TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu lý luận
2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận
Tổng quan những nghiên cứu của các tác giảtrong và ngoài nước về các vấn đề liên quan
đến nhận thức, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm.
Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài: nhận thức, trầm cảm, sinh viên, nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Bên cạnh đó, luận văn cịn làm rõ các tiêu chí
đánh giá nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm.
2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu của các tác giảtrong và ngồi nước về vấn đề có
liên quan đến rối loạn trầm cảm, nhận thức về rối loạn trầm cảm. Từđó chỉ ra những vấn đề cịn tồn tại trong các nghiên cứu để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- Xác định được khái niệm công cụ và khái niệm có liên quan
- Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn: chúng tôi dựa vào kết quả tổng hợp của phần tổng quan các nghiên cứu trong, ngoài nước và phần lý thuyết chung để lựa chọn các yếu tố
cần khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Trên cơ sở đó, đềtài đã xác định được khung lý luận cơ bản cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn.
2.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích
nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm hình thành cơ sở lý luận cho đề
tài của mình.
Những tài liệu mà chúng tơi tìm hiểu có nội dung tập trung vào vấn đề nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Cụ thể, những tài liệu này bao gồm: một số cơng trình nghiên cứu của các tác giảtrong và ngoài nước xung quanh về vấn đề nhận thức, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm. Ngồi ra, cịn có một số bài viết, cơng trình đăng trên một số sách báo, tạp chí, internet…
Chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích, hệ thống, khái qt hóa tư liệu để nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện thực trạng nhận thức trầm cảm của sinh viên ởnăm trường đại học.
Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản: nhận thức, sinh viên, trầm cảm, nhận thức về trầm cảm. Mặt khác, đềtài đã xác định những nội
dung liên quan đến nhận thức của sinh viên về trầm cảm. Đây là cơ sởđể chúng tôi xây dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài của mình (bảng hỏi, phỏng vấn sâu).
2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.1.2.1. Mẫu nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài và đặc điểm riêng của khách thể mà việc lựa chọn khách thể được tiến hành theo các quy định chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, trung thực và mang tính đại diện cao. Cụ thểtheo 2 bước sau:
- Bước 1: Chọn khoa, chọn trường. Chọn 5 trường Đại học đại diện cho các khối ngành, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, Y học.
+ Khoa Tâm lý - Trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. + Khoa Lịch Sử - Trường Đại học KHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Khoa Cơ Khí thuộc Đại học Bách Khoa.
+ Khoa Tâm lý - Giáo dục học thuộc Học viện Quản lý giáo dục. + Khoa Y Đa khoa thuộc Đại học Y Hà Nội
+ Khoa Kế toán thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân
- Bước 2: Liên hệ với sinh viên các trường đại học đã chọn để tiến hành lựa chọn thô số
khách thể nghiên cứu.
Danh sách sốlượng sinh viên được chọn là 600 sinh viên năm cuối thuộc 5 trường Đại học
đã chọn. Cụ thể mỗi khoa là 100 sinh viên.
2.1.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu rộng: Chúng tôi lựa chọn 600 khách thểlà sinh viên năm cuối đang học tại 5
trường Đại học trên địa bàn Hà Nội theo các căn cứ sau.
Sinh viên năm cuối tại các trường Đại học là đối tượng có trình độ nhận thức về chuyên môn, khoa cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội tương đối tốt.
Môi trường đại học là nơi các sinh viên học lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên. Đặc biệt có 3/6 khoa học có khoa nghiên cứu liên quan
đến con người. Bảng phân bốcác đặc điểm của khách thể: Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể Khoa - Trƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tâm lý - ĐH KHXH & NV 100 16,67 Lịch sử - ĐH KH XH & NV 100 16,67 Cơ khí - ĐH Bách Khoa 100 16,67
Kế toán - ĐH Kinh tế Quốc dân 100 16,67
Tâm lý - Học viên Quản lý Giáo dục 100 16,67
Y Đa khoa - Đại học Y Hà Nội 100 16,67
Qua bảng số liệu trên ta thấy khách thể có một sốđặc điểm sau: Sốlượng sinh viên của các khoa thuộc các trường có số lượng, tỉ lệnhư nhau. Điều đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn.
2.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu
Đềtài được triển khai nghiên cứu từtháng 3 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015 với các bước thực hiện cụ thểnhư sau:
STT Thời gian Nội dung nghiên cứu
1 Tháng 3/2013 - Chính xác hóa tên đề tài - Xây dựng đềcương
2 T4/2013 - T7/2013 - Hoàn thiện phần cơ sở lí luận của đề tài 3 T8/2013 - T1/2014 - Xây dựng bộ công cụ
- Liên hệ với cơ sở
4 T1/2014 - T8/2014 - Tiến hành nghiên cứu thực tiễn 5 T8/2014 - T10/2014 - Xử lý và phân tích số liệu
6 T10/2014 – T5/2015 - Viết báo cáo và hoàn thiện luận văn
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những cơng trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngồi nước trên cơ sở những cơng trình đã được cơng bố trên các sách báo và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề liên quan nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập thơng tin nghiên cứu để hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi. Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 03 nguồn thông tin. Nguồn thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước về rối loạn trầm cảm. Nguồn thứ hai là lấy ý kiến của giảng viên. Nguồn thứ ba là khảo sát thăm dò sinh viên đang học tập tại các trường trong diện nghiên cứu. Tổng hợp thông tin từ 03 nguồn trên, chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho sinh viên.
Nguyên tắc điều tra: Sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân. Bảng hỏi được phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra được trả lời tại các lớp học.
Bảng hỏi bao gồm 16 câu được chia làm các phần như sau:
Phần 1: Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh về rối loạn trầm cảm. Trong đó bao gồm các nội dung sau:
Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về khái niệm, bản chất của rối loạn trầm cảm: câu 3, câu 4.
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những biểu hiện của rối loạn trầm cảm: câu 5. Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của trầm cảm: câu 6
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các yếu tốảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm: câu 7. Tìm hiểu nhận thức của sinh về hậu quả của trầm cảm: câu 8
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp điều trị trầm cảm: câu 9.
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa trầm cảm, bao gồm: câu 11; câu 12.
Phần 2: Tìm hiểu việc tựđánh giá của sinh viên về sự hiểu biết các nội dung liên quan đến trầm cảm: câu 1, câu 2,
Sự cần thiết phải trang bị những kiến thức có liên quan đến rối loạn trầm cảm: câu 11
Phần 3: Tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vấn đề ứng xử khi người quen có biểu hiện trầm cảm: câu 13, 14, 15.
Phần 4: Tìm hiểu một số thông tin cá nhân
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thêm thông tin để bổsung thông tin đã thu được ở
phạm vi rộng.
Nội dung phỏng vấn sâu: Phỏng vấn về thực trạng nhận thức của sinh viên về trầm cảm. Nguyên tắc phỏng vấn sâu: Phỏng vấn được tiến hành trong khơng khí thoải mái cởi mở, tin cậy. Sinh viên được tự do trình bày vấn đề của mình, được tự do sử dụng các cách thức trao đổi
như trực tiếp, qua mạng, qua điện thoại. Việc phỏng vấn thông qua các câu hỏi mở bao gồm cả
những câu được chuẩn bị và có thể tùy theo câu chuyện các bạn trao đổi. Khách thể phỏng vấn sâu: 12 sinh viên
Cách thức lựa chọn khách thể phỏng vấn sâu: lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên tại các khoa nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học SPSS 16.0. Đây là phần mềm được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội đem lại độ chính xác cao cho số liệu khảo sát.
2.2.4.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê mơ tả sau:
Điểm trung bình cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng yếu tố.
Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn.
Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở.
2.2.4.2. Phương pháp phân tích thống kê suy luận
Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này. chúng tôi chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p < 0,05.
Phân tích tương quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng hệ số tương quan Pearson. Hệ số này có giá trị từ - 1 đến + 1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r < 0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó khơng có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P) ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối quan hệ, ở đây, chúng tôi chọn Alpha = 0,05 là cấp độ có nghĩa. Khi P < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối quan hệ giữa hai biến số.
2.2.4.3. Thang đánh giá
Cách tính tốn điểm số của các phần trong mỗi bảng hỏi như sau: Ở mức độ tìm hiểu thơng tin :
+ Khơng: 1 điểm
+ Biết ít: 2 điểm + Bình thường: 3 điểm
+ Khá nhiều : 4 điểm + Rất nhiều: 5 điểm
Ở mức độ nhận thức : + Sai: 1 điểm
+ Sai nhiều hơn đúng: 2 điểm
+ Nửa đúng nửa sai: 3 điểm + Đúng nhiều hơn sai: 4 điểm
+ Đúng: 5 điểm
Như vậy, ở mức độ tìm hiểu thơng tin và mức độ nhận thức điểm tối đa là 5 và tối thiểu là
1. Từthang điểm trên chúng tơi tính được ĐTB của từng item.
Chúng tôi cũng tiến hành xây dựng các thang đo đểđo mức độ nhận thức của sinh viên về
các vấn đề liên quan đến trầm cảm. Cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo như sau: Chúng tơi lấy ĐTB của sinh viên có ĐTB cao nhấttrừ đi ĐTB của sinh viên có ĐTB thấp nhất và chia cho 5. Kết quảđó chính là độ chênh lệch của mỗi thang đo (SD). Từđó chúng tơi chia các khoảng của
Thang đo mức độ tìm hiểu trầm cảm của sinh viên qua các nguồn thông tin
Qua sửlý SPSS chúng tơi tính được sinh viên có ĐTB cao nhất là 5 và ĐTB thấp nhất là 1.
Chúng tơi tính được: (5 – 1)/5 = 0,8. Từđó chúng tơi tính được các mức độnhư sau:
ĐTB từ 1 đến dưới 1,8: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên biết đến rối loạn trầm cảm từ nguồn thơng tin đó là rất ít.
ĐTB từ 1,8 đến dưới 2,6: Mức độtương đối thấp, tương ứng với việc sinh viên biết đến rối loạn trầm cảm từ nguồn thơng tin đó là khá ít.
ĐTB từ 2,6 đến dưới 3,4: Mức độ trung bình, tương ứng với việc sinh viên biết đến rối loạn trầm cảm qua nguồn thơng tin đó ở mức khá.
ĐTB từ 3,4 đến dưới 4,2: Mức độtương đối cao, tương ứng với việc sinh viên biết đến rối loạn trầm cảm qua nguồn thơng tin đó là nhiều.
ĐTB từ 4,2 đến 5: Mức độ cao, tương ứng với việc sinh viên biết đến rối loạn trầm cảm qua nguồn thơng tin đó là rất nhiều.
Thang đo mức độ nhận thức của sinh viên về biểu hiện rối loạn trầm cảm.
Qua sửlý SPSS chúng tơi tính được sinh viên có ĐTB cao nhất là 4,83 và ĐTB thấp nhất là 1,96. Chúng tơi tính được: (4,83 – 1,96)/5 = 0,574. Qua đó, chúng tơi phân chia mức độ nhận thức của sinh viên về biểu hiện rối loạn trầm cảm thành các mức độnhư sau:
ĐTB từ 1,96 đến dưới 2,534: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên có sự nhận thức rất kém về biểu hiện rối loạn trầm cảm.
ĐTB từ 2,534 đến dưới 3,108: Mức độ tương đối thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức kém về biểu hiện rối loạn trầm cảm.
ĐTB từ 3,108 đến dưới 3,682: Mức độ trung bình, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức khá về biểu hiện rối loạn trầm cảm.
ĐTB từ 3,682 đến 4,256: Mức độtương đối cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức tốt về biểu hiện rối loạn trầm cảm.
ĐTB từ 4,256 đến 4,83: Mức độcao, tương ứng với việc sinh viên nhận thức rất tốt về biểu hiện rối loạn trầm cảm.
Thang đo mức độ nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm
Tương tự chúng tơi có: (4,52 – 2,04)/5 = 0,496. Từđó chúng tơi có các mức độ nhận thức của sinh viên về các yếu tốảnh hưởng tới rối loạn trầm cảm như sau:
ĐTB từ 2,04 đến dưới 2,536: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên có sự nhận thức rất kém về những yếu tốảnh hưởng rối loạn trầm cảm.
ĐTB từ 2,536 đến dưới 3,032: Mức độtương đối thấp, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức kém về những yếu tốảnh hưởng rối loạn trầm cảm.
khá những yếu tốảnh hưởng rối loạn trầm cảm.
ĐTB từ 3,528 đến 4,024: Mức độtương đối cao, tương ứng với việc sinh viên có nhận thức tốt về những yếu tốảnh hưởng rối loạn trầm cảm.
ĐTB từ 4,024 đến 4,52: Mức độ cao, tương ứng với việc sinh viên nhận thức rất tốt về
những yếu tốảnh hưởng rối loạn trầm cảm.
Mức độ nhận thức của sinh viên về hậu quả của rối loạn trầm cảm
ĐTB từ 2,58 đến dưới 3,03: Mức độ thấp, tương ứng với việc sinh viên có sự nhận thức rất