CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. Dữ liệu, phương pháp và tổ chức phân tích báo cáo tài chính khách hàng
2.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính khách hàng
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
Khái niệm:
Phương pháp này nghiên cứu sự khác biệt về quy mô và tốc độ thay đổi của những chỉtiêu tài chính giữa hai thời điểm/thời kỳ nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng và nhịp điệu biến động của các chỉ tiêu này.
Cách thức so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối:
Để xác định mức độ biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu, ta so sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích (kỳ báo cáo) với kỳ gốc. Qua đó, sẽ biết được mức độ tăng (+) hay giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng thước đo thích hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian).
So sánh bằng số tuyệt đối thể hiện sự thay đổi về quy mơ
∆y = y1 - y0
Trong đó:
- ∆y: Mức độ tăng (+) hoặc giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân
tích với kỳ gốc.
- y1: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích (kỳ báo cáo). - y0: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc.
- So sánh bằng số tương đối:
So sánh bằng số tương đối thể hiện sự thay đổi về tốc độ
+ Xác định mức độ đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu hay xác định tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch:
Trong đó:
- T (%): Tỷ lệ (%) hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.
- y1: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích (kỳ báo cáo). - y0: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc.
+ Xác định tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu:
∆T (%) = (y1 – y0) x 100 y0
Trong đó:
- ∆T (%): tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu.
- y1: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ phân tích. - y0: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc.
+ Xác định xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu:
∆TĐ (%) = (yi – y0) x 100 y0
Trong đó:
- ∆TĐ (%): tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ tiêu nghiên cứu.
- yi: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu ở các kỳ phân tích (i = 1, n). + Xác định nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu:
∆TL(%) = (y(i+1) – yi ) x 100 yi
Trong đó:
- ∆TL(%): tốc độ tăng trưởng liên hoàn của chỉ tiêu nghiên cứu.
- yi: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu ở các kỳ phân tích (i = 1, n).
Tiêu chuẩn so sánh:
- Tài liệu kỳ trước (tháng, quý, năm).
- Các mục tiêu đã đề ra (kế hoạch, dự toán, định mức).
- Các chỉ tiêu tương ứng của những DN khác cùng ngành hay số trung bình của ngành đó.
Để phương pháp này có ý nghĩa và đảm bảo việc so sánh được, thì các chỉ tiêu phân tích phải được thống nhất cả về mặt không gian và thời gian. Cụ thể:
- Về mặt khơng gian:
Các chỉ tiêu phân tích cần phải được quy đổi về cùng điều kiện tương tự nhau. VD: cùng về đặc điểm hoạt động SXKD, quy mô sản xuất…
- Về mặt thời gian:
+ Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu. + Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả (về hiện vật, giá trị và thời gian).
2.2.2.2. Kỹ thuật DuPont
Khái niệm:
Phương pháp DuPont xây dựng một chỉ tiêu tổng hợp ban đầu thành một phương trình/mơ hình gồm nhiều nhân tố có quan hệ với nhau dưới dạng tích số tùy vào mục đích tìm hiểu.
A = A x B x C
D B C D
Ý nghĩa:
Phương pháp này giúp phân tích một chỉ tiêu chịu ảnh hưởng như thế nào khi các nhân tố tài chính khác trong mơ hình thay đổi.
Ví dụ:
Phân tích chỉ tiêu ROA theo mơ hình DuPont kết hợp với phương pháp loại trừ Sức sinh lợi của tài sản (Return On Assets - ROA)
ROA = LNST
Tổng TS bình quân Tổng TSBQ = (Tổng TSđk + Tổng TS ck)
Hệ số này cho biết, với một đồng tổng TSBQ sử dụng sau một kỳ hoạt động (tháng, quý, năm) thu về được bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này có trị số càng cao càng tốt vì là nhân tố giúp DN tăng trưởng và ngược lại.
ROA = LNST
Tổng TS bình quân
ROA = DT thuần x LNST Tổng TSBQ DT thuần
ROA = Sức sản xuất x Sức sinh lợi của tài sản của DT thuần
ROA = TAT x ROS
= Total Assets Turnover x Return On Sales
- Xét ảnh hưởng của nhân tố sức sản xuất của TS (∆TAT):
∆ TAT = (TATth - TATkh) x ROSkh (∆ TAT/ROAkh) x 100
- Xét ảnh hưởng của nhân tố sức sinh lợi của DTT (∆ROS):
∆ ROS = TATth x (ROSth - ROSkh) (∆ ROS/ROAkh) x 100
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố lại, ta có:
∆ TAT + ∆ ROS = ? ∆ ROA