Hoàn thiện nội dung tiến hành phân tích tài chính DN tại các NHTMCP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 78)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp đề xuất hoàn thiện cơng tác phân tích BCTC KHDN phục vụ

4.2.2. Hoàn thiện nội dung tiến hành phân tích tài chính DN tại các NHTMCP

bước đầu tiên trong quy trình phân tích. Nhiệm vụ chính trong khâu lập kế hoạch là kết nối với khách hàng DN, phỏng vấn sơ bộ xác định đối tượng khách hàng trên cơ sở đó đề xuất tiếp tục triển khai các khâu tiếp theo của quy trình phân tích tài chính DN. Với cách thức truyền thống CVQHKH thường tiếp xúc khách hàng thông qua những mối quan hệ cá nhân tuy nhiên trước áp lực cạnh tranh, áp lực về chỉ tiêu việc chỉ dựa vào một kênh tiếp xúc khách hàng trở nên không phù hợp, nhiều NHTMCP đã đa dạng hóa các kênh tiếp xúc khách hàng.

4.2.2. Hoàn thiện nội dung tiến hành phân tích tài chính DN tại cácNHTMCP NHTMCP

Một nội dung phân tích rất quan trọng tuy nhiên hiện nay nhiều NHTMCP chưa tiến hành phân tích đó là phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Xuất phát từ nguyên nhân Báo cáo tài chính thu thập được đối với DN thường là báo cáo thuế, theo quy định hiện hành các DN không bắt buộc phải lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, do vậy các NHTMCP khơng có thơng tin này phục vụ q trình phân tích. Tuy nhiên, với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thơng tin có được từ phân tích Báo cáo này. Ngân hàng sẽ nắm được các thông tin quan trọng về dòng tiền thu – chi theo từng mảng hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư – hoạt động tài chính. Thơng qua đó, ngân hàng có được những đánh giá về tính bền vững về dịng tiền của doanh nghiệp, quy mơ, lưu lượng dòng tiền của doanh nghiệp… những thông tin rất quan trọng với ngân hàng.

Trong trường hợp doanh nghiệp không cung cấp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, CBPT có thể tự lập Báo cáo này từ việc tình tốn lại các chỉ tiêu trên BCĐKT, BCKQKD.

Sai khi lập được Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, CBPT có thể sử dụng các chỉ tiêu phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá tình hình dịng tiền trên các mặt, đánh giá quy mơ dịng tiền, biến động trong dòng tiền của doanh nghiệp trong thời gian qua.

4.2.3. Tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ làm cơng tác phân tích tài chính DN trong các NHTMCP

Một trong những yếu tố quyết định chất lượng của báo cáo phân tích đó là trình độ, năng lực của CBPT, sự am hiểu khách hàng, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt những khách hàng DN hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù, những phân khúc hẹp … địi hỏi CBPT phải có kiến thức chun sâu, khả năng phán đốn, đánh giá tốt mới có thể đưa ra những báo cáo phân tích bán sát tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trên thực tế, nhân sự trong lĩnh vực ngân hàng biến động liên tục nhiều ngân hàng có tỷ lệ biến động nhân sự trên 10%/ năm, việc nhân sự biến động đặc biệt là bộ phận trực tiếp tiếp xúc khách hàng, năm bắt khách hàng và phân tích tài chính khách hàng ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra với mỗi NHTMCP là đẩy mạnh, tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ ngân hàng nói chung, CBPT tài chính nói riêng. Một số giải pháp chỉ ra cụ thể:

Một là, thường xuyên tổ chức mở lớp đào tạo về phân tích tài chính doanh

nghiệp cho các cấp cán bộ phân tích. Việc mở lớp đào tạo thường xun khơng chỉ dành cho những cán bộ tân tuyển mà còn là yêu cầu bắt buộc với những cán bộ đã có kinh nghiệm, bởi sự thay đổi của các quy định pháp luật, mơi trường kinh doanh địi hỏi liên tục được nắm bắt, cập nhật đảm bảo đánh giá sát, đúng những tác động tới hoạt động của doanh nghiệp cần phân tích. Việc mở các lớp đào tạo tập chung cịn có tác dụng quan trọng đó là đảm bảo tồn bộ CBPT ở các phịng giao dịch, chi

nhánh hay hội sở ngân hàng đều hiểu và áp dụng thống nhất, đầy đủ nội dung, quy trình phân tích tài chính DN của ngân hàng.

Hai là, đẩy mạnh thảo luận chuyên môn thường niên theo chủ đề về các đánh

giá về ngành, nhóm ngành trong nền kinh tế. Đây là một hoạt động đã được một số NHTMCP áp dựng, việc tổ chức bộ phân phân tích vĩ mơ, xây dựng các báo cáo phân tích theo ngành, theo nhóm ngành, đánh giá những biến động trong nền kinh tế qua đó nhận diện những cơ hội, những thách thức cũng như những rủi ro tiềm tàng của từng ngành, nhóm ngành giúp CBPT ở các phịng giao dịch, chi nhánh cập nhật và có cơ sở hơn trong đánh giá tình hình tài chính khách hàng.

Ba là, tổ chức nhân sự CBPT cần có sự chuyển giao, hỗ trợ giữa những

CBPT có kinh nghiệm với cán bộ mới tuyển, mới tiếp nhận khách hàng. Như đã chỉ ra, tính đặc thù trong kinh doanh, sự khác biệt về hoạt động của từng doanh nghiệp, những mối quan hệ riêng có của chủ sở hữu hay lợi thế trong sản phẩm, kênh phân phối là những yếu tố đòi hỏi CBPT cần nắm rõ trước khi tiến hành phân tích. Do vậy, việc kết hợp giữa CBPT có kinh nghiệm với CBPT mới tuyển, mới tiếp nhận khách hàng sẽ giảm bớt thời gian, hạn chế rủi ro trong việc đánh giá, phân tích.

4.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động phân tíchtài chính DN trong các NHTMCP tài chính DN trong các NHTMCP

Trên thực tế, trước áp lực về tiến độ công việc, chỉ tiêu kinh doanh nhiều CBPT đã lược bớt các bước của quy trình phân tích, ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả của hoạt động phân tích cũng như gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc áp dụng ngày càng rộng rãi sự phát triển của cơng nghệ hỗ trợ hoạt động phân tích có tác động lớn tới việc tăng hiệu suất qua đó tiệt giảm thời gian, tăng hiệu quả của hoạt động phân tích. Qua khảo sát, một số NHTMCP đã xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ phân tích, cán bộ phân tích nhập số liệu theo yêu cầu của hệ thống, các chỉ tiêu tài chính, việc so sánh số liệu sẽ tự động được tính tốn và đưa ra những đánh giá sơ bộ, những cảnh báo với những biến động lớn của các chỉ tiêu. Việc này, làm giảm thời gian tính tốn thủ cơng các chỉ tiêu tài chính, giảm đáng kể thời gian trình bày các bảng tính trong báo cáo phân tích. Hơn thế nữa, việc tự

động so sánh và yêu cầu giải trình những biến động bất thường còn là yêu cầu bắt buộc do vậy hạn chế rủi ro, đảm bảo tính tn thủ quy trình phân tích.

4.2.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra thực tế, đột xuất hoạt động kinhdoanh của khách hàng DN doanh của khách hàng DN

Việc kiểm tra thực tế đột xuất là cách thức được một số NHTMCP đã áp dụng cho phép CBPT nắm được thực tế doanh nghiệp, kiểm tra trên thực địa về tình hình kinh doanh (cơ sở vật chất, hàng tồn kho, mặt bằng, khách hàng giao dịch …) là kênh thơng tin q cho CBPT đánh giá tính tin cậy của các số liệu tài chính mình thu thập được, qua đó nâng cao được tính chính xác của Báo cáo phân tích.

4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp Về phía Ngân hàng Nhà nước Về phía Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Xây dựng trung tâm hỗ trợ thơng tin phục vụ hoạt động phân tích tài chính từng loại hình DN, đặc biệt là DNNVV

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy việc thành lập trung tâm thông tin chung cung cấp thơng tin tài chính và phi tài chính có liên thơng với thơng tin của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác một mặt buộc trung thực hơn trong việc cung cấp các thông tin, mặc khác tạo lập nguồn thông tin phong phú, đầy đủ hỗ trợ việc so sánh, đánh giá, xếp hạng tín nhiệm khách hàng nhanh chóng.

Thực tế ở Việt Nam hiện CIC – Trung tâm thơng tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đã thu thập các số liệu giao dịch tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng trong tồn hệ thống. Tuy nhiên, CIC hiện chưa thu thập các dữ liệu tài chính và phi tài chính khác, chưa liên thơng dữ liệu với các nguồn khác như cơ quan thuế, cơ quan hải quan… do vậy cần thiết phát triển trung tâm thông tin cung cấp đầy đủ thông tin hơn cho các NHTMCP.

Việc thành lập, phát triển trung tâm thơng tin chung cịn cho phép có đủ dữ liệu để xây dựng số liệu trung bình ngành, là thước đo quan trọng trong so sánh, đánh giá các biến động tài chính của doanh nghiệp.

Hiệp hội DN Việt Nam là tổ chức có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các DN. Với cơ cấu tổ chức, mạng lưới rộng khắp các Tỉnh, Thành phố việc triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển các DN, đặc biệt DNNVV có điều kiện được triển khai trên phạm vi rộng và lan tỏa. Do vậy, trong thời gian tới Hiệp hội DN Việt Nam cần đẩy mạnh hơn các hoạt động hỗ trợ của mình, với những hoạt động chính như: tăng cường hỗ trợ đào tạo chủ doanh nghiệp. Nhiều DN là những doanh nghiệp gia đình, những doanh nghiệp phát triển lên từ các hộ kinh doanh cá thể do vậy nền tảng kiến thức về tài chính, am hiểu các quy định pháp luật và tính tn thủ cịn hạn chế. Do vậy, việc giám sát, triển khai hệ thống kế tốn, tài chính đồng bộ, bài bản và chính xác cịn nhiều hạn chế. Với chức năng hỗ trợ của mình, Hiệp hội DN Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho chủ sở hữu doanh nghiệp, đội ngũ kế toán, các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp để hoạt động của các DN dần trở lên bài bản, chuyên nghiệp và tuân thủ tốt hơn.

4.3.2. Về phía các DN ở Việt Nam

Trên thực tế các tổ chức tín dụng ln sẵn sàng nguồn vốn cung cấp cho doanh nghiệp, tuy nhiên bản thân nhiều cịn khá nhiều hạn chế dẫn tới khó khăn trong tiếp cận các nguồn tín dụng từ các NHTMCP. Do vậy, bản thân các DN cũng hoàn thiện hơn để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các NHTMCP qua đó dễ dàng hơn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính từ ngân hàng. Một số yêu cầu đặt ra với các DN:

Thứ nhất, tăng cường minh bạch thông tin, đảm bảo tuân thủ các quy định của các cơ quan Nhà nước trong lập, công bố các thông tin tài chính.

Chính việc thiếu minh bạch trong thơng tin, thơng tin cung cấp thiếu và khơng chính xác gây khó khăn cho các NHTMCP trong việc đánh giá tính chính xác của các thông tin do vậy thiếu căn cứ ra các quyết định cấp tín dụng. Với việc tồn tại song hành hai hệ thống kế toán (kế toán thuế và kế toán nội bộ), với kế toán thuế thường ghi giảm doanh thu, tăng chi phí tối thiểu hóa chi phí thuế, kế toán nội bộ lại dễ dàng thay đổi theo ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng bảo như vay ngân hàng hay làm hồ sơ thầu ... Với việc đa dạng các kênh thu thập thông tin, việc doanh nghiệp thiếu chấp hành các quy định tài chính sẽ có khả năng bị đối chiếu, phát hiện qua đó mất uy tín trước ngân hàng, khó khăn trong tiếp cận sản phẩm dịch vụ.

Thứ ba, tăng cường ý thức trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ tới hạn.

Việc thanh toán các khoản nợ đúng hạn, tuân thủ kỷ luật thanh tốn tạo uy tín tín dụng tốt cho doanh nghiệp, là cơ sở cho đánh giá cấp tín dụng cho những lần tiếp theo.

KẾT LUẬN

Phương pháp và quy trình phân tích BCTC KHDN là một cấu phần quan trọng trong hầu hết hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các NHTMCP cho DN, đặc biệt là hoạt động tín dụng hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của các NHTMCP. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng cường hiệu quả kinh doanh trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao của các NHTMCP các ngân hàng cần tăng cường hồn thiện phương pháp, quy trình phân tích tài chính DN, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng đang ngày càng áp dụng khoa học công nghệ với hàm lượng cao. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và thực tiễn, bám sát với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, với 3 chương của luận án đã giải quyết một số vấn đề cơ bản như sau:

Một là, hệ thống hóa lý luận về phương pháp, quy trình phân tích tài chính

DN trong các ngân hàng thương mại. Luận án đã trình bày quan điểm về Ngân hang thương mại, phân tích BCTC tại các NHTM cũng như quy trình và phương pháp phân tích tài chính DN tại các NHTM cũng như khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp và quy trình phân tích tài chính DN tại các NHTM.

Hai là, luận án đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm về phương pháp, quy trình

phân tích BCTC ở ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và rút ra bài học để hồn thiện phương pháp và quy trình phân tích tài chính DN đây.

Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp và quy trình phân tích

tài chính DN tại các NHTMCP nói chung và SHB, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp về hồn thiện phương pháp và quy trình phân tích một cách phù hợp.

Bốn là, để các giải pháp đề xuát được áp dụng vào thực tiễn tại các

NHTMCP, luận án đã phân tích điều kiện thuộc về phía Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội DN Việt Nam cũng như từ chính các DN ở Việt Nam.

Tóm lại, với 4 chương của luận án, tác giả đã giải quyết khá triệt để mục tiêu

nghiên cứu. Tác giả mong muốn luận án sẽ góp phần hỗ trợ các NHTMCP trong việc hồn thiện phương pháp, quy trình phân tích tài chính DN mang lại lợi ích thiết thực cho các NHTMCPP. Tuy nhiên, trong điều kiện hạn chế về nguồn số liệu luận án khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy, tác mong muốn nhận được những góp ý, đánh giá của các nhà khoa học để có thể nghiên cứu sâu hơn, hồn thiện tốt hơn cơng trình nghiên cứu của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Văn Cơng (2015), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

2. Bộ kế hoạch và đầu tư (2015), Báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp

khu vực tư nhân Việt Nam.

3. GS,TS. Ngơ Thế Chi, GS,TS. Đồn Xn Tiên, GS,TS. Vương Đình Huệ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w