Sử dụng kết quả phân tích để ra quyết định cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.3 Sử dụng kết quả phân tích để ra quyết định cho vay

2.3.3.1. Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng

Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng KHDN được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Thu nhập thông tin khách hàng:

Tại bước này, nhiệm vụ của CBTD là tiến hành thu nhập, điều tra, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư để làm thông tin đầu vào cho các bước chấm điểm tiếp theo.

- Hồ sơ do KH cung cấp, giấy tờ pháp lý, BCTC; - Phỏng vấn trực tiếp KH;

- Đi thăm thực địa; - Các nguồn khác.

Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN

Ngân hàng áp dụng chấm điểm dựa trên bốn loại ngành nghề/lĩnh vực SXKD:

- Nông lâm ngư nghiệp; - Thương mại dịch vụ; - Xây dựng;

- Công nghiệp.

Trường hợp DN kinh doanh đa ngành đa nghề thì phân loại theo ngành nghề đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho DN.

Bước 3: Chấm điểm quy mô DN

Quy mô DN được chấm điểm dựa theo các tiêu chí như vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách nhà nước. Giá trị vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách nhà nước tỷ lệ với điểm số của DN.

Bước 4: Chấm điểm các tiêu chí tài chính

Trên cơ sở xác định ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô của DN, CBTD chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của DN như chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động hiệu quả hoạt đông, chỉ tiêu khả năng sinh lợi…

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

- Chỉ tiêu trên BCTC;

- Năng lực và kinh nghiệm quản lý; - Uy tín trong giao dịch;

- Mơi trường kinh doanh; - Các chỉ tiêu khác.

CBTD tổng hợp điểm DN theo tiêu chí sau:

Sau đó, CBTD xếp hạng DN, ví dụ:

Bảng 2.1: Quy định xếp hạng tín dụng tại ngân hàng SHB

STT Điểm số Xếp hạng Mức độ rủi

ro Phân loại nợ

1 Từ 90 đến 100 AAA Thấp Đủ tiêu chuẩn

2 Từ 80 đến dưới 90 AA Thấp Đủ tiêu chuẩn

3 Từ 73 đến dưới 80 A Thấp Đủ tiêu chuẩn

4 Từ 70 đến dưới 73 BBB Thấp Đủ tiêu chuẩn

5 Từ 63 đến dưới 70 BB Trung bình Cần chú ý

6 Từ 60 đến dưới 63 B Trung bình Dưới tiêu chuẩn

7 Từ 56 đến dưới 60 CCC Trung bình Dưới tiêu chuẩn

8 Từ 53 đến dưới 56 CC Cao Nghi ngờ

9 Từ 44 đến dưới 53 C Cao Nghi ngờ

10 Dưới 44 D Cao Có khả năng mất

vốn

2.3.3.2. Đánh giá, đề xuất của CBTD

CBTD sau khi đã thẩm định kỹ lưỡng và chấm điểm tín dụng sẽ đánh giá DN về những thuận lợi và rủi ro, cùng cuối là đưa ra kết luận có giải ngân hay khơng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, với mục đích làm rõ cơ sở lý luận phân tích BCTC DN của NHTM nhằm phục vụ hoạt động cho vay, tác giả đã đề cập đến các nội dung sau:

Thứ nhất, khái quát chung về phân tích BCTC DN trong hoạt động cho vay tại NHTM, bao gồm khái niệm, vai trò và ý nghĩa; thứ hai, phân tích chung dữ liệu và các nhóm chỉ tiêu cần thiết để phân tích BCTC và cuối cùng là cách thức sử dụng kết quả phân tích để ra quyết định cho vay.

Những nội dung cơ sở lý luận trên là căn cứ để tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng phân tích BCTC KHDN của Ngân hàng SHB giai đoạn 2017-2020 trong chương 3.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BCTC KHDN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP

SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) TỪ NĂM 2017-2020 3.1. Tổng quan về ngân hàng SHB

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ.

Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn

Ái được chuyển đổi mơ hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đơ thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là SHB).

Trải qua 28 năm hình thành và phát triển, SHB đã có những bước tăng trưởng, phát triển an toàn, minh bạch và bền vững. SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín nhất Việt Nam, Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam, Top 100 Ngân hàng khu vực ASEAN, Top 500 ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu và là 1 trong 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam… SHB vinh dự được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhì (Lần thứ 2), Huân chương lao động Hạng Ba và rất nhiều cờ, Bằng khen, Giấy khen của Chính Phủ, các Bộ, Ngành, Đồn thể và các Giải thưởng cao quý khác.

Với tôn chỉ Phụng sự từ Tâm và phương châm hoạt động “Đối tác tin cậy – Giải pháp phù hợp”, SHB hướng tới mục tiêu ngân hàng số 1 về hiệu quả kinh doanh và công nghệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Tầm nhìn năm 2030, SHB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại trong top đầu của khu vực, hiện thực hóa Khát vọng dẫn đầu.

3.1.2. Mục tiêu và tầm nhìn

Mục tiêu tới năm 2025, cùng với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, SHB sẽ trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả và công nghệ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Tầm nhìn tới năm 2030, SHB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại trong Top đầu của khu vực, là ngân hàng đầu tư cung ứng nguồn vốn hiệu quả nhất cho những lĩnh vực trọng điểm của kinh tế Việt Nam.

SHB đã và đang cùng các nhà tư vấn hàng đầu thế giới xây dựng và đẩy mạnh triển khai các chiến lược cạnh tranh khác biệt và phù hợp trong từng giai đoạn, giúp tăng tốc hiệu quả để thực hiện thành công các định hướng này.

3.1.3. Triết lý thương hiệu

Trong q trình phát triển, SHB ln mang trong mình tâm thế và sứ mệnh của một trong những ngân hàng thương mại Top đầu, thế hiện ‘Khát vọng dẫn đầu’ với tôn chỉ ‘Phụng sự từ Tâm’

Phụng sự từ Tâm: SHB lấy Tâm làm cốt lõi và tôn chỉ của mọi hoạt động, tạo nên giá trị khác biệt trên thị trường. Luôn tâm niệm phụng sự Quốc gia, Cộng đồng và Khách hàng; SHB vững tin vào con đường ‘Trao đi trước – Nhận lại sau’.

Khát vọng dẫn đầu: Tâm đồng hành với Tuệ góp phần hiện thực hóa ‘Khát vọng dẫn đầu’ của SHB, đưa Ngân hàng vươn xa và dẫn đầu các lĩnh vực hoạt động, hướng tới vị trí một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, vươn tầm khu vực.

3.1.4. Giá trị cốt lõi

3.1.4.1. Lợi ích của cổ đơng

SHB ln cam kết bảo tồn và gia tăng giá trị ngân hàng, phát triển an toàn bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đơng.

SHB khơng ngừng tăng trưởng, đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đơng, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng.

3.1.4.2. Trọng tâm là khách hàng

SHB luôn am hiểu, hướng tới khách hàng và thị trường với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại.

SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đa dạng, tiện ích, thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả, có sự khác biệt và mang tính cạnh tranh cao.

3.1.4.3. Coi trọng phát triển đội ngũ nhân viên

SHB trẻ trung, năng động, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy

Phát triển và tự hào bản sắc văn hóa SHB sáng tạo, đồn kết, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, hướng tới giá trị tơn vinh những cá nhân có thành tích tốt.

3.1.4.4. Liêm chính và minh bạch

SHB chú trọng tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động trên toàn hệ thống

Nâng cao năng lực quản trị điều hành, cơng tác quản trị rủi ro, kiểm tốn kiểm sốt nội bộ.

3.1.4.5. Khơng ngừng đổi mới

SHB luôn xây dựng chiến lược cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, không ngừng lắng nghe, học hỏi, cải tiến, đổi mới và phát triển.

3.1.4.6. Giá trị thương hiệu

SHB là ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, có bản sắc riêng, có uy tín và vị thế trong nước và quốc tế.

Thương hiệu là tài sản của ngân hàng, là vinh dự của CBNV ngân hàng

3.1.5. Mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

Về mơ hình quản trị:

SHB thực hiện hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo mơ hình hiện đại, tinh gọn, chặt chẽ và tối ưu phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng trong từng thời kỳ. SHB chú trọng phát huy tối đa năng lực của từng đơn vị và tạo ra sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả nhất.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, SHB định hướng xây dựng theo mơ hình hiện đại, hoạt động theo Khối, nhằm tập trung hiệu quả nguồn lực, đảm bảo công tác quản trị, điều hành thuận lợi, an toàn và hiệu quả.

Bảng 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại SHB

Nguồn: https://www.shb.com.vn

3.2. Dữ liệu, phương pháp và tổ chức phân tích báo cáo tài chính kháchhàng phục vụ cho vay tại Ngân hàng SHB hàng phục vụ cho vay tại Ngân hàng SHB

3.2.1 Dữ liệu dùng cho phân tích

Thứ nhất, nguồn dữ liệu do khách hàng cung cấp:

Về nguồn dữ liệu này, SHB quan tâm đến hồ sơ khách hàng và BCTC (gồm BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT và Thuyết minh BCTC). Tình hình tài chính phải được xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay khơng.

Ngồi nguồn thơng tin do KH cung cấp, CBTD tại SHB cũng có thể chủ động tìm hiểu thêm các nguồn thơng tin khác để đảm bảo có cái nhìn tồn diện, khách quan và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của KH. Một số nguồn thơng tin này bao gồm:

- Thơng tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng CIC: đây là Trung Tâm Thơng Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thơng tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước. CIC hoạt động khi có các thơng tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, q trình thanh tốn được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thơng tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể. Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thơng tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thơng tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay khơng. Do đó, CIC giúp CBTD có cái nhìn chính xác, khách quan hơn về tình hình lịch sử vay của KH trong quá khứ, qua đó gián tiếp đánh giá tình hình tài chính của KH.

- Thơng tin từ kho dữ liệu của SHB:

+ Đối với những KH đã có quan hệ tín dụng tại SHB: CBTD có thể tham khảo hồ sơ tín dụng đã được NH lữu trữ để sử dụng trong cơng tác phân tích KH.

+ Thơng tin từ các đối tác của KH: CBTD có thể chủ động tìm hiểu, tiếp cận những đối tác làm ăn của KH (đặc biệt những đối tác có quan hệ tín dụng tại SHB) để hiểu rõ hơn về KH của mình.

+ Thơng tin từ các phương tiện thơng tin đại chúng: việc phân tích BCTC phải đặt trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế - xã hội từng thời điểm phù hợp. Qua đó CBTD mới có thể đánh giá một cách khách quan tác động của các yếu tố vĩ mơ và vi mơ đến tình hình tài chính của KH.

- Phương pháp so sánh: SHB sử dụng phổ biến phương pháp so sánh để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu trên BCTC trong nhiều năm liên tiếp. Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá thay đổi cả số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu trên BCTC. Ở hầu hết các nội dung phân tích đều sử dụng phương pháp so sánh với mục đích đưa ra được những nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng, xu hướng biến động của các chỉ tiêu so với năm gốc.

Ngoài ra, việc sử dụng chuỗi thời gian dài (thường SHB yêu cầu cung cấp BCTC trong 3 năm gần nhất, và quý gần nhất phục vụ phân tích) cho phép sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp đồ thị đưa ra được xu hướng dài hạn của những biến động của các chỉ tiêu.

Theo khảo sát thực tế, SHB sử dụng phương pháp so sánh đang dừng lại ở so sánh biến động của các chỉ tiêu theo hướng kỳ hiện tại so với kỳ gốc khi phân tích BCTC KH. Hầu hết các đơn vị chi nhánh chưa sử dụng một cách rộng rãi các chỉ tiêu trung bình ngành, so sánh các doanh nghiệp trong ngành làm cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Phương pháp phân chia: với các khía cạnh phân chia theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu, phân chia theo thời gian phát sinh của quá trình và kết quả nghiên cứu và phân chia theo khơng gian phát sinh của q trình và kết quả nghiên cứu.

Trên thực tế, SHB sử dụng chính nội dung phân chia theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu, theo đó các chỉ tiêu tổng thể được phân chia chi tiết đánh giá như: Tổng tài sản được chia thành TSNH, TSDN hay TSNH được chia thành những khoán mục tiền, HTK, nợ phải thu …SHB sử dụng đánh giá chi tiết các khoản mục như chi tiết về nợ phải thu, chi tiết nợ phải trả, TSCĐ hay chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ … qua đó nắm bắt thêm các thơng tin từ khách hàng đặc biệt đối với khách hàng là DNNVV ngân hàng thiếu các thông tin chi tiết qua hệ thông thuyết minh BCTC do vậy việc sử dụng phương pháp phân chia kết hợp với chi tiết các đầu mục tài khoản cho phép CBPT nhận diện tốt hơn những biến động của chỉ tiêu tổng thể qua đó đánh giá tốt hơn bản chất của các chỉ tiêu.

- Phương pháp phân tích nhân tố: Phương pháp phân tích nhân tố với tác dụng quan trọng là nghiên cứu ảnh hướng của các nhân tố tới chỉ tiêu tổng thể. Trên thực tế, SHB chủ yếu sử dụng phương pháp mơ hình Dupount trong việc đánh giá tác động của các nhân tố tới chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA) và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp.

- Phương pháp dự báo: Là phương pháp đặc biệt quan trọng trong quy trình phân tích BCTC của SHB. Việc đánh giá kế hoạch kinh doanh dựa trên các giả định của khách hàng, trên cơ sở thẩm định kỹ những yếu tố tác động, rủi ro và môi trường kinh doanh, CBPT đưa ra được báo cáo tài chính dự kiến. Phương pháp dự báo còn được sử dụng để xây dựng dự báo về dòng tiền của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có đánh giá về cân đối dịng tiền, nhu cầu vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Đặc biệt, trên cơ sở kết quả kinh doanh trong quá khứ và đánh giá kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, CBPT xây dựng dòng tiền của doanh nghiệp, nhu cầu vốn trên cơ sở đó xác định được quy mơ cần huy động xác định chính xác hạn mức

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w