Hoàn thiện quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 111 - 116)

THỰC THI PHÁP LUẬT VÈ BẢO HIỀM XÃ HỘI BẲT BUỘC 3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật

Luật BHXH 2014 ra đời đã tạo ra một khung pháp lý vững chắc cho việc tham gia các chế độ BHXH, trong đó có BHXH bắt buộc. Mục tiêu hướng đến của các quy định pháp luật là mở rộng diên bao phủ của BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy các quy định này vẫn cịn có một số hạn chế cần khắc phục để đạt hiệu quả tốt hơn. Qua q trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

Cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Các chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng Quỹ cần được hoàn thiện. Các chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH của người sử dụng lao động cần phải đủ sức răn đe, buộc họ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp cần được sửa đổi để bảo đảm quyền

lợi chính đáng của người lao động bị thất nghiệp và tránh trục lợi bảo hiểm.

Sửa đổi, bổ sưng Luật Bảo hiểm y tế; nghiên cứu sửa đổi chính sách điều tiết nguồn thu bảo hiểm y tế kết dư từ địa phương về Trung ương, trích lại tỉ lệ thích họp cho địa phương để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế. Có chính sách khuyến khích người dân, nhất là người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo.

Ban hành Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mỗi năm. Từng bước thực hiện nguyên tắc ’’đóng - hưởng”, gắn với việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ở một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định phù họp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

cần điều chỉnh mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của lĩnh vực BHXH so với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác. Hiện nay, mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH vẫn cịn thấp, chưa phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và quy mô của việc sử dụng lao động tại doanh nghiệp. ILO đánh giá mức xử phạt vi phạm pháp luật ở Việt Nam là “chưa đủ tính răn đe và ngăn chặn được tất cả các vỉ phạm pháp luật”, đặc biệt “gây trở ngại đối với hoạt động của thanh tra lao động”. Vì vậy, ILO khuyến nghị “mức độ xử phạt theo luật định cần được tăng lên để đảm bảo tỉnh răn đê” [14].

Sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện trong tố tụng tạo cơ sở cho tổ chức cơng đồn cấp trên đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp đòi nợ BHXH. Bởi lẽ, Ban chấp hành cơng đồn cơ sở, vì nhiều lý do khồng đủ năng lực đứng ra khởi kiện doanh nghiệp để đòi quyền lợi cho người lao động.

Ban hành văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục để cơ quan BHXH và các tổ chức đại diện cho người lao động tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm.

Đề nghị sửa đổi Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTG ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, cụ thể: xem xét, giới hạn việc hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho đối tượng là người dân tộc thiểu số khi đi KCB (chỉ hỗ trợ cho những đối tượng thuộc hộ nghèo hoặc các trường hợp mắc các bệnh nặng, có chi phỉ lớn) để đảm bảo nguồn quỹ được sử dụng hiệu quả, công bằng đối với các đối tượng khác.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tiếp tục xác định và tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng cường tính tuân thủ pháp luật vê BHXH, hạn chê tình trạng trơn đóng, chậm đóng BHXH, đặc biệt là những trường hợp chậm đóng trong thời gian dài. Trong đó, tập trung vào các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; xây dựng ứng dụng tra cứu thông tin về BHXH trên thiết bị di động nhằm cung cấp kịp

thời thơng tin đóng, hưởng BHXH tới người lao động; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH của cơ quan BHXH; nghiên cứu tạo điều kiện cho tố chức cơng đồn và các cơ quan liên quan thực hiện việc khởi kiện, khởi tố các doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, gian lận BHXH. Các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ với các nhiệm vụ, giải pháp khác được nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khố XII về cải cách chính sách BHXH.

Có thể thấy, tình trạng hưởng BHXH một lần của người lao động đã, đang và sẽ tiếp tục gia tăng, điều này dẫn đến việc người lao động khi hết tuối lao động sẽ khơng có hoặc giảm sút lương hưu. Việc hưởng BHXH một lần gia tăng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêư, nỗ lực và qưyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo đảm an sinh xã hội bền vững cho người dân, khơng để ai ở lại phía sau. BHXH một lần là một trong những chế độ BHXH, nó khơng được khuyến khích sử dụng mà chỉ được coi là một giải pháp bảo đảm quyền lợi cho những người lao động vì một lý do đặc biệt nào đó khơng thể hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động. Chính vì vậy, để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần cần nhiều giải pháp đồng bộ có tính chất liên kết.

Để giảm việc hưởng BHXH một lần, cần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và bảo đảm đời sống của người lao động. Tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu thơng qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới 10 năm. Hồn thiện chính sách BHXH tự

nguyện theo hướng đa dạng, linh hoạt (bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn, tăng cường chính sách hỗ trợ tiền đóng từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội khác,...), qua đó góp phần tăng thêm cơ hội cho người lao động có thế tiếp tục tham gia đóng góp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. cần sớm tơng kêt, đánh giá việc thực hiện chính sách BHXH một lân, có sửa đơi, bơ sung hồn thiện bằng cơng cụ chính sách để người lao động tự quyết định lựa chọn việc thụ hưởng hoặc bảo lưu để hướng tới chế độ hưu trí lâu dài...

Cần đánh giá q trình thực hiện Luật BHXH một cách chi tiết hơn, nhất là về quá trình thực hiện quy định BHXH một lần cũng như những hạn chế, bất cập đang còn tồn tại, sớm có lộ trình sửa đổi luật đáp ứng u cầu thực tiễn hiện nay. về mặt tổ chức thực hiện, cần mở rộng mạng lưới thông tin, truyền thông để chuyển biến nhận thức của người lao động về ý nghĩa của chính sách BHXH, hạn chế nhận BHXH một lần, chủ động tham gia BHXH để có lương hưu về già. Tiếp tục cải cách hành chính, thay đổi phương thức quản lý để tạo sự hài lòng, nâng cao niềm tin của người dân với chính sách an sinh của Nhà nước.

Trên cơ sở thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về BHXH và vi phạm quy định về BHXH, kiến nghị cơ quan xây dựng chính sách, quản lý nhà nước sớm nghiên cứu, sửa đối chính sách, pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách BHXH hiện nay, qua đó tạo thuận lợi cho q trình thực hiện. Theo đó, có những giải pháp khắc phục vi phạm về BHXH như buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã

hội bắt buộc chưa đóng, chậm đóng và lãi theo quy định từ 01/01/2016 thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là mức 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề (theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP chỉ áp dụng 01 lần); buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động; buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ bảo hiểm sai mục đích...

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w