Bảng cơ cấu tài sản Sabeco

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 58 - 60)

Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Tổng hợp kết quả, nhận xét

Nguồn: BCTC Sabeco

Dựa vào bảng 3.2, có thể thấy phần lớn tài sản của Sabeco là tài sản ngắn hạn, trung bình 4 năm chiếm tới khoảng 68% tổng tài sản, và tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong 4 năm có xu hướng tăng lên từ 62,17% đến 71,28%.

Trong đó đáng chú ý là đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản, nhất là sau khi Sabeco trở thành công ty con của Thaibev vào năm 2018. Phần lớn tiền được công ty sử dụng để gửi tài khoản tiết kiệm ngắn hạn mỗi năm khiến phần lớn cơ cấu tài sản là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng từ gần 30% vào năm 2017 đến hơn một nửa tổng tài sản của cơng ty.

Từ đây có thể thấy hiện tại công ty đang dư thừa ra một lượng tiền khổng lồ chưa có kế hoạch sử dụng dài hạn, do trong giai đoạn này công ty đang tập trung vào tái cấu trúc và làm mới lại các thương hiệu bia sẵn có của mình, vì vậy lượng tiền này được cơng ty sử dụng đề đầu tư tài chính ngắn hạn để tạo doanh thu tài chính, đồng thời các khoản tiền gửi tiết kiệm này là tài sản có tính thanh khoản cao, vì vậy đảm bảo cho cơng ty có khả năng thanh khoản trong lúc thị trường bất lợi, ví dụ như đại dịch Covid 19. Tuy nhiên trong tương lai sau khi đại dịch đã qua đi và

cuộc sống quay trở lại bình thường thì việc cơng ty tích trữ q nhiều tiền nhàn rỗi có thể sẽ khiến Sabeco mất thị phần vào tay Heineken khi mà trong những năm vừa qua Heineken đang có ý định bước chân vào phân khúc phổ thơng với thương hiệu bia Larue.

Trong khi đó, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng ngày càng bé trong tổng tài sản, từ 9,1% xuống còn hơn 5% vào năm 2020. Từ năm 2018, SABECO cũng chủ động giảm thiểu lượng hàng nhập kho, đồng thời hoạch định hiệu quả kế hoạch sản xuất tại các nhà máy để đảm bảo rút ngắn thời gian lưu thông của sản phẩm trên thị trường. Theo ban lãnh đạo, các sản phẩm của SABECO tại thời điểm đó được lưu hành khơng q 1 tháng kể từ ngày sản xuất đối với bia chai và không quá 2 tuần đối với bia lon, điều này nhằm đảm bảo sản phẩm Bia Saigon đến tay người tiêu dùng luôn được tươi mới, chất lượng và phong vị đậm đà.

Năm 2020 giá trị hàng tồn kho giảm mạnh từ gần 2000 tỷ đồng xuống còn gần 1500 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid và nghị định 100, khiến cho nhu cầu tiêu thụ bia của người tiêu dùng sụt giảm mạnh, vì vậy cơng ty đã chủ động điều chỉnh sản lượng thành phẩm sản xuất, giảm hàng tồn kho để tránh ứ đọng không bán được hàng.

Tỷ trọng các khoản phải thu của Sabeco luôn ở mức thấp trong khoảng 2 – 4 % tổng tài sản, điều này cho thấy rằng cơng ty có khả năng thu tiền khá tốt, ít bị khách hàng nợ tiền do cơng ty có vị thế cao trong ngành.

Tài sản dài hạn của Sabeco chỉ chiếm tới 30% trung bình 4 năm và tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm từ gần 35% cịn khoảng 29% vào năm 2020. Trong tài sản dài hạn thì phần lớn là tài sản cố định chiếm tới khoảng 20% tổng tài sản và có xu hướng giảm trong cơ cấu tổng tài sản do sự gia tăng tài sản ngắn hạn mà tiền chủ yếu được tích trữ để đầu tư tài chính ngắn hạn.

3.3.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w