Lí giải những giác quan của cơ thể

Một phần của tài liệu 5723-90-giay-de-thu-hut-bat-ky-ai-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 48 - 49)

Xét trên một mức độ nào đó thì con người chúng ta cũng khơng hơn các thiết bị cảm biến di động là mấy. Chúng ta nhìn, nghe, cảm nhận, ngửi và nếm. Và sau đó chúng ta xử lí các thông tin thu nhận được từ các giác quan đưa lại. Ngày qua ngày, chúng ta cảm nhận thế giới thông qua giác quan đầu vào của mình và sau đó giải thích những điều nghiệm thấy cho bản thân và mọi người xung quanh. Vậy thôi! Rồi chúng ta đi ngủ và tỉnh giấc vào sáng hôm sau và lại trải qua mọi điều như vậy. Đó là cách chúng ta tiến hố. Rõ ràng ở đây chúng ta đang đơn giản hố vấn đề, nhưng mục đích của chương này là giúp chúng ta có được những hiểu biết cơ bản nhất làm nền cho những điều tơi viết sau đây.

Đây chính là nơi bắt nguồn của Thái độ Thực sự tích cực (hoặc tiêu cực). Có hai cách để l​í giải những trải nghiệm của chúng ta cho bản thân hoặc cho người khác. Chúng tơi gọi đó là các phong cách giải thích. Khi thức dậy vào buổi sáng và thấy trời đang mưa, một cá nhân có phong cách lý giải tiêu cực có thể nói “ Ơi, chết tiệt, lại mưa! Một ngày thật tệ hại!” trong khi với một người có phong cách lý giải tích cực hơn có thể nói “Ơ, thế là khơng phải rửa xe rồi. Thật là tốt cho cây cối trong vườn!” Vấn

đề là bản chất những lời giải thích của chúng ta sẽ quyết định thái độ của chúng ta, và mọi người có những phản ứng khác nhau với một cùng một thực tế bên ngoài.

Chúng ta có thể tạm phân loại những phản ứng này thành khuynh hướng tâm thức quen thuộc và khuôn mẫu. Trong những năm 1970 Richard Bandler và John Grinder, những người sáng lập ra Lập trình Ngơn ngữ học-thần kinh (NLP) nhận thấy rằng qua các cơng trình nghiên cứu trước đó với các khách hàng, tuỳ theo cách một người nhìn nhận thế giới qua lăng kính của mình mà có thể chia làm ba loại. Họ gọi đó là Hình ảnh, âm thanh và Trực giác. Giả dụ có ba sinh viên đi nghe nhạc rock. Judy thiên về hình ảnh, Phyllis về âm thanh và Alex là Trực giác tổng hợp. Sau đó khi họ kể lại buổi biểu diễn cho bạn mình, Judy sẽ vẽ nên một bức tranh ngôn ngữ để mô tả lại buổi biểu diễn: “Lẽ ra bạn nên đến xem buổi diễn, tất cả mọi người đều nhảy nhót và anh chàng ca sĩ xé tung chiếc quần đang mặc, cịn bộ tóc giả thì rơi ra!” Phyllis sẽ mô tả lại những âm thanh của buổi diễn “Âm nhạc thật khơng tưởng tượng được: nhịp trống chói tai, và mọi người đều hị hét và hát theo. Bạn nên đi nghe. Thật là tuyệt diệu!” Alex, người hay liên tưởng đến cảm xúc và cảm giác, sẽ tả lại thế này: “ồ, bạn sẽ cảm thấy một nguồn sinh lực. Khán phịng chật cứng. Chúng tơi gần như không thể cựa quậy và khi họ hát đến bài Rodeo xanh thì cả khán phịng như bùng nổ”

Nói một cách khác, những người chuộng Thị giác có xu hướng mơ tả bằng ngơn ngữ tượng hình, những người Thính giác chọn những từ tượng thanh và những người thiên về Trực giác tổng hợp thì chuộng những từ mơ tả cử động của cơ thể.

Những điều chúng ta đang nói ở đây là một khía cạnh mới của hoà hợp và thân mật giao tiếp. Trong chương này, chúng tôi sẽ không dừng lại ở thái độ, ngôn ngữ cử chỉ và giọng điệu mà sẽ bàn kỹ hơn về cách các giác quan của chúng ta tiếp nhận và lí giải thế giới xung quanh chúng ta.

Một phần của tài liệu 5723-90-giay-de-thu-hut-bat-ky-ai-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)