Thực tiễn trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 95 - 104)

THỤC HIỆN PHÁP LUẬT VÈ BẢO HIỀM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.3. Thực tiễn trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

Năm 2016, BHXH tỉnh Sơn La đã thanh tra, kiểm tra tại 150/148 đơn vị (trong đó thanh tra 08 đơn vị sử dụng lao động). Phối họp kiểm tra, đôn đốc thu nợ tại 33 đơn vị nợ BHXH, BHTN, BHYT, kết quả đã thu hồi 6,2 tỷ đồng. Qua thanh tra, kiểm tra đã truy thu 1.337.048.712 đồng; kịp thời chấn chỉnh một số tồn tại, hạn chế của các đơn vị như: Việc mở sổ sách theo dõi, thống kê, báo cáo theo quy định tại một số phòng, một số BHXH huyện còn thu trùng, thu sai đối với người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động; việc thanh quyết toán chi trả các chế độ BHXH giữa cơ quan BHXH với Bưu điện còn chậm. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời 46 đơn khiếu nại, phản ánh, kiến nghị không để đơn thư vượt cấp, kéo dài [5].

Năm 2017, BHXH tỉnh Sơn La xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đã thanh tra, kiểm tra đối với 147/128 đơn vị (trong đó thực hiện 57 cuộc thanh tra chuyên ngành, 39 cuộc phối hợp thanh tra). Đặc biệt, đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra và thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN là 6.200 triệu đồng. Sau hơn một năm thực hiện chức năng thanh tra chun ngành đã có bước chuyển biến tích cực trong việc hạn chế tình trạng nợ BHXH, BHYT. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời, dứt điểm 30 đơn thư kiến nghị về BHXH,

BHYT [5].

Năm 2018, BHXH tỉnh Sơn La đã thanh tra, kiêm tra tại 205/114 đơn vị, trong đó thanh tra tại 160 đơn vị (phối hợp liên ngành với Thanh tra tỉnh thanh tra chuyên ngành đóng BHXH tại 18 đơn vị, Cơng an tỉnh 05 đơn vị). Qua thanh tra, kiểm tra đã kết luận truy thu 2.956 triệu đồng do đóng BHXH sai quy định, điều chỉnh giảm 509,9 triệu đồng do đóng sai đối tuợng và sai mức đóng; thu hồi huởng chế độ ốm đau, thai sản sai quy định 89,3 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 09 đơn vị với số tiền 91,9 triệu đồng. Thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN 10.171 triệu đồng. Tiếp nhận và giải quyết 31 đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo [5].

Tính đến hết 31/12/2019, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 193 đơn vị (trong đó thanh tra đột xuất 71 đơn vị, thanh tra liên ngành 29 đơn vị). Kết luận truy thu 2.051,9 triệu đồng và truy giảm 208,1 triệu đồng đóng BHXH sai quy định; thu hồi 2,4 triệu chi sai trợ cấp BHXH; thu hồi 4.998,5 triệu đồng nợ BHXH, BHYT, BHTN. Xử phạt vi phạm hành chính 8 đơn vị, với số tiền phạt gần 171,7 triệu đồng. Tiếp 91 lượt công dân kiến nghị, phản ánh và hỏi về chế độ; tiếp nhận và giải quyết kịp thời 32 đơn khiếu nại, tố cáo, không để đơn thư vượt cấp kéo dài [5].

BHXH tỉnh Sơn La đã xây dựng phương án điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với các đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thường xuyên thực hiện rà soát các đơn vị nợ, tập trung những đơn vị có số tiền nợ

BHXH lớn, thời gian dài để thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Năm 2020, BHXH tỉnh Sơn La đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 82/54 đơn vị, trong đó: thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch 08 đơn vị; thanh tra liên ngành 08 đơn vị; thanh tra, kiểm tra đột xuất 28 đơn vị; kiểm tra nội bộ 05 đơn vị; kiểm tra

• 7 7 • • 7 •• • 7

việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT 06 đơn vị; kiểm tra hoạt động đại lý thu BHXH, BHYT tại 06 đại lý; rà sốt theo hướng dẫn tại Cơng văn số 2597/BHXH-TTKT ngày 14/8/2020 của BHXH Việt Nam 18 đơn vị. Kết luận truy thu 5.421 triệu đồng; điều chỉnh giảm 250 triệu đồng; thu hồi 15,7 triệu đồng hưởng chế độ ngắn hạn sai quy định, thu hồi 1.565 triệu đồng nợ BHXH, BHTN, BHYT phải thu. Ban hành 03 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN với sơ tiên xử phạt là 50.913.000 đông, thu hôi được 105 triệu đơng số tiền xử phạt vi phạm hành chính phải thu của năm 2019. Tiếp 34 lượt công dân và tiếp nhận 28 đơn kiến nghị, trong đó đã giải quyết 20 đơn, 04 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, 04 đơn đang trong thời gian giải quyết. Các đơn thư được giải quyết kịp thời, đúng quy định, không để tồn đọng, vượt cấp [5].

Từ năm 2015 đến nay, BHXH tỉnh Sơn La đã bám sát chương trình kế hoạch cơng tác năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, triến khai nhiều giải pháp tố chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn, cụ thể; tập trung các giải pháp quản lý, ngăn chặn các hành vi lạm dụng trục lợi quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiều cuộc thanh, kiểm tra, tập trung thanh tra đóng BHXH,

BHYT, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm hành chính cơng, bộ phận “một cửa” qua dịch vụ Bưu chính và giao dịch điện tử.

Trong những năm qua, BHXH tỉnh Sơn La luôn tập trung thực hiện các giải pháp, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong đó: tăng tỷ lệ người tham gia BHXH; giải qưyết kịp thời chế độ BHXH đảm bảo qưyền lợi cho đối tượng, quản lý chặt chẽ nguồn quỹ BHXH. Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thế liên quan, cơ quan truyền thơng báo chí đẩy mạnh cơng tác tun truyền thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT.

BHXH tỉnh Sơn La tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động phối họp tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, ƯBND tỉnh thực hiện đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; triển khai thực hiện các chính sách về BHXH, BHYT có hiệu lực từ 01/7/2018; đổi mới các hình thức tuyên truyền về BHXH cho người lao động; hồn thành rà sốt, bàn giao sổ BHXH cho người lao động; rà sốt quy trình nghiệp vụ, thực hiện hiệu quả cải cách hành chính; cùng đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thường xuyên giáo dục viên chức, người lao động nêu cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của ngành BHXH đối với nhân dân, tồ chức và doanh nghiệp. Đây mạnh các phong trào thi đua lao động sáng tạo, tạo động lực quyêt tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.

Một số vụ việc nổi bật về vi phạm BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La, đó là, từ tháng 10/2018, một loạt các doanh nghiệp chè, chăn ni bị sữa đã bị cơ quan BHXH tỉnh Sơn La phát hiện ra những sai phạm trong việc thu BHXH của người lao động. Đó là việc các doanh nghiệp này tự ý thu cả 32% tiền tương ứng lương hằng tháng của người lao động để nộp BHXH bắt buộc. Trong khi các văn bản của pháp luật quy định rõ, người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) phải đóng 21,5%, người lao động phải đóng 10,5%.

Cụ thể: Căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13; Nghị định số 105/2014/NĐ- CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT; Luật Việc làm số 38/2013/QH13; Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định điều chỉnh tỷ lệ đóng quỹ BHTNLĐ-BNN từ 1% xuống 0,5% từ ngày 1/6/2017 quy định: “Người lao động ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp từ 3 tháng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN bắt buộc theo văn bản quy định hiện hành là 32%, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5%; người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng”.

Một số doanh nghiệp vi phạm được cơ quan BHXH tỉnh Sơn La chỉ ra gồm: Cơng ty CP Giống bị sữa Mộc Châu, Cơng CP Chè Chiềng Ve, Công ty CP Chè Cờ Đỏ Mộc Châu, Chi nhánh Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty CP tại Sơn La Vinatea ... Từ những sai phạm của các doanh nghiệp này, cả hơn 1 ngàn cơng nhân

phải móc hầu bao hằng tháng để đóng thay nghĩa vụ về BHXH cho doanh nghiệp, trong đó, thời điếm kiểm tra của cơ quan BHXH Sơn La ghi nhận: tại Công ty CP Chè Chiềng Ve, có 34 người lao động; tại Cơng ty CP Chè Cờ Đỏ có 313 người lao động, tại Chi nhánh Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty CP tại Sơn La Vinatea có 527 người lao động...[21].

Sau khi cơ quan BHXH tỉnh Sơn La kiếm tra, phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng này đã có báo cáo về UBND tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sau quá trình tham vân từ phía cơ quan quản lý lao động của tỉnh - Sở LĐ-TB và XH, thay bằng cách xử lý nhanh chóng, triệt đế sai phạm, UBND tỉnh lại gửi cơng văn hỏi Bộ LĐ-TB và XH Việt Nam.

Cũng bằng cách thức này, mặc dù đã biết các doanh nghiệp nêu trên vi phạm BHXH từ năm 2018, nhưng suốt một quá trình dài (tù’ tháng 10/2018 đến tháng 12/2020), khơng có một cuộc thanh kiểm tra nào được tiến hành. Dần đến sai phạm tại các doanh nghiệp vẫn được duy trì và kéo dài mãi. Chỉ có người lao động là tạm thời bị dừng giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

Công văn số 2863/LĐTBXH-BHXH về việc thực hiện BHXH đối với người lao động tại các công ty chè, cơng ty giống bị sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu ngày 3/8/2020 của Bộ LĐ-TB và XH nêu rõ: Trong giai đoạn Nghị định số 01-CP và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT đối với NLĐ thuộc doanh nghiệp mình mà có hợp đồng giao khốn. Từ

ngày 15/2/2017 trở đi, nếu phát sinh hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động nhận giao khốn thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật, trong đó có nghĩa vụ tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động theo quy định.

Đối chiếu với thực tiễn tại các doanh nghiệp chè, chăn nuồi bò sữa ở Mộc Châu đã được phía cơ quan BHXH tỉnh kiểm tra năm 2018 cho thấy, các doanh nghiệp này ký kết cả 2 loại hợp đồng đối với nhóm lao động trồng, chăm sóc, thu hái chè; chăn ni bị sữa, đó là hợp đồng lao động và hợp đồng giao khốn. Phía các doanh nghiệp trên cũng đưa nhóm lao động này vào nhóm lao động được đóng BHXH bắt buộc. Vì vậy đương nhiên chủ sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng 21,5% tiền tương ứng lương hằng tháng của người lao động để nộp BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định. Việc suốt thời gian vừa qua, các doanh nghiệp thu của người lao động cả 32% đã đồng nghĩa với hành vi “móc túi” người lao động 21,5% tiền tương ứng lương hằng tháng [21].

Hằng năm, số đơn vị được phối hợp thanh tra chưa nhiều và chưa thường xuyên; chất lượng công tác thanh tra của các đồn thanh tra phối họp cịn chưa cao; công tác phối hợp chia sẻ thông tin giữa cơ quan BHXH với các cơ quan liên quan về quản lý doanh nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Các đối tượng được thanh tra đơi khi cịn cản trở, khơng họp tác với đồn thanh tra. Một số đơn vị vi phạm nhưng khơng làm việc với đồn thanh tra liên ngành, thanh

tra chuyên ngành kiểm tra hoặc có làm việc nhưng khơng cung cấp thơng tin, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu nên công tác thanh tra hiện nay mới chỉ dừng ở phát hiện, kiến nghị.

Việc đôn đốc thực hiện kết luận sau thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành và kiểm tra cịn gặp khó khăn. Nhiều cá nhân, người sử dụng lao động không thực hiện nghiêm kết luận thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành.

Chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH chưa đủ sức răn đe, trong tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận thanh tra chưa nghiêm, chưa kiên quyết dẫn đến một số đơn vị sử dụng lao động cịn coi thường pháp luật, khơng chấp hành việc xử phạt, vẫn cố tinh nợ đọng kéo dài qua nhiều năm hoặc trục lợi chính sách BHXH.

Tình trạng nợ đọng, trốn đóng, chậm đóng BHXH có chiều hướng gia tăng mà chưa có biện pháp xử lý hiệu quả gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Công tác triển khai giao dịch điện tử trong giải quyết chế độ BHXH ngắn hạn cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, công cụ hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác hậu kiêm trong khi tâm lý trục lợi quỹ BHXH trong ý thức người lao động và người sử dụng lao động còn tồn tại phổ biến.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2

Sơn La là một tỉnh miền núi phía bắc với diện tích tương đối rộng nhưng mật độ dân số còn thưa thớt, bao gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên việc tổ

chức đời sống xã hội nói chung cịn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc thực hiện BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh mặc dù có một số thành tựu nhất định nhưng vẫn

• • • • • • 4^2

cịn nhiều hạn chế. Do số lượng người tham gia quan hệ lao động không nhiều và không ổn định, việc mở rộng chế độ BHXH bắt buộc gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, với nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh, số lượng người được tham gia BHXH bắt buộc có xu hướng tăng, đảm bảo cơ chế ổn định an sinh xã hội lâu dài trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do đa số doanh nghiệp trên địa bản tỉnh là doanh nghiệp nhỏ, ít lao động; lực lượng lao động của tỉnh Sơn La làm việc ngoài tỉnh cao do điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động; người sử dụng lao động lợi dụng trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật của người lao động còn thấp nên dẫn đến những vi phạm trong các đơn vị sử dụng lao động. Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc thời gian qua trên địa bàn tỉnh ngoài những thành tựu đã đạt được cũng đã bộc lộ khơng ít những vướng mắc, tồn tại. Đe nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật và khắc phục khó khăn, cơ quan BHXH đã tiến hành nhiều biện pháp thực hiện pháp luật bao gồm tuyên truyền, phổ biến và áp dụng linh hoạt các quy định pháp luật. Các cơng việc trên đã góp phần giúp cho các quy định pháp luật về BHXH trở nên gần gũi với người dân, tạo thêm lòng tin của người dân vào việc tham gia BHXH, từ đó góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w