Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 38 - 49)

• • •

1.1.6.1. Chế độ ốm đau

Ốm đau, tai nạn là điều mà hầu như con người không thể tránh khỏi trong suốt cuộc đời. Chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhằm bù đắp phần nào thu nhập cho người tham gia bảo hiểm xã hội phải nghỉ việc do gặp những rủi ro về sức khỏe trong quá trình làm việc, trong cuộc sống theo quy định của pháp luật. Chế độ bảo hiểm ốm đau còn áp dụng trong trường hợp người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm. Như vậy, bảo hiểm ốm đau là chế độ BHXH nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động (tham gia BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vi ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm ốm đau là một trong năm chế độ BHXH bắt buộc, có tác dụng to lớn không những đối với người lao động và gia đình họ mà cịn đối với người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội. Đối với bản thân và gia đình người lao động, bảo hiểm ốm đau trước hết nhằm hỗ trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh tật, duy trì cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình người lao động, giúp người lao động nhanh chóng ổn định tâm lý, phục hồi sức khỏe nhanh chóng để quay trở lại làm việc, ổn định đời sống, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho người lao động trong quá trình làm việc, giúp họ phát huy tinh thần sáng tạo, tăng năng suất lao động... góp phần vào sự phát triền

chung. Đối với người sử dụng lao động, bảo hiêm ôm đau găn kêt trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi sử dụng lao động. Từ chỗ bảo đảm thu nhập, đời sống và ổn định tâm lý cho người lao động, bảo hiểm ốm đau cùng với các biện pháp khác sẽ giúp người sử dụng lao động ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, hạn chế tốn kém và phiền hà khi rủi ro xảy ra đối với người lao động. Chế độ ốm đau cũng có vai trị quan trọng trong việc duy trì cơng việc kinh doanh cũng như đảm bảo quỹ tài chính cho cơng ty được ổn định góp phần đảm bảo cho quỹ BHXH Việt Nam. Đối với Nhà nước, xã hội, cũng như BHXH nói chung, bảo hiểm ốm đau có ý nghĩa về mọi mặt: chính trị, kinh tế và xã hội.

♦ ♦ • X •

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 25, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn

lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm

quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường họp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì khơng được hưởng chế độ ốm đau.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau cùng mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động sẽ phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong mơi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

mà sức khỏe người lao động chưa được phục hồi thì họ cịn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoe sau ốm đau.

1.1.6.2. Chế độ thai sản

Hiện nay, lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động của xã hội và có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh cuộc sống lao động, họ còn thực hiện thiên chức làm mẹ. Hầu hết lao động nữ đều trải qua thời kỳ mang thai, sinh đẻ. Trong thời gian đó, họ phải nghỉ việc, khơng có lương, chi phí tăng thêm do sức khoe suy giảm và có thêm thành viên mới nên đã ảnh hưởng khồng nhỏ đến đời sống bản thân họ và gia đình. Do đó, chế độ bảo hiêm thai sản có ý nghĩa rât lớn đơi với bản thân người lao động và gia đình họ, đối với các đơn vị sử dụng lao động cũng như đối với sự phát triến kinh tế-xã hội của đất nước. Chế độ bảo hiểm thai sản là cơ sở để người lao động, đặc biệt là người lao động nữ nghỉ việc mà vẫn được đảm bảo cưộc sống. Với thời gian nghỉ việc và khoản bù đắp thu nhập tù’ quỹ BHXH, người lao động sẽ sớm ồn định và phục hồi sức khỏe; con sơ sinh được chăm sóc tốt hơn; kinh tế gia đình vì thế mà ổn định hơn.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản là cơ sở pháp lý mà người lao động khi thai sản được nghỉ việc hưởng trợ cấp. Nếu khơng có đầy đủ các điều kiện này thì người lao động khơng được hưởng trợ cấp thai sản. Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường họp theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đang đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế

độ thai sản.

Trường họp đối với lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Trường họp lao động nữ mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận ni con ni dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con ni. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo quy định của luật, chưa đề cập đến lao động mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản chỉ giải quyết đối với con còn sống nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ vẫn được tính theo số con được sinh ra.

Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiềm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ và người lao động nhận nuôi con nuôi. Chê độ thai sản bù đăp một phân thu nhập và sức khỏe cho người lao động khi có thai, mang thai, sinh con, sẩy thai hay áp dụng các biện pháp sinh sản. Ngoài ra chế độ thai sản cịn có ý nghĩa đảm bảo phần nào thu nhập cho người lao động khi nhận con nuôi. Thông qưa chế định này, Nhà nước và xã

hội thể hiện rõ sự quan tâm đối với nhóm lao động đặc thù. Pháp luật quy định các đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, chế độ thai sản cịn là một hình thức bảo vệ phụ nữ khỏi rủi ro mất thu nhập khi thực hiện thiên chức làm mẹ. Ngoài ra, bằng cách đảm bảo nguồn hỗ trợ cho người lao động nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con, chế độ thai sản cịn giảm gánh nặng chi phí trả lương của người sử dụng lao động, từ đó tạo điều kiện để đảm bảo nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong lao động, góp phần đảm bảo bình đẳng giới và an sinh xã hội.

7.1.6.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chế độ tai nạn lao động được chi trả khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn tại nơi làm việc trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp [17, Điều 43].

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là khi người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong mơi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật BHXH 2014. Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đủ điều kiện được quy định thuộc Điều 43, Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng tùy

thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Ngồi 2 trợ cấp trên thì người lao động nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp cịn có thể được cấp phương tiện trợ giúp

sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hưởng trợ câp phục vụ hàng tháng; trợ câp một lân khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ BHXH nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Các trường hợp được coi là tai nạn lao động được xác định rất rộng: tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết, tai nạn ngồi nơi làm việc khi thực hiện cơng việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động.

Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động, các chi phí cho đời sống hàng ngày tăng lên đột ngột. Từ đó nhu cầu được bảo hiểm của người lao động và gia đình họ trong các trường hợp này càng trở nên bức xúc. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xuất hiện với ý nghĩa

ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với nghề nghiệp của người lao động đồng thời thế hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với lực lượng lao động và cộng đồng xã hội nói chung.

1.1.6.4. Chế độ hưu trí

Bất cứ người lao động nào rồi cũng tới lúc già yếu, hết tuối lao động nhưng vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu sẽ là nguồn thu nhập chính của họ trong lúc này. Được hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội. Chế độ hưu trí được hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc khơng cịn tham gia quan hệ lao động nữa. Pháp luật quy định các đối tượng và điều kiện để người lao động được hưởng chế độ hưu trí.

Vê điêu kiện nghỉ hưu hưởng chê độ hưu trí của người lao động thì theo quy định sẽ phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,... được quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH 2014 được tính bằng 45% mức bình qn tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật BHXH 2014 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật; hoặc là tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội; hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

về thời điểm hưởng lương hưu thì là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành họp tác xã có hưởng tiền lương, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điềm hưởng lương hưu là thời điếm ghi

trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ bảo hiểm hưu trí giữ vị trí quan trọng. Tầm quan trọng đó khơng chỉ vì chế độ hưu trí là vấn đề quan tâm của mọi người lao động khi tham gia quan hệ bảo hiểm mà còn do hầu hết mọi người lao động tham gia BHXH đều là đối tượng của bảo hiểm hưu trí. Chỉ trừ một số ít người lao động khơng may mắn chết trong khi đang làm việc, còn lại đa số những người lao động tham gia BHXH khi hết tuổi lao động đều được hưởng chế độ BHXH này. Vì vậy, những thay đổi trong chế độ bảo hiểm hưu trí ln ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia BHXH và được cả xã hội quan tâm. Phần lớn phí đóng góp vào BHXH đều dành cho việc chi trả chế độ bảo hiểm hưu trí. Thời gian người lao động hưởng chế độ hưu trí thường lâu dài nên chế độ này ảnh hưởng, chi phối tới đời sống của người lao động nhiều hơn so với các chế độ bảo hiếm xã hội khác. Quỹ BHXH có an tồn về tài chính hay khơng cũng chủ yếu phụ thuộc vào chế độ hưu trí được quy định và thực hiện như thế nào. Đối với người lao động, tiền lương hưu mà họ nhận được là kết quả tích lũy trong suốt q trình làm việc thồng qua việc đóng góp vào quỹ BHXH. Đây là khoản thu nhập chủ yếu và là chỗ dựa chính nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong qng đời cịn lại sau q trình lao động. Đối với xã hội, chế độ bảo hiểm hưu trí thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội, của người sử dụng lao động đối với những người đã có q trình lao động, đóng góp vào sự phát triển của

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w