Đánh giá thực trạng pháp luật thuế trong hoạt động kỉnh doanh chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Thuế đối với kinh doanh chứng khoán theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 77)

chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

2.3.1.1. Những thành tựu đạt được

3.237Chính sách thuế trong hoạt động KDCK được xây dựng với quy trình đầy đủ, các tác động điều chỉnh đến các chủ thể tham gia TTCK. Các chính sách thuế có văn bản hướng dẫn thi hành giúp các tổ chức nắm bắt và thực hiện đúng các quy định pháp luật thuế trong hoạt động KDCK.

3.238Trong thời gian qua, nhà nước đã xây dựng quy chế rõ ràng để doanh nghiệp, nhà đầu tư được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách thuế. Thơng thường, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến pháp luật khi có quy định liên quan trực tiếp đến mình hoặc khi bị thanh tra, kiểm tra, xử phạt khi thực hiện các chính sách thuế. Do đó, việc nhà nước xây dựng quy trình để các chủ thể được tham gia đóng

góp ý kiến của mình đã đem lại nhiều lợi ích thực tế. Ví dụ như việc bỏ quy định khống chế trần 15% các chi phí quảng cáo, tiếp thị. Quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với các cơng ty chứng khốn khi hoạt động quảng cáo, tiếp thị chiếm một phần khơng nhỏ trong chi phí doanh nghiệp.

3.239Chính sách thuế trong hoạt động KDCK đã góp phần thực hiện mực tiêu huy động nguồn vốn vào ngân sách nhà nước. Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết điều chỉnh chính sách thuế, xóa bỏ hàng rào thuế quan theo lộ trình là thách thức khơng nhỏ với thu ngân sách nhà nước từ thuế. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động thu ngân sách nhà nước có nhiêu cải thiện. Sự tham gia của các nhà đầu tư vào hoạt động KDCK hiện nay đã góp phần khơng nhở vào tăng ngân sách nhà nước, nhất là tăng thu nội địa.

3.240 Chính sách thuế trong hoạt động KDCK được sửa đổi, hoàn thiện theo hướng đơn giản, giảm bớt thủ tục hành chính, góp phần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những cải cách về chính sách thuế đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao uy tín và cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế. Các chính sách thuế, các văn bản pháp luật về thuế được sửa đổi, bổ sung liên tục phù hợp với mục tiêu của nhà nước trong đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận, giảm bớt thời gian kê khai, nộp thuế. Ngành thuế thường

xuyên hồ trợ tích cực, trực tiếp và gián tiếp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi doanh nghiệp có nhu cầu. Các công văn trả lời các thắc mắc của doanh nghiệp đi nhanh chóng, kịp thời, đi theo hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ cơng văn số 19743/CT-TTHT ngày 07/4/2020 của Cục thuế thành phố Hà Nội về việc kê khai nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần; Công văn số: 17324/CTHN-TTHT ngày 20/5/2021 của Cục thuế thành phố Hà Nội hướng dẫn chính sách thuế đối với Quỹ đầu tư chứng khoán,... đã kịp thời giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động KDCK.

2.3.1.2. Những bất cập, hạn chế

3.241 Nhiều ý kiến cho rằng các ý kiến đóng góp trong xây dựng chính sách thuế bị bỏ qua mà khơng được giải thích cụ thể. Đối với các tổ chức KDCK, việc theo dõi các chính sách thuế mới trong giai đoạn dự thảo gặp nhiều khó khăn. Nhiều tổ chức K.DCK phải trả thêm các chi phí để rà sốt, theo dõi, so sách hiệu quả của chính sách mới và chính sách cũ để có những đóng góp mang tính xây dựng. Mặc dù q trình tham gia xây dựng chính sách thuế tốn kém nhiêu chi phí, thời gian cho doanh nghiệp nhưng khi ý kiên đóng góp được đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền thì vẫn có những ý kiến chưa được ghi nhận mà khơng có giải thích cụ thế. Điều này khiến những người đóng góp ý kiến nản lịng, khơng cịn

mặn mà khi đóng góp ý kiến vào xây dựng, hồn thiện chính sách thuế. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia hồn thiện chính sách thuế. Để một chính sách thuế được đưa vào thực tế thì ngồi việc xây dựng các văn bản pháp luật còn phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành như quyết định, chỉ thị, các công văn hướng dẫn. Các cơ quan hành pháp là đơn vị chủ yếu xây dựng, ban hành các chính sách thuế nên tính độc lập, khách quan thấp. Bên cạnh đó, đối tượng chịu tác động trực tiếp là tố chức, cá nhân nộp thuế chưa tích cực tham gia đóng góp, xây dựng chính sách thuế. Các tổ chức, cá nhân chưa mặn mà đóng góp ý kiến vào xây dựng chính sách thuế một phần là do q trình đóng góp, tham gia ý kiến, giải trình thiếu minh bạch, chính sách thuế thay đổi liên tục, kéo dài thời gian soạn thảo, ban hành các văn bản hướng dẫn và tính dự báo kém. Chưa có quy định cụ thể về sự phối họp giữa các tổ chức, cá nhân trong hồn thiện chính sách thuế

3.242 KDCK là lĩnh vực hoạt động kinh doanh đặc thù. Do đó, các quy định về chính sách thuế trong KDCK phải có những hướng dẫn riêng của ngành thuế. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng chậm trễ trong ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể của chính sách thuế. Các chính sách thuế mới được ban hành, đã có hiệu lực pháp luật nhưng các nghị định, thông tư cũ chưa được sửa đổi. Khi luật thuế được Quốc hội thơng qua, Chính phủ với sự tham gia của Bộ tư pháp ban

hành Nghị định hướng dẫn thi hành. Khi có Nghị định hướng dẫn luật, Bộ tài chính ban hành thơng tư hướng dẫn thi hành. Nhiều trường họp Thông tư ban hành quy định thêm rất nhiều điều kiện khác mà Luật, Nghị định khơng quy định. Do đó, khi luật mới có hiệu lực, các doanh nghiệp phải đợi một thời gian để có văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, khi có văn bản hướng dẫn thi hành thì lại “phình” ra rất nhiều điều kiện, quy định rườm rà khác. Điều này gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp trong q trình quản lý, kê khai, nộp thuế. Hiện nay, mặc dù các vướng mắc của doanh nghiệp đều được tháo gỡ bằng các công văn riêng lẻ hướng dẫn, giải đáp nhưng các công văn này lại không phải văn bản pháp luật nên các doanh nghiệp khác khó tiếp cận khi có cùng thắc mắc.

3.243 Ở nhiều quốc gia đã có bộ tiêu chí đo lường hiệu quả cung cấp dịch vụ thuế của cơ quan thuế như đánh giá thời gian trả lời điện thoại, thư, thời gian giải quyết thủ tục hành chính về thuế,... và cam kết về chất lượng dịch vụ thuế. Ở Việt Nam trong những năm qua, Tổng cục thống kê và Tổng cục thuế đã có những khảo sát đánh giá mức độ hài lịng của người nộp thuế với chính sách thuế và dịch vụ công trong hoạt động thuế. Tuy nhiên, các khảo sát, đánh giá chưa thực sự phổ biến rộng rãi, chưa được sự quan tâm, tham gia của nhiều doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế còn bất cập. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ thông tin để phục vụ

cho hoạt động thu thập dữ liệu của các giao dịch mua bán, thu thập dữ liệu các khoản thu nhập của tố chức, cá nhân trong và ngoài nước cần được nâng cấp. Bất cập hiện nay là nguồn dữ liệu thuế chưa hồn thiện, vẫn cịn thiếu thông tin người nộp thuế nên khó khăn cho việc thu nhập, quản lý người nộp thuế, xác định cơ sở tính thuế, đánh giá tác động, dự báo thay đổi chính sách thuế, chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý thuế nói chung và hoạt động quản lý thuế trong KDCK nói riêng. Hiện nay, cơ sở phân tích dữ liệu mới chỉ dừng ở nội bộ ngành thuế mà chưa mở rộng ra các đối tượng khác, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu riêng, mang tính đặc thù như hoạt động KDCK.

3.244 Ký kết hiệp định đánh thuế hai lần vẫn còn chậm trễ. Hiện nay, Việt Nam đã ký 74 hiệp định đánh thuê hai lân với các nước. Tuy nhiên, hiện nay cả thế giới có khoảng 220 quốc gia và nhiều quốc gia hiện có quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư với Việt Nam nhưng chưa được ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh tài chính ngày càng được mở rộng thì việc chậm trễ ký kết các hiệp định này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Bản thân các hiệp định cũng là cơ sở để các nước trao đổi thơng tin để kiểm sốt các nguồn thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ, ngăn chặn hành vi chuyển giá, trốn thuế, lậu thuế. Việc ký kết các hiệp định đánh thuế hai lần góp phần đảm

bảo cơng bằng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên TTCK. Qua đó nâng cao tín nhiệm của TTCK Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Thuế đối với kinh doanh chứng khoán theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w