Khái niệm thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 50 - 60)

• • • JL X • • •

Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những hình thức thực hiện pháp luật nói chung. Do vậy thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc bên cạnh những đặc điểm riêng cũng có những đặc điểm chung như thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực khác.

Pháp luật có vai trị rất to lớn trong xã hội hiện đại và cuộc sống của con người nêu pháp luật không được thực hiện trên thực tê thì dù các quy định pháp luật có tốt đẹp đến đâu cũng khơng cịn ý nghĩa.

Bản chất thực hiện pháp luật là sự hiện thực hóa các quy định pháp luật, là một trong những giai đoạn quan trọng không thể thiếu cùa co chế điều chỉnh pháp luật. Việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với BHXH bắt buộc có tầm quan trọng rất lớn. Trên thực tế ở nước ta, hệ thống pháp luật được xây dựng ngày càng hồn thiện, vấn đề khó khăn thường trực hiện nay là việc thực hiện pháp luật cịn rất yếu kém trong đó có việc thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc.

Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật được hiểu là: "Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật” [16]. Đây là một hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho các quy định trong văn bản trở thành các hành vi xử sự trên thực tế. Mục đích chính của pháp luật chỉ có thể đạt được một cách hiệu quả khi các quy phạm pháp luật được áp

dụng và trở thành hành xử thực tế của các chủ thể liên quan. Do đó, thực hiện pháp luật hiệu quả là yêu cầu đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan, nhằm đảm bảo quyền của người tham gia và sự ổn định trong đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức cụ thể là tuân thủ pháp luật (hay tuân theo pháp luật), chấp hành pháp luật (hay thi hành pháp luật), sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật [16]. Mỗi hình thức thể hiện cách tương tác khác nhau đối với hệ thống pháp luật, nhưng tập họp lại thành một chỉnh thể hoàn thiện nhàm đưa các quy định pháp luật vào thực tế cuộc sống. Trong giai đoạn hiện này, khái niệm “thực hiện pháp luật” còn được mở rộng và tiếp cận theo nghĩa rộng hơn, khơng chỉ bao gồm bốn hình thức thực hiện pháp luật nêu trên mà cịn gồm các hình thức hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước. Nội dung các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật đa dạng và tuỳ thuộc vào các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nhưng chủ yếu bao gồm các hoạt động triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước và áp dụng các biện pháp tồ chức, kỹ thuật - pháp lý nhằm bảo đảm cho hoạt động đó hiệu quả trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Các hoạt động cụ thê bao gôm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tun trun, phơ biến, giải thích, giáo dục pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật theo quy định pháp luật, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật...

Pháp luật về BHXH chỉ phát huy được vai trò và những giá trị nhân văn với mục tiêu an sinh xã hội, ốn định chính trị xã hội khi được tơn trọng và thực hiện

• • 2 • •• • • • • trong cuộc sống. Từ lý thuyết chung, thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc được hiểu là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật BHXH, làm cho những quy định của pháp luật BHXH đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật BHXH bắt buộc là người lao động, người sử dụng lao động và tố chức BHXH. Đây là yêu cầu đối với các cá nhân tham gia và các tổ chức có liên quan, nhằm đảm bảo quyền của người tham gia và củng cố vai trò của hệ thống an sinh xã hội. Nhà nước ban hành pháp luật BHXH, trong đó có các quy định về BHXH bắt buộc để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật BHXH.

Quy phạm pháp luật về BHXH bắt buộc khá phong phú nên cách thức thực hiện cũng phong phú và khác nhau, cách thức thực hiện của mỗi loại chủ thế cũng

khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức thực hiện pháp luật vẫn được thể hiện đầy đủ và rõ ràng.

Thứ nhất, tuân thủ pháp luật BHXH (xử sự thụ động) là hình thức thực hiện

pháp luật BHXH, trong đó các chủ thể kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật BHXH cấm. Hành vi bị pháp luật nghiêm cấm là những hành vi mà nếu thực hiện thì sẽ gây hại đến lợi ích cá nhân và xã hội. Pháp luật BHXH đã đề cập đến nhiều hành vi bị nghiêm cấm như trốn đóng BHXH bắt buộc; chiếm dụng tiền đóng và hưởng BHXH; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH; sử dụng quỹ

ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH và báo cáo sai sự thật, cung câp thơng tin, sơ liệu khơng chính xác vê BHXH [17, Điêu 17]. Các hành vi trên nêu được thực hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật BHXH.

Thứ haỉ, thi hành (chấp hành) pháp luật BHXH là hình thức thực hiện pháp luật

BHXH, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Hình thức này yêu cầu chủ thể pháp luật thực hiện một cách tự giác các hành động cụ thể, góp phần tạo cơ sở cho việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của chính mình hoặc các chủ thể pháp luật khác. Trong pháp luật BHXH, hình thức này được thể hiện chủ yếu thông qua việc yêu cầu người sử dụng lao động như đóng đầy đủ phí BHXH cho người lao động, làm thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động...

Thứ ba, sử dụng pháp luật BHXH là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các

chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép tùy thuộc vào ý thức chủ quan của chủ thể và chịu tác động của các yếu tố điều kiện khách quan như mơi trường, thủ tục pháp lý... Ví dụ, người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ BHXH, nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, được chủ động đi khám định mức suy giảm, khả năng lao động nếu thuộc các trường hợp pháp luật quy định [17, Điều 18]. Hình thức sử dụng pháp luật là một quyền lợi của các chủ thể trong việc tăng cường đảm bảo quyền lợi họp pháp của chính mình.

Thứ tư, áp dụng pháp luật BHXH là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó

Nhà nước thơng qua tổ chức BHXH thực hiện những quy định của pháp luật BHXH, được tiến hành trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của tổ chức BHXH. Ví dụ, người lao động khơng thể được thụ hưởng các chế độ BHXH nếu khơng có quyết định hưởng của tổ chức BHXH. áp dụng pháp luật BHXH là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua chủ thể tổ chức BHXH nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật BHXH vào các trường hợp cụ thể đối với người lao động. Hình thức thực hiện của áp dụng pháp luật BHXH là văn bản áp dụng pháp luật BHXH như thồng báo, quyết định.

1,2.2. Các yêu tô ảnh hưởng đên việc thực hiện bảo hiêm xã hội băt buộc

o • • • • •

Pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung trong đó có các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc đã đuợc sửa đổi, bổ sung kịp thời theo hướng công bằng, văn minh và họp lịng dân. Nhà nước và xã hội ln mong muốn các quy định cùa pháp luật được thực hiện trên thực tế, do xã hội hiện nay rất bất bình trước tình trạng vi phạm pháp luật, sử dụng trái quy định quỹ BHXH của người đóng BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng.

Các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc không tự động được thực hiện mà thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến các quy định pháp luật và môi trường thực hiện pháp luật, cần nắm bắt và

xác định được những yếu tố khác nhau tác động đến thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc.

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc:

- Yếu tố hệ thống pháp luật: Hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật về BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng bị chi phối bởi yếu tố hệ thống pháp luật, cụ thể là chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của các văn bản pháp luật BHXH bắt buộc. Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, họp lý về quyền và nghĩa vụ, chế tài để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Ngược lại, nếu các quy định pháp luật cịn tồn tại nhiều bất cập, có nhiều kẽ hở, chồng chéo, mâu thuẫn thi sẽ bị lợi dụng trục lợi và gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có liên quan. Tính khả thi cùa hệ thống pháp luật là một trong những yểu tố cơ bản đảm bảo thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về BHXH bắt buộc nói riêng.

Một trong những điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về nội dụng, thủ tục và quy trình cũng như cơ chế thực hiện pháp luật, phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán, đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, ổn định. Các quy phạm pháp luật BHXH bắt buộc cần được tham vấn và tổ chức lấy ý kiến nhân dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với các dự thảo pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phổ biến, tư vấn thơng qua các hình thức dịch vụ pháp luật miễn phí để người dân có một hệ thống

đa dạng các kênh thơng tin để tìm hiểu pháp luật về BHXH bắt buộc.

Chất lượng của hệ thống pháp luật về BHXH bắt buộc thể hiện ở tính hợp pháp, bảo đảm quyền, lợi ích của người tham gia BHXH bắt buộc và sự minh bạch về cơ chế, trách nhiệm của cá nhân, tố chức. Một chính sách, chế độ khơng hợp lý, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của BHXH bắt buộc.

Ngồi ra, pháp luật về BHXH bắt buộc mang tính chất bắt buộc do đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nên việc thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc tập trung vào chế tài xử lý vi phạm và phổ biến pháp luật cho người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc khi tham gia vào quan hệ lao động, tránh tình trạng người sử dụng lao động trốn đóng hoặc đóng khơng đầy đủ các mức BHXH bắt buộc cho người lao động.

-Yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc: Yếu tố này bao gồm các hoạt động như việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, cho các tổ chức kinh tế- xã hội, cho các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý về BHXH bắt buộc. Nếu chỉ có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ nhưng thiếu sự phổ biến, giáo dục pháp luật, thiếu những nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện pháp luật thì cũng làm giảm hiệu quả thực thi pháp luật. Người lao động sẽ khơng có cơ hội hiểu biết về các quyền lợi BHXH của mình nếu không được tiếp cận đầy đủ với các thông tin về quy định pháp luật liên quan. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng cần có cơ hội hiểu rõ về ý nghĩa của các chế độ BHXH bắt buộc trong việc giảm gánh nặng tài chính

khi người lao động gặp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, từ đó có động lực để tham gia tích cực hơn vào hệ thống BHXH bắt buộc.

-ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc: Ngoài những yếu tố đến từ hệ thống pháp luật, bản thân ý thức của các chủ thể thực hiện pháp luật cũng đóng vai trị quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật. Hệ thông pháp luật cho dù tồn diện và đây đủ cũng khơng thê mang lại hiệu quả như mong đợi nếu những người tham gia khơng có ý thức đầy đủ về hoạt động này. Người lao động cần hiểu được vai trò và ý nghĩa dài hạn của các chế độ BHXH bắt buộc trong việc bảo vệ họ khỏi các rủi ro do mất sức lao động, để từ đó chủ động tìm hiểu và tích cực tham gia vào hệ thống này. Với tâm thế chủ động đó, người lao động sẽ tránh được những thoả thuận trái pháp luật với người sử dụng lao động về thời gian, mức đóng BHXH bắt buộc. Ngồi ra, người sử dụng lao động cũng cần hiểu được vai trò và ý nghĩa của BHXH bắt buộc trong việc giảm và tránh các rủi ro khi người lao động gặp các hoàn cảnh rủi ro được BHXH bắt buộc chi trả.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật là công việc không đơn giản. Nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm một cách kịp thời, minh bạch, công khai... đã được thực hiện nhằm mục tiêu nâng cao ý thức pháp luật. Mặc dù vậy, nhận thức của người lao động về lợi ích của BHXH cịn hạn chế, nhiều người chưa có hiểu biết rõ ràng về chính sách BHXH; mặt khác, thói quen phịng ngừa rủi ro chưa được hình thành, người lao động

chỉ thực sự thấy cần bảo hiểm khi rủi ro hoặc sự cố xảy ra. ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động chưa cao, chưa coi việc tham gia BHXH là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện dẫn đến nhiều người sử dụng lao động trốn đóng BHXH để cắt giảm chi phí, thậm chí, nhiều người lao động cũng muốn người sử dụng lao động khơng đóng BHXH mà trả thêm vào lương. Hiện nay, việc thực thi pháp luật về trách nhiệm tham gia BHXH chưa đạt hiệu quả cao.

- Yếu tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, nguồn lực trong thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc. Yếu tố này liên quan đến cơ sở hạ tầng trong thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức năng quản lý BHXH bắt buộc, cải cách thủ tục hành chính những năm qua đã được thực hiện theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm. Các thủ tục liên quan đến việc tiếp nhận hồ sơ, q trình đóng BHXH bắt buộc và chi trả BHXH bắt buộc cần phải được quy định theo hướng gọn nhẹ, tránh những yêu cầu phiền nhiễu hoặc khó thực hiện trên thực tế, dẫn đến việc người tham gia BHXH bắt buộc không thể thụ hưởng quyền lợi BHXH. Để đạt được mục tiêu này, nhiều nội dung cần được đặt ra. Đầu tiên là cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở hạn tầng trong thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống này cần được cập nhật linh hoạt để vừa có thể xác thực thơng tin của người tham gia bảo hiểm một cách nhanh chóng, vừa có thể xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tham gia bảo hiểm của người tham gia. Ngoài ra, nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện BHXH cũng cần dược đào tạo một cách

chuyên nghiệp để nắm vững các quy định pháp luật cũng như các vấn đề kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w