HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUÉ TRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thuế đối với kinh doanh chứng khoán theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 83 - 91)

3.259 KINH DOANH CHỨNG KHỐN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.260• •

3.261 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật thuế trong hoạt động kỉnh doanh chứng khoán tại Việt Nam.

3.262 Ngày 19/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên công bố tầm nhìn quốc gia đến năm 2030, 2045. “Đển những năm 2030, Việt Nam hướng tới một xã hội khá thịnh vượng, thuộc nhóm có thu nhập trung bình cao. Nền kinh tế thị trường đã phát triển hon trong nước sẽ do khu vực tư nhân dẫn dắt, có khả năng cạnh tranh, và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu ”. GDP bình qn đầu người 2030 đạt ít nhất 18.000 USD (theo giá ppp năm 2011), tương đương với Malaysia vào năm 2010. Khi đó trên 50% dân số Việt Nam sống ở khu vực đô thị.

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ở mức hơn 90% và đóng góp hơn 70% việc làm. Tỷ trọng của khu vực tư nhân trong GDP ít nhất là 80%. Chỉ số phát triển con người theo Liên Hợp Quốc (HDI) đạt ít nhất 0,7. về tầm nhìn đến 2045, Thủ tướng mong muốn: “Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển. Dân

tộc chúng ta không hề thua kém bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới; khả năng con người Việt Nam khơng hề kém hon so với dân tộc khác; lịng yêu nước của chúng ta không hề thua kém họ ”. [19]

3.263 Theo đề án cơ cấu lại TTCK trong giai đoạn 2020-2025, mục tiêu chung của TTCK ), mục tiêu chung của TTCK là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh

nghiệp; hồ trợ tích cực q trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đối mới mơ hình tăng trưởng kinh tê và thúc đây phát triên khu vực kinh tê tư nhân; tăng

cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

3.264 Theo đó, định hướng quy mơ thị trường cổ phiếu đạt mức 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 55% GDP vào năm 2025. Số lượng nhà đầu tư chiếm 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước

và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK.

3.265 Bên cạnh đó, định hướng sản phẩm trên TTCK ngày càng được phát triển đa dạng; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

3.266 Định hướng phát triển năng lực tài chính của các tổ chức trên TTCK: Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức KDCK theo quy định pháp luật; nâng chỉ tiêu an tồn tài chính của các tổ chức KDCK tăng 20% so với hiện tại. Phấn đấu đến năm 2025 chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6, nâng hạng TTCK Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi. [11]

3.267 Các chính sách thuế trong hoạt động KDCK phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, phù hợp với định hướng phát triển TTCK và đảm bảo cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Cụ thể:

3.268 - Chính sách thuế đảm bảo mơi trường bình đẳng, cơng bằng giữa các chủ thể, giữa các thành phần kinh tế với nhau. Các quy định thuế phải được áp dụng thống nhất giữa các đối tượng nộp thuế, phù họp với thực tế và với thơng lệ

quốc tế hiện nay.

-Chính sách th cân đảm bảo ngn thu cho ngân sách nhà nước và khơng ảnh hưởng nhiều đến người nộp thuế. Khi khơng có các tác động tiêu cực đến người nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, khuyến khích các hoạt động đầu tư, phát triển khoa học - công nghệ cho nền kinh tế. Để làm được điều này, các chính sách thuế cần đảm bảo tỷ lệ điều tiết hợp lý và có những cơ chế riêng cho những đối tượng đặc thù trong hoạt động KDCK.

-Xây dựng hồn thiện các chính sách thuế gián thu đi đơi với đảm bảo cơng bằng xã hội. Các chính sách thuế trực thu được xây dựng đảm bảo khả năng phân phối và điều tiết thu nhập.

-Các ngành kinh tế trọng điếm, đặc thù phải có chính sách thuế bảo hộ họp lý, chọn lọc, có thời hạn cụ thể để khuyến khích đầu tư, phát triển, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu để đảm bảo lợi ích quốc gia.

-Đơn giản chính sách thuế, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người nộp thuế.

3.269 Chính sách thuế tạo thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều

3.271kiện phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích quốc gia. Chính sách thuế phải tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động xuất khẩu, thu hút đàu tư nước ngoài để nền kinh tế phát triển bền vững. Xu thế hội nhập quốc tế sẽ có nhiều hoạt động KDCK được thực hiện trên phạm vi tồn cầu, do đó chính sách thuế phải được quy định rõ ràng, cụ thể, đầy đủ. Cơ sở tính thuế phù hợp với thời điểm phát sinh thu nhập. Đồng thời tăng cường ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Chính sách thuế đi đơi với các chính sách tài chính khác phải được cải tiến theo hướng phân tích, nhìn nhận, đánh giá csa phản ứng, tương tác của các xu thế như mua lại, sáp nhập, mua bán của tổ chức tài chính. Từ đó hồn thiện khung pháp lý trong hoạt động KDCK.

3.272 Mục tiêu chính sách thuê trong giai đoạn 2020-2030 là hướng tới mục tiêu Chính phủ số, kinh tế số. Bên cạnh việc số hóa các tài sản tài chính trên TTCK, chuẩn hóa mở tài khoản trực tuyến, xác thực khách hàng trực tuyến, giao dịch trực tuyến tự động, quản lý danh mục tự động, tư vấn tự động,...thì hoạt động quản lý thuế, thu thuế, dịch vụ thuế phải được “điện tử hóa”. “Điện tử hóa” các hoạt động thuế là yêu cầu bắt buộc trong cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, giảm thiếu tối đa thời gian, chi phí cho người nộp thuế, nâng cao hiệu quả quản lý của co quan nhà nước.

bảo minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp người nộp thuế tự giác nộp thuế, giảm thiểu các hành vi không tuân thủ, tham nhũng, trốn thuế, tránh thuế. Hạn chế thay đổi chính sách thuế thường xuyên (như nâng thuế suất, thêm các chính sách thuế mới) nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Xây dựng khung pháp lý với các chính sách thuế trọng tâm, ổn định, tồn diện với thuế suất hợp lý để tăng sự đồng thuận của người nộp thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

3.274 Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề trốn thuế, tránh thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Việc này đòi hỏi phải xây dựng chính sách chặt chẽ, hạn chế việc lợi dụng kẽ hở để gian lận thuế, hạn chế hành vi làm xói mịn cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngồi. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh tài chính nói chung và hoạt động KDCK nói riêng có thể lợi dụng việc chênh lệch thuế để trốn thuế nên trong q trình hồn thiện pháp luật cần tính tốn kỹ lưỡng, lấp đầy các kẽ hở.

3.275Định hướng pháp luật thuế GTGT

3.276 Thuế GTGT trong những năm gần đây là cơng cụ chính sách chủ yếu của nhà nước trong q trình cải cách hệ thống thuế nhằm củng cố tài khóa sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tăng thu ngân sách nhà nước. Trên thế giới, thuê GTGT ngày càng trở thành một sách th quan trọng và phơ biên. Các nước

có xu hướng chuyển từ thuế trực thu sang thuế gián thu và thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường vai trò huy động nguồn thu từ sắc thuế này. Nếu tính cả các sắc thuế có tính chất tương tự như thuế GTGT là thuế tiêu dùng, thuế hàng hóa, dịch vụ, thì số quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh từ khoảng 140 nước (năm 2004) lên 160 nước (năm 2014) và 166 nước (năm 2016). Cùng với đó, số thu từ thuế GTGT ngày càng đóng vai trị quan trọng trong thu ngân sách của nhiều quốc gia. Trong giai đoạn 1985 - 2009, tỷ trọng nguồn thu từ thuế GTGT trong tổng thu từ thuế trên toàn cầu tăng từ 11% lên 19%, đưa sắc thuế này trở thành nguồn thu thuế quan trọng thứ 3 sau các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân. Năm 2014, thu từ thuế GTGT ở Trung Quốc tương đương khoảng 5,5% GDP, ở Nga khoảng 6,Tl% GDP. Tỷ lệ động viên

từ thuế GTGT ở các nước trong khu vực Liên minh châu Âu (EU) đặc biệt cao (Đan Mạch là 9,9% GDP, Phần Lan là 8,5% GDP). [20]

3.277 Hiện nay, chính sách thuế GTGT ở Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ khơng chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định xác định cơ chế thu đối với hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của nền kinh tế. Hồn thiện phương pháp tính thuế GTGT, tiến tới thực hiện phương pháp khấu trừ thuế. Đồng thời quy định ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế

GTGT phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước và thông lệ quốc tế.

3.278 Trong hoạt động KDCK hiện nay phần lớn đều khơng bị tính thuế GTGT. Khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Asean, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương,... và các Hiệp định thương mại tự do khác thì TTCK sẽ ngày càng phát triển, có thể xuất hiện nhiều các giao dịch qua biên giới. Vì vậy, theo tác giả thì việc thu thuê đôi với một sô hoạt động trong KDCK là cần thiết để đảm bảo cơng bằng của chính sách thuế khi một số hàng hóa trung gian khác là đầu vào của sản xuất vẫn là đối tượng chịu thuế tiêu dùng. Tính thuế tiêu dùng đối với một số hoạt động KDCK góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh tài chính cơng. Khi chuyển một số hoạt động KDCK chịu thuế GTGT thì người nộp thuế là các tổ chức KDCK như cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ,... Cơ sở tính thuế GTGT là doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ KDCK.

3.279Đề xuất trên có thể được xem xét qua các dự thảo, đóng góp ý kiến về việc sửa đổi chính sách thuế GTGT trong hoạt động KDKC. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và tác động không nhỏ đến các chủ thể tham gia TTCK. Để đề xuất được thực hiện sẽ cần công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích và cần một lộ trình họp lý để áp dụng thực tế để tăng đồng thuận, ủng hộ của các chủ thể trong xã hội.

3.280Định hướng pháp luật thuế TNDN

3.281Để thu hút thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN. Đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng thu hẹp lĩnh vực, khuyến khích đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại GTGT lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghệ cao, các lĩnh vực xã hội hóa, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Bổ sung các khoản chi phí được trừ và khơng được trừ trong xác định thu nhập chịu thuế.

3.282Các hoạt động kinh tế như bán hàng đa cấp, thương mại điện từ, hoạt động của các tập đoàn kinh tế,... cần được xây dựng khung pháp lý đặc thù để bao quát mọi hoạt động. Hoàn thiện các quy định hạn chế hiện tượng “vốn mỏng” để tránh tình trạng thất thu ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Thuế đối với kinh doanh chứng khoán theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w