PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC
1.5.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực thế giới
Có rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến du lịch ẩm thực, song do dung lượng bài viết có hạn nên tơi chỉ chọn 4 nước đại diện ở ba châu lục làm ví dụ, đó là Pháp, Mỹ, Thái Lan và Indonesia.
Pháp là quốc gia có nền ẩm thực độc đáo. Năm 2010, UNESCO đã vinh danh ẩm thực Pháp là di sản văn hóa thế giới. Từ sự thừa nhận đó, Chính phủ Pháp thực hiện dự án xây dựng một Thành phốẩm thực. Sau khi các thành phốđề xuất ý tưởng, kế hoạch để thực hiện dự án, Dijon đã được lựa chọn. Dijon là một thành phố cổ thuộc vùng Burgundy, có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các địa phương ở Pháp đều có truyền thống ẩm thực, song Burgundy là nơi có nền ẩm thực nổi tiếng nhất. Trở thành Thành phốẩm thực, Dijon phải đối diện với thách thức lớn nhất là vấn đề bảo vệ truyền thống trước những tác động của du lịch.
Mỹ là nước có nhiều hoạt động du lịch ẩm thực, đặc biệt là các hội chợ ẩm thực (food festival). Hội chợ ẩm thực thường diễn ra tại các chợ nông dân và thị trấn nhỏ. Tồn nước Mỹ có khoảng 1.500 hội chợ ẩm thực, trong đó có hội chợ truyền thống, cịn một số khác do các tổ chức du lịch hay kinh doanh tổ chức. Các hội chợ này đã tăng thêm trải nghiệm cho du khách và góp phần phát triển kinh tếđịa phương. Giá cả trong hội chợ nhiều khi phụ thuộc vào thỏa thuận của người bán và người mua nên cũng tăng thêm tính hấp dẫn. Địa điểm tổ chức hội chợ và nơi bán hàng rất linh hoạt. Nhiều hội chợ diễn ra theo mùa, nhất là những hội chợ liên quan đến sản phẩm nông nghiệp. Các hội chợ thu hút hàng triệu du khách với chi phí hàng tỷ USD mỗi năm.
Để phát triển du lịch ẩm thực, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chương trình hành động. Từnăm 2002, Thái Lan xây dựng kế hoạch về ngoại giao ẩm thực (culinary diplomacy), xây dựng các nhà hàng Thái trong chương trình Thái tồn cầu (The Global Thai), gồm đào tạo, cho doanh nghiệp vay vốn để mở các nhà hàng. Năm 2012 - 2013, Thái Lan có chiến dịch Hình dung ẩm thực Thái (Amaging Thai Food) nhằm nâng cao hiểu biết của người nước ngoài vềẩm thực Thái. Năm 2014, nước này lại khởi xướng hoạt động Thái Lan: Bếp của thế giới (Thailand: Kitchen of the World), nhằm tạo ra các sản phẩm ẩm thực có chất lượng đẳng cấp quốc tế.
Indonesia, với sựđa dạng của điều kiện tự nhiên và bề dày lịch sử giao lưuvăn hóa, là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch ẩm thực. Đểđẩy mạnh ngành du lịch này, Indonesia thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu với phát triển ẩm thực phục vụ du lịch. Ba yếu tố tạo nên “tam giác triết luận nghệ thuật ẩm thực Indonesia” bao gồm: đồăn uống; văn hóa và lịch sử; các nghi lễ, câu chuyện vềẩm thực. Đồăn uống là trung tâm của du lịch ẩm thực, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các điều kiện văn hóa và lịch sử. Văn hóa lại chịu sự chi phối của lịch sử và ẩm thực: những câu chuyện, nghi lễ vềẩm thực xuyên thời gian là minh chứng cho lập luận đó. Trên cơ sở của tam giác triết luận này, Indonesia xây dựng hai khuynh hướng hoạt động du lịch ẩm thực chủ yếu: Văn hóa và nghi lễ trong ẩm thực, bao gồm các tour Du lịch di sản ẩm thực hoàng gia và Linh hồn ẩm thực Bali; Lịch sử và những câu chuyện: Con đường hương vị Indonesia.
1.5.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam
Theo Gs. Trần Quốc Vượng có nhận định rằng: “Việt Nam là quốc gia có nền ẩm thực phong phú, độc đáo và có ý kiến cho rằng, cùng với Trung Quốc và Pháp, ẩm thực Việt Nam là một trong ba nền ẩm thực được ưa chuộng trên thế giới”. Nhận định này phần
nào đó đã góp phần vào nâng cao nhận thức và phản ánh di sản ẩm thực quý giá của Việt Nam. Bản sắc ẩm thực Việt Nam gắn với vùng miền, tộc người và tôn giáo, dưới tác động của điều kiện tự nhiên, lịch sử và giao lưu văn hóa. Bản sắc đó phản ánh đậm nét trong các đặc sản ẩm thực, tức trong món ăn, đồ uống, cách thức và những câu chuyện liên quan đến ẩm thực. Đây chính là cơ sở vững chắc để phát triển du lịch ẩm thực.
Nếu như đất nước Thái Lan, Nhật Bản hay Hàn Quốc thu hút khách du lịch bằng hàng loạt các dịch vụ hấp dẫn, với những đặc điểm ẩm thực bản xứđộc đáo và đặc trưng cùng các điểm đến nổi tiếng, nhằm mục đích tăng cường lượng khách du lịch đến quốc gia của họ thì Việt Nam cũng khơng nằm “cuộc chơi” với các quốc gia khác trên thế giới. Tại Việt Nam trong một vài năm gần đây, du lịch ẩm thực cũng là cái tên được quan tâm và nhắc đến khá nhiều, ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế lại mang một phong cách riêng, và rất đặc biệt. Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, việc mang ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài được coi là một phần của sứ giả văn hóa. Ẩm thực đường phố Việt Nam đã và đang nổi tiếng ra thế giới. Điều này đãđược minh chứng và góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tếnước nhà mà còn tạo dựng được vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhiều báo chí trên thế giới cũng thừa nhận, ca ngợi ẩm thực Việt Nam với các món ăn đặc trưng mang đậm bản sắc Việt như: phở bị – món ăn đặc trưng, nổi tiếng của người Việt, phở cuốn –đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, cao lầu – món ăn nổi tiếng của phố cổ Hội An và đặc biệt là bánh mì, được hầu hết du khách trên thế giới biết đến và mong muốn được nếm thử, nhất là khi nó được BBC ca ngợi là món sandwich ngon nhất thế giới.
Hai thập niên gần đây,đã có nhiều nghiên cứu vềẩm thực và thực hành ẩm thực gắn với du lịch ở Việt Nam, đó là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ vềẩm thực; nhiều hội thảo, xuất bản phẩm về ẩm thực; nhiều trang web giới thiệu về các món ăn, đồ uống đặc sắc của vùng miền; nhiều tour du lịch gắn với ẩm thực được xây dựng; một số hội nghề nghiệp vềẩm thực được thành lập (Hiệp hội văn hóa ẩm thực, Hiệp hội đầu bếp). Các chương trình du lịch hiện vẫn đang được bán phục vụ khách du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng như Huế, Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn khác: tour ẩm thực Đà Nẵng nửa ngày, tour ẩm thực Huế vềđêm của Viet Fun Travel, tour tham quan dạy nấu ăn đặc sản Huế của Eagle Tourist, tour tham quan và khám phá ẩm thực Sài Gịn của ITE Service,... Hình thức đưa du khách đi chợ,
vào bếp tự tay trổ tài và thưởng thức món ăn Việt hiện nay cũng rất phổ biến với sự kết hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành và các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng, những sản phẩm này có tên gọi là Tour dạy người nước ngoài nấu ăn, được các doanh nghiệp lớn như Hương Việt JSC, Indochina Travel Service, Tonkin, Exotissimo... triển khai thực hiện. Ngồi ra, Saigontourist cịn tổ chức chương trình du lịch ẩm thực xuyên Việt cho khách du lịch nước ngồi, đồng thời tổ chức nhiều chương trình du lịch trải nghiệm dạy nấu ăn cho các đối tượng khách tại các khách sạn lớn trong hệ thống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua các hoạt động nhằm giúp du khách có thể trải nghiệm các sản phẩm du lịch một cách trọn vẹn, tăngcường xúc tiến, quảng bá vềvăn hóa ẩm thực đối với du khách trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên đến nay, khái niệm du lịch ẩm thực chỉ mới nêu trong một số bài viết và hội thảo khoa học; việc thực hành du lịch ẩm thực mới được một vài đơn vị khai thác du lịch triển khai trong phạm vi hẹp của loại hình du lịch này. Xã hội mới chỉ tiếp cận nhận thức ẩm thực là một hoạt động trong du lịch, có vai trị quan trọng đối với du lịch mà chưa xác định đó là một loại hình du lịch. Bởi vậy, ngay trong Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (năm 2011), chỉ có một từ“ẩm thực biển”được đề cập trong giải pháp phát triển du lịch vùng Nam Trung bộ, với tính chất là loại sản phẩm đặc trưng của vùng này. Cũng trong quyết định này, ở mục “Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch”, có ba dịng viết về vấn đề ẩm thực, đề cập đến dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống, chuỗi nhà hàng ẩm thực có thương hiệu vươn ra thịtrường quốc tế, nâng cao vị thếẩm thực Việt Nam. Để triển khai quy hoạch này, Tổng cục Du lịch đã xây dựng một quy hoạch chi tiết với hơn 200 trang, song cũng chỉ có gần 1 trang viết về ẩm thực, đề cập đến hệ thống nhà hàng, chế biến món ăn đồ uống, phong cách phục vụ ăn uống, mở rộng món ăn, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Cịn trong Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2016) khơng có một từ ẩm thực nào. Hà Nội là một trung tâm ẩm thực của Việt Nam nhưng trong Kế hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội năm 2017 cũng khơng có từ nào dành cho ẩm thực.