Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 39 - 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.2 Phân tích các chỉ số tài chính

2.3.2.1. Phân tích khả năng thanh tốn

Phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp được CBPT triển khai đồng thời các nội dung: phân tích cơng nợ, phân tích nguồn vốn lưu động thường xuyên và phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Thứ nhất, phân tích cơng nợ:

Mục tiêu:

- Đánh giá sự biến động của các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp - Đánh giá mối tương quan giữa công nợ phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp

Phương pháp:

- So sánh từng chỉ tiêu qua các năm để đánh giá tình hình biến động, so sánh tổng các khoản phải thu và phải trả (không bao gồm các khoản vay) để đánh giá mối tương quan.

Nội dung:

- Nếu nợ phải thu > Nợ phải trả : Doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn là khoản chiếm dụng được

- Nếu nợ phải thu < Nợ phải trả: Doanh nghiệp đang đi chiếm dụng được nhiều hơn số bị chiếm dụng, tạo lợi thế về huy động vốn cho doanh nghiệp.

Cần lưu ý kiểm tra tính chất chu kỳ của các khoản nợ phải trả, đặc biệt doanh nghiệp có nợ chiếm dụng cán bộ cơng nhân viên nhiều có thể là chỉ báo cho sự khó khăn về tài chính khi doanh nghiệp chưa có nguồn thanh toán lương và các khoản thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Ngồi việc đối sánh giữa cơng nợ phải thu và nợ phải trả, cần chú ý biến động những khoản mục lớn trong nợ phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp, giải thích được nguyên nhân của sự biến động.

Thứ hai, phân tích nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC):

Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn dài hạn được doanh nghiệp sử dụng tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp.

Hoặc

NWC = TSNH – Nợ ngắn hạn

Mục tiêu:

- Đánh giá khả năng thanh tốn của doanh nghiệp thơng qua nhìn nhận nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

- Đánh giá TSDH của doanh nghiệp có được tài trợ bởi nguồn dài hạn hay không?

Nội dung:

- Nếu NWC > 0: đây là dấu hiệu tốt cho thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp không những đủ tài trợ cho TSDN mà một phần sử dụng tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Quy mơ vốn dài hạn lớn, có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Nếu NWC <0: Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH, nếu tình trạng này kéo dài dẫn tới mất cân bằng tài chính, khơng đáp ứng được khả năng thanh toán ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp đang mất cân đối tạm thời.

- Xem xét sự biến động của các nhân tố tác động tới sự biến động của NWC trong kỳ, đánh giá, làm rõ nguyên nhân của sự biến động, tác động của biến động đó tới hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, phân tích nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

CBPT sử dụng dữ liệu BCTC của doanh nghiệp để tính các chỉ tiêu về khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, qua đó có những đánh giá chính xác hơn về tình hình khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. Cụ thể các chỉ tiêu sử dụng:

(*) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện thời) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn

Thường chỉ tiêu khả năng thanh tốn ngắn hạn > 1 được đánh giá tích cực khi mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi trên 1 đồng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên,

một hệ số thanh tốn ngắn hạn q cao có thể xuất phát từ khả năng quản lý TSNH của DN chưa thực sự hiệu quả, khiến DN có:

+ Quá nhiều tiền nhàn rỗi; + Quá nhiều các khoản phải thu; + Quá nhiều HTK.

Hệ số thanh toán dưới mức an tồn: có thể do DN đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ TSCĐ. Ngoài ra, xu hướng tăng lên của hệ số này cũng cần được kiểm tra kỹ vì có thể đó là kết quả của một số bất lợi do:

+HTK tồn đọng tăng;

+ Phải thu tăng do chất lượng công tác thu hồi công nợ.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = (TSNH- HTK)/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này loại bỏ HTK là khoản mục có tốc độ luân chuyển vốn chậm trong TSNH của doanh nghiệp, đánh giá giá trị phần TSNH sau khi trừ HTK so sánh với nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Phân tích tương tự như hệ số thanh tốn ngắn hạn. Tuy nhiên đối với DN xây lắp, do đặc điểm các khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng cao trong phần tài sản nên hệ số thanh toán nhanh của các DN xây lắp thường cao hơn các DN trong các lĩnh vực khác.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh tương quan giữa tiền và tương đương tiền so với nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp dự trữ quá ít vốn bằng tiền gây căng thẳng về tài chính, khơng đảm bảo thanh tốn các khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.

Ngược lại, doanh nghiệp dự trữ lượng tiền và tương đương tiền quá lớn ứ đọng vốn, đặc biệt nếu lượng tiền này là tiền mặt tại quỹ rủi ro tiềm tàng về kiểm kê tài sản.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của DN sử dụng thu nhập từ HĐKD để đáp ứng các chi phí lãi vay hàng năm càng lớn và lợi nhuận của các nhà đầu tư càng cao.

Hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện DN bị lỗ. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ tiêu này còn tuỳ thuộc DN đang hoạt động trong giai đoạn nào. Nếu DN đang trong quá trình đầu tư, chưa có lợi nhuận, có thể khơng xem xét đến chỉ tiêu này.

2.3.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động

NHTM phân tích hiệu quả hoạt động của DN qua năm chỉ số: chỉ số vòng quay HTK, chỉ số thời gian chuyển đổi HTK, chỉ số vòng quay tổng tài sản, chỉ số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình qn.

Thứ nhất, về chỉ số vịng quay hàng tồn kho:

Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho đo lường khả năng của một công ty trong việc quản lý hàng tồn kho của mình một cách hiệu quả. Đồng thời cung cấp cái nhìn sâu sắc về doanh số bán hàng của một công ty. Chỉ số này cho biết số lần một công ty đã bán và thay thế hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định.

Đơi khi chỉ số vịng quay hàng tồn kho thấp lại là một điều tốt. Chẳng hạn như khi giá dự kiến sẽ tăng. Hàng tồn kho được dự đoán trước để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh. Hoặc khi dự đốn trước tình trạng thiếu hàng.

Chỉ số này cao (khoản 6 – 7 lần/năm) được cho là tốt. Điều này cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và không bị ứ đọng hàng tồn kho nhiều. Hoặc cũng có nghĩa là doanh thu cao và khơng đủ hàng tồn kho.

Tính tốn vịng quay hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn. Về giá cả, sản xuất, tiếp thị và mua hàng tồn kho mới. Chỉ số này cũng cho biết hàng tồn kho đang được quản lý tốt như thế nào. Bao gồm cả việc mua quá nhiều hay không đủ hàng tồn kho.

Thứ hai, về chỉ số thời gian chuyển đổi HTK:

Đây là một chỉ số đo lường mức độ nhanh chóng mà một doanh nghiệp sử dụng hết lượng hàng tồn kho trung bình. Nếu một doanh nghiệp đang hoạt động tốt, thì doanh nghiệp đó sẽ báo cáo chỉ số này thấp. Điều này cho thấy rằng công ty chỉ cần một thời gian ngắn để giải phóng hàng tồn kho.

Tốc độ mà một cơng ty có thể bán hàng tồn kho là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các nhà bán lẻ bán hàng tồn kho nhanh hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn. Một mặt hàng được giữ càng lâu, chi phí lưu giữ của nó sẽ càng cao. Và càng có ít lý do để người tiêu dùng quay lại cửa hàng mua các mặt hàng mới. Một ví dụ điển hình có thể thấy trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nhanh (như H&M và Zara).

Thứ ba, về chỉ số vòng quay tổng tài sản:

Chỉ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả mà một công ty sử dụng tài sản của mình để sản xuất bán hàng.

Doanh thu thuần là doanh thu được tạo ra sau khi trừ đi các khoản trả lại hàng bán, chiết khấu bán hàng và các khoản phụ cấp.

Tổng tài sản bình quân là giá trị trung bình của tổng tài sản tại thời điểm cuối năm tài chính hiện tại hoặc năm tài chính trước đó. (Lưu ý: có thể sử dụng tài sản trung bình hoặc tài sản cuối kỳ)

Chỉ số vịng quay tài sản càng cao thì doanh thu từ tài sản của công ty càng hiệu quả. Ngược lại, nếu một cơng ty có tỷ số vịng quay tài sản thấp. Điều đó cho thấy cơng ty khơng sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh thu.

Lưu ý:

So sánh tỷ lệ giữa các ngành khác nhau rõ rệt khơng cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu quả hoạt động của một cơng ty. Nó chỉ thích hợp khi so sánh tỷ số vịng quay tài sản của các công ty hoạt động trong cùng một ngành.

Ví dụ, các mặt hàng bán lẻ và tiêu dùng có cơ sở tài sản tương đối nhỏ nhưng có khối lượng bán hàng cao. Do đó, chúng có tỷ lệ vịng quay tài sản bình qn cao nhất. Ngược lại, các cơng ty trong các lĩnh vực như bất động sản có cơ sở tài sản lớn và vòng quay tài sản thấp.

Thứ tư, về chỉ số vòng quay khoản phải thu:

Đây là một chỉ số đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc thu các khoản phải thu. Chỉ số này cho thấy một cơng ty sử dụng và quản lý tốt khoản tín dụng mà công ty dành cho khách hàng ra sao. Và khoản nợ ngắn hạn đó được thu hoặc thanh tốn nhanh như thế nào.

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu cao. Nó có thể cho thấy rằng hoạt động thu các khoản phải thu của công ty là hiệu quả, cơng ty có tỷ lệ khách hàng chất lượng cao và có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của họ.

Chỉ số vịng quay các khoản phải thu thấp. Nó có thể là do cơng ty có quy trình thu nợ kém, chính sách tín dụng khơng tốt. Hoặc khách hàng khơng đủ năng lực về tài chính hoặc tín dụng.

Một tỷ lệ cao cũng có thể cho thấy một cơng ty thận trọng khi mở rộng tín dụng cho khách hàng của mình. Chính sách tín dụng thận trọng có thể có lợi. Vì nó giúp cơng ty tránh mở rộng tín dụng cho những khách hàng khơng có khả năng thanh tốn đúng hạn.

Tuy nhiên chính sách tín dụng q thận trọng có thể khiến khách hàng tiềm năng chạy tới đối thủ. Nếu một công ty mất khách hàng hoặc tăng trưởng chậm. Tốt hơn hết nên nới lỏng chính sách tín dụng để cải thiện doanh số bán hàng. Mặc dù điều đó có thể dẫn đến tỷ lệ vịng quay các khoản phải thu thấp hơn.

Thứ năm, kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền trung bình là khoảng thời gian cần thiết để một doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán mà khách hàng nợ về các khoản phải thu.

Giữ tiền mặt trong hoạt động kinh doanh là điều rất quan trọng. Do đó, thu thập các khoản phải thu chưa thanh tốn càng nhanh càng tốt là điều cần thiết. Các cơng ty tính tốn chỉ số này để đảm bảo rằng họ có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.

Giả sử cơng ty của bạn u cầu thanh tốn hóa đơn trong vịng 30 ngày. Mức trung bình thấp hơn 30 có nghĩa là bạn thu thập tài khoản hiệu quả. Mức trung bình cao hơn 30 có thể là bạn đang gặp khó khăn trong việc thu các khoản phải thu. Nó cũng có thể cho thấy sự cố với dịng tiền.

Kỳ thu tiền bình quân thấp thường tốt hơn kỳ thu tiền bình qn cao hơn. Nó cho thấy doanh nghiệp thu các khoản thanh tốn nhanh hơn. Tuy nhiên, nó có thể cho thấy các điều khoản tín dụng của cơng ty q nghiêm ngặt. Khách hàng có thể tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ với các điều khoản thanh toán thống hơn.

2.3.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi

NHTM đánh giá khả năng sinh lời của KHDN qua ba chỉ tiêu chính: tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS).

Thứ nhất, về tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với người cho vay: nếu chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh tốn được lãi vay.

Thứ hai, về tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lợi. Mức tối thiểu là 0.15. ROE >0,2 được coi là hợp lý.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) cho biết một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao, DN sử dụng càng hiệu quả, tiết kiệm chi phí để tạo ra LNST một cách cao nhất.

2.3.2.4. Phân tích tốc độ tăng tưởng

NHTM đánh giá khái quát tốc độ tăng trưởng của KHDN qua ba chỉ tiêu chính: Tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng DTT và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.

Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng:

Chỉ tiêu này cho biết mức LNST được giữ lại mỗi năm để bổ sung cho VCSH là ít hay nhiều. Do đó, trị số của chỉ tiêu càng cao càng tốt và ngược lại.

Thứ hai, về tốc độ tăng trưởng DTT:

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng/phát triển của DTT tại DN. Do đó, trị số của chỉ tiêu càng cao càng tốt và ngược lại.

Thứ ba, về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận:

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng/phát triển của DTT tại DN. Do đó, trị số của chỉ tiêu càng cao càng tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w