưa thể áp dụng được những cơng cụ bảo hiểm tín dụng như quyền chọn TD, và một số cơng cụ phái sinh khác. Do đó, NHNN nên tích cực nghiên
cứu đề xuất phương án áp dụng các cơng cụ bảo hiểm tín dụng nói trên. Giải pháp này cũng là một bước tiếp cận tới thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát: NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tốn trong ngân hàng để bảo đảm tính khách quan, an toàn trong hoạt động từng nghiệp vụ. Cần phải có quy định đối với các DN có khoản vay lớn phải kiểm toán tất cả các BC tài chính. Việc làm này sẽ khắc phục được nhược điểm trước mắt của hoạt động kiểm tốn cịn chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, pháp lệnh kiểm toán chưa có hiệu lực buộc tất cả các doanh nghiệp phải kiểm toán hằng năm
Mặt khác, cũng cần có các biện pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển, khuyến khích việc phát hành, mua bán trái phiếu DN và mua bán nợ.
Thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống NH thơng qua đề án được Chính phủ phê duyệt, phù hợp với các cam kết của các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tạo ra các NH có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và đủ sức cạnh tranh.
Chỉ đạo NH thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an tồn vốn và giới hạn cấp tín dụng, khơng cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ. Chủ động phối hợp với khách hàng vay để thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách cách hợp lý để giảm khó khăn tài chính tạm thời cho DN, tr ích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật, thực hiện tốt việc mua bán nợ theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo NH tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cho DN thơng qua giảm lãi suất tiền vay đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
Rà sốt, hồn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an tồn hoạt động NH
nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH.
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát NH để bảo đảm NH tuân thủ đúng các quy định về hoạt động NH, đặc biệt là quy định về tăng trưởng tín dụng, cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và các quy định về an tồn hoạt động tín dụng.
Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thơng qua ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ.
NHNN cần xem xét, bổ sung vốn cho Công quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (AMC) để nâng cao năng lực tài chính, tạo điều kiện cho AMC mua nhiều khoản nợ xấu hơn.
Ngoài ra, NHNN cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác, bao gồm:
- Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho NH giảm nợ xấu.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động NH để tạo điều kiện cho NH xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, giảm nợ xấu và có cơ sở để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
- Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.