Các tiêu chí nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Các tiêu chí nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm

Dựa trên những kiến thức về“nhận thức”, “trầm cảm”, “sinh viên”đã được trình bày ở các phần trên, chúng tơi xây dựng khái niệm “nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm” làm khái

niệm công cụ của đểtài như sau:

Nhn thc ca sinh viên v ri lon trm cm là s hiu biết ca h v ri lon trm cm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phịng ngừa rối loạn trầm cảm.

Nhận thức về rối loạn trầm cảm được nghiên cứu trên các tiêu chí sau: - Nhận thức thể hiện ở việc quan tâm và tìm hiểu về rối loạn trầm cảm.

- Nhận thức thể hiện ở việc hiểu được bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cách

điều trị rối loạn trầm cảm

- Nhận thức thể hiện ở việc ứng xử khi bản thân hoặc người thân có biểu hiện trầm cảm Nhận thức về rối loạn trầm cảm đó là việc bản thân mỗi người ở những cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Từ việc nhận thức như thế nào về rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến việc bản thân mỗi người có biểu hiện cảm xúc, thái độvà hành vi tương ứng.

Tóm li: Nhận thức về rối loạn trầm cảm là một quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan xung quanh chúng ta, trong chính chúng ta. Nhận thức về rối loạn trầm cảm là quá trình phức tạp với nhiều mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp, từ cụ thểđến khái quát. Mức độ nhận thức về rối loạn của sinh viên phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng sống, khả năng và nhu cầu nhận thức của sinh viên đối với các kiến thức có liên quan đến trầm cảm và

cũng chịu tác động của những yếu tốkhách quan khác như kinh tế - xã hội, văn hóa, gia đình, nhà trường và bạn bè…

Tiểu kết chƣơng 1

Nhận thức của sinh viên về Rối loạn trầm cảm là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên có kiến thức đúng đắn về sức khỏe tinh thần nói chung và rối loạn trầm cảm nói riêng. Từ

sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp sinh viên có những cách ứng phó kịp thời và hợp lý trước những cảm xúc tiêu cực của bản thân và có thể trợ giúp cho những người xung quanh khi họ có những dấu hiệu của rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, vấn đề này lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Vì thế, việc nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm có

ý nghĩa lớn đối với việc triển khai trong thực tiễn.

Trong phần nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm chúng tôi đã khái quát được một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Xây dựng

được hệ thống khái niệm công cụnhư: nhận thức, rối loạn trầm cảm, sinh viên, nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm và xác định một số nội dung nghiên cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Chúng tôi cũng bước đầu xác định một số yếu tốảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về vấn đề này.

Chúng tôi thống nhất khái niệm công cụ của đề tài:

Nhn thc ca sinh viên v ri lon trm cm là s hiu biết ca h v ri lon trm cm và khả năng vận dụng những hiểu biết đó để phịng ngừa rối loạn trầm cảm.

Từ việc xây dựng lý luận tâm lý học về vấn đề nghiên cứu như trên đã cho phép chúng tôi

tiếp tục nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm một cách cụ thể và khách quan.

Một phần của tài liệu Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)