ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHÍNH PHỦ NHÂN DÂN CÁC CẤP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Hiến pháp một số quốc gia trên thế giới: Phần 2 (Trang 117 - 123)

II. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HỊA NHÂN DÂN TRUNG HOA

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHÍNH PHỦ NHÂN DÂN CÁC CẤP

CHÍNH PHỦ NHÂN DÂN CÁC CẤP

Điều 95. Sắp xếp và tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương, chính phủ địa phương

Các Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện, Thị, Khu trực thuộc Tỉnh, Hương, Hương dân tộc, Trấn thành lập Đại hội Đại biểu nhân dân và Chính phủ nhân dân địa phương.

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và tổ chức chính phủ nhân dân các cấp địa phương do pháp luật quy định. Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thành lập các cơ quan tự trị. Tổ chức của cơ quan tự trị và cơng tác của cơ quan này do pháp luật quy định theo nguyên tắc cơ bản quy định tại Phần thứ 5, Phần thứ 6 Chương 3.

Điều 96. Tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp Huyện trở lên thành lập Uỷ ban thường vụ.

Điều 97. Bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, thành phố thành lập Khu và Thành phố thuộc tỉnh do Đại hội Đại biểu nhân dân cấp dưới bầu cử. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, thành phố khơng thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn do nhân dân bầu cử trực tiếp. Tỷ lệ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và số đại biểu phát sinh do pháp luật quy định.

Điều 98. Nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, thành phố thành lập Khu cĩ nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, thành phố khơng thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn cĩ nhiệm kỳ 3 năm.

Điều 99. Chức năng quyền hạn Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương hoạt động trong phạm vi khu vực hành chính, bảo đảm việc tuân thủ và chấp hành Hiến pháp, pháp luật, văn bản pháp quy hành chính trên cơ sở quyền hạn do pháp luật quy định, thơng qua và ban hành các quyết định, thẩm tra và quyết định kế hoạch xây dựng các cơng trình cơng cộng, xây dựng kinh tế, văn hố địa phương.

Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp huyện trở lên thẩm tra và phê chuẩn báo cáo tình hình dự tốn và thi hành kế hoạch phát triển xã hội, kinh tế quốc dân và các dự tốn khác trong

phạm vi hành chính địa phương, cĩ quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định khơng phù hợp của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.

Đại hội Đại biểu nhân dân Hương dân tộc cĩ quyền sử dụng các biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm dân tộc theo quy định của pháp luật.

Điều 100. Ban hành các văn bản pháp quy mang tính địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cĩ quyền ban hành các văn bản pháp quy mang tính địa phương nhưng khơng trái với Hiến pháp, pháp luật và văn bản pháp quy hành chính, chuẩn bị các đề án để báo cáo với Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân tồn quốc.

Điều 101. Quyền hạn Đại hội đại biểu nhân dân địa phương trong việc bầu cơ quan Hành chính địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương cĩ quyền bầu và bãi miễn chính phủ nhân dân cùng cấp như Chủ Tịch tỉnh, Phĩ Chủ Tịch tỉnh, Chủ tịch, Phĩ Chủ tịch thành phố, Chủ tịch huyện, Phĩ Chủ tịch huyện, Chủ Tịch khu, Phĩ Chủ Tịch khu, Hương trưởng, Phĩ Hương trưởng, Trấn trưởng, Phĩ Trấn trưởng.

Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên cĩ quyền bầu cử và quyền bãi miễn Chánh án Tồ án nhân dân, và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, khi bầu hoặc bãi miễn Chánh án Tồ án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải báo cáo lên Chánh án Tồ án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và được Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Điều 102. Quyền bãi miễn và giám sát của Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương

Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Thành phố thành lập Khu chịu sự giám sát của đơn vị bầu cử đĩ; Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện, Thành phố khơng xây dựng Khu, Khu trực thuộc, Hương, Hương dân tộc, Trấn chịu sự giám sát của cử tri.

Đơn vị bầu cử và cử tri Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương cĩ quyền bãi miễn đại biểu do họ bầu ra theo trình tự và quy định của pháp luật.

Điều 103. Tổ chức, địa vị và sự ra đời của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương

Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên bao gồm: Chủ nhiệm, một số Phĩ Chủ nhiệm, một số Uỷ viên, chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác trước Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.

Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên cĩ quyền bầu và bãi miễn Uỷ ban thường vụ và các thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.

Thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên khơng được đảm nhận chức vụ cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.

Điều 104. Chức năng, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân địa phương

Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên thảo luận, quyết định các cơng việc quan trọng trên các phương diện trong phạm vi khu vực hành chính địa phương; giám sát cơng tác chính phủ nhân dân, Tồ án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnh khơng phù hợp của chính phủ nhân dân cùng cấp; hủy bỏ

quyết định khơng phù hợp của Đại hội Đại biểu nhân dân cấp dưới; cĩ quyền bãi nhiệm cơng chức cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân khơng họp, cĩ quyền bãi miễn và bầu bổ sung các đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân cấp đĩ.

Điều 105. Tổ chức, địa vị và chế độ trách nhiệm của chính phủ địa phương

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương.

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương thực hiện chế độ Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thành phố, Chủ tịch Huyện, Chủ tịch khu, Hương trưởng, Trấn trưởng chịu trách nhiệm.

Điều 106. Nhiệm kỳ của chính phủ địa phương

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương cĩ nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương.

Điều 107. Chức năng, quyền hạn của chính phủ địa phương

Chính phủ nhân dân từ cấp Huyện trở lên cĩ quyền hạn do pháp luật quy định, quản lý các cơng tác hành chính, kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hĩa, vệ sinh, sự nghiệp thể chất, quy hoạch xây dựng thành phố, thị trấn, tài chính, dân chính, cơng an, sự nghiệp dân tộc, hành chính tư pháp, kiểm sát, sinh đẻ kế hoạch… của khu vực hành chính đĩ. Ban hành các quyết định và mệnh lệnh miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch và thưởng phạt cơng nhân viên chức.

Chính phủ nhân dân Huyện, Hương dân tộc, Trấn chấp hành quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và các quyết định, mệnh lệnh của cơ quan hành chính nhà nước cấp

trên, quản lý cơng tác hành chính của địa phương.

Chính phủ nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc quyết định quy hoạch, phân định địa giới hành chính Hương, Hương dân tộc và Trấn.

Điều 108. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương và chính phủ địa phương các cấp

Lãnh đạo chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên phụ trách cơng tác các bộ phận của chính phủ nhân dân cấp dưới, cĩ quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định khơng phù hợp của các bộ phận trực thuộc và chính phủ nhân dân cấp dưới.

Điều 109. Địa vị và chức năng quyền hạn của cơ quan kiểm tốn thuộc chính phủ địa phương

Chính phủ nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên thành lập cơ quan kiểm tốn. Cơ quan kiểm tốn địa phương cĩ quyền giám sát kiểm tốn độc lập theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước chính phủ nhân dân cấp đĩ và cơ quan kiểm tốn cấp trên.

Điều 110. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và chính phủ cấp trên

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp khơng họp, chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác trước chính phủ nhân dân cấp trên. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương trong cả nước đều do cơ quan hành chính nhà nước là Quốc vụ viện thống nhất lãnh đạo và phục tùng sự quản lý của Quốc Vụ viện.

Điều 111. Uỷ ban dân cư và Uỷ ban thơn dân

Thành phố và nơng thơn căn cứ theo khu vực cư trú của cư dân thiết lập Uỷ ban dân cư hoặc Uỷ ban thơn dân là tổ chức tự trị cĩ tính quần chúng cơ sở. Chủ nhiệm, Phĩ chủ nhiệm và Uỷ viên của Uỷ ban cư dân, Uỷ ban dân thơn do cư dân bầu cử. Uỷ ban cư dân, Uỷ ban thơn dân cĩ mối quan hệ lẫn nhau giữa chính quyền cơ sở do pháp luật quy định.

Uỷ ban cư dân và Uỷ ban thơn dân thành lập các Uỷ ban Giải phĩng nhân dân, Vệ sinh trị an, Vệ sinh cơng cộng…, xử lý các cơng việc và sự nghiệp cơng ích của cư dân địa phương, hồ giải tranh chấp nhân dân, giúp đỡ duy trì trật tự trị an, và nêu các đề nghị, yêu cầu, ý kiến phản ánh của quần chúng đối với chính phủ nhân dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Hiến pháp một số quốc gia trên thế giới: Phần 2 (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)