ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC TẠI ĐIỂM ĐẾN

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực vũng tàu (Trang 26 - 29)

PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC TẠI ĐIỂM ĐẾN

1.4.1.Nhu cu du lch m thc ca khách du lch

Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền lãnh thổ đều có các phong tục tập quán khác nhau và có các nhu cầu sử dụng sản phẩm du lịch ẩm thực khác nhau. Nhu cầu và sở thích của khách du lịch là cơ sở để cung cấp các sản phẩm du lịch ẩm thực. Với khách du lịch, ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu mà nó cịn được nâng lên như một tầm nghệ thuật. Ẩm thực là một nghệ thuật đặc biệt. Nếu các môn nghệ thuật khác như vẽ tranh, diễn viên ca sĩđáp ứng nhu cầu tinh thần của con người thì ẩm thực lại có cái đích đầu tiên là để thỏa mãn tâm hồn ăn uống của họ. Sau đó mới đến nhu cầu thưởng thức: món ăn ngon, trình bày đẹp…Ẩm thực ngày nay là tổng hòa của những yếu tốnhư món ăn ngon, an tồn vệ sinh thực phẩm, thú vui của người thưởng thức và hứng khởi của người chế biến. Nhiều khách quốc tế đã đánh giá cao món ăn của Việt Nam qua trải nghiệm của bản thân hoặc thông tin từ bạn bè.

Thỏa mãn tối đa nhu cầu du khách tại điểm đến du lịch là cơ sở để tăng doanh thu và phát triển du lịch tại điểm đến. Ngày nay, chất lượng cuộc sống con người ngày càng cao nên nhu cầu cũngtăng theo. Khách du lịch đến các điểm đến du lịch có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ du lịch như: tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thưởng thức đặc sản đường phốđịa phương, giao lưu với cộng đồng cư dân địa phương, mua sắm v.v… Trong đó, ẩm thực khơng cịn chỉ là một nhu cầu cơ bản của du khách mà đã trở thành mục đích của chuyến đi.

1.4.2. s - h tng k thut

Hiện nay, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của ngành Du lịch qua các năm vừa qua, hệ thống cơ sở ăn uống, đặc biệt là các nhà hàng và các quán bar ngày càng được củng cố và phát triển mạnh cả về số lượng, quy mơ, các sản phẩm phục vụ, trong đó tăng mạnh nhất là tại các khu du lịch, khu đô thị và các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Nam.

Để tạo nên những sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, thu hút khách tham quan thì cơ sở hạ tầng – kĩ thuật đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thúc đẩy các tỉnh thành đang trên đà phát triển kinh tế, những vùng kinh tế trọng điểm có sức bật mạnh mẽ khi nó là cầu nối, góp phần “mởđường” thu hút sựđầu tư phát triển du lịch địa phươngcũng như quốc gia. Đồng thời giúp liên kết các điểm, khu du lịch và các tuyến giao thông

huyết mạch giữa các địa phương, vùng miền với nha, giúp cho việc tiếp cận điểm đến của khách du lịch được trở nên dễ dàng.

Hệ thống giao thông đang từng bước phát triển, những đường bay thẳng mới mở giữa các vùng, miền và các tuyến đường quốc tếcũngđược tăng cường liên kết từđó đã tạo ra những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao, góp phần đưa khách du lịch đến gần hơn với nền văn hóa ẩm thực Việt Nam và mở ra cơ hội cho các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụăn uống phục vụ du lịch.

Hiện nay, trong việc phát triển du lịch ẩm thực thì yếu tốđược nhiều du khách quan tâm khi lựa chọn các điểm du lịch ẩm thực cần phải có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và đầy đủ tiện nghi, trong đó yếu tố khoảng cách cần phải gần với các điểm vui chơi nổi tiếng đồng thời hệ thống hạ tầng có chất lượng tốt, thuận lợi cho việc di chuyển. Chính vì vậy, để phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực hệ thống cơ sở hạ tầng –kĩ thuật cần phải đitrước một bước để thúc đẩy các hoạt động kinh tế du lịch phát triển.

Nhằm giúp cho địa phương phát triển, có khả năng thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm các sản phẩm du lịch ẩm thực, tại một số tỉnh thành đang quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, các bến, bãi đỗ xe, điểm dừng nghỉ cho khách du lịch trên các tuyến đường lớn. Thơng qua đó, du khách có thể dễ dàng di chuyển, lựa chọn tuyến đường, phương tiện phù hợp với bản thân, góp phần thuận lợi thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch ẩm thực và các điểm du lịch khác gần hơn và dễ dàng hơn. Không chỉ đầu tư phát triển các tuyến đường, tại các tỉnh thành hiện nay cũng từng bước chú trọng vào công tác xúc tiến thu hút nhiều vốn đầu tư giúp hệ thống giao thông vận tải phát triển nhằm thúc đẩy kéo theo nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển nâng tầm đời sống của người dân nơiđây.

Bên cạnh việc chú trọng đầu tư xúc tiến, các chính quyền địa phương cịn chú trọng vào cơng tác quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch ẩm thực tại địa phương được nhiều nơi biết tới, góp phần đưa sản phẩm thu hút được nhiều thịtrường khách hàng ngay từ trong quá trình hình thành sản phẩm du lịch và quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch của địa phương.

1.4.3.Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định lớn trong việc tác động đến mục đích của du khách cũng như trong sự phát triển của điểm đến. Theo khoản 2, điều 3, Luật Du lịch Việt Nam (09/2017) thì “Tài nguyên du lịch là cảnh

quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

Những lợi thếđể khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu trong lành, bờ biển dài và đẹp, có nhiều bãi biển, vịnh biển đẹp và nhiều nguồn lợi hải sản tươi ngon, đa dạng. Những lợi thế để khai thác tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: Các cơng trình kiến trúc, các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống của điểm đến v.v... Một quốc gia hay vùng miền lãnh thổ với các điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân vănđa dạng và phong phú là điều kiện vô cùng thuận lợi để tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của vùng miền. Những yếu tố ấy đã hòa quyện lại với nhau tạo nên sự tị mị với mong muốn tìm hiểu, khám phá những địa điểm du lịch ẩm thực hấp dẫn đến với du khách.

Với nền tảng và khởi nguồn là một nền văn minh nông nghiệp, các món ăn Việt hầu hết từxưa đến nay vẫn giữa nguyên bản chất khi đều xuất phát từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, phụ thuộc vào nguồn nơng sản. Các món ăn Việt được đánh giá là phù hợp với nhiều đối tượng khách. Các loại đồ uống cũng rất đa dạng, thể hiện theo mùa, gắn với hiện trạng thời tiết và những điều kiện về thiên nhiên, phong tục tập quán theo từng vùng miền.

Từ những sản phẩm du lịch ẩm thực, đối với mỗi du khách khi đến với từng vùng miền, du khách khơng chỉ mong muốn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản chất riêng tại nơi họđặt chân tới mà họ cịn mong muốn có thể khám phá được nét văn hóa đặc sắc, những yếu tố ấy đã tạo nên sự tị mị với mong muốn tìm hiểu, hịa mình với thiên nhiên và khám phá những địa điểm du lịch hấp dẫn đến với du khách.

1.4.4.Ngun nhân lc

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch là toàn bộ hệ thống nhân viên trực tiếp và gián tiếp tham gia vào phục vụ du lịch đường phố. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch như: nhân viên quán ăn đường phố, nhân viên hướng dẫn du lịch ẩm thực đường phố, nhân viên tại các khu điểm du lịch, nhân viên tại các điểm mua sắm dành cho khách du lịch v.v... Lao động gián tiếp là lao động liên quan đến hoạt động du lịch như: Đào tạo viên về du lịch, nhân viên quản lý hành chính sự nghiệp về du lịch, nhân viên trong các viện nghiên cứu về du lịch, nhân viên trong lĩnh vực báo chí và tuyên truyền về du lịch.

Trong các lực lượng nhân viên du lịch trên thì lực lượng nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực đặc biệt là ẩm thực đường phố và nhân viên hướng dẫn du lịch ẩm thực đóng vai trị quyết định liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm điểm đến du lịch đường phố. Để có thể thu hút được du khách tìm đến món ngon vật lạ mà trải nghiệm ở địa phương, chính những người giản đơnnhư đầu bếp, phục vụ,… là những người góp cơng sức trực tiếp vào tạo điều kiện phát triển du lịch ẩm thực địa phương. Đôi khi chỉ cần một nụcười của người phục vụ, một chút tinh tế của đầu bếp, một chút quan tâm của người hướng dẫn cũngđủđể du khách ấm lòng, luyến tiếc khi tạm biệt địa phươngđể mà quay lại. Qua đó có thể thấy được nguồn nhân lực du lịch có độ bao phủ tươngđối rộng và chất lượng của nó khơng chỉ tác động và đóng vai trị tiên quyết đối với sự phát triển du lịch, mà cịn góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan.

Nhưngđể có thể thực hiện việc đó ta cũng cần chú ý đến việc đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng phục vụ của nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch, cụ thể là tại các cơ sở phục vụăn uống khơng chỉ hạng cao cấp mà cả bình dân, khơng chỉ những nhân viên chuyên viên chất lượng cao mà cả những người dân bn bán đường phố. Chỉ có đápứng điều kiện như vậy mới tạo được điều kiện cơ sở cho hoạt động du lịch nói chung là du lịch ẩm thực nói riêng mới có những bước tiến mới.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực vũng tàu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)