PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC TẠI TỈNH BÀ RỊ A VŨNG
VŨNG TÀU
Những năm vừa qua, Bà Rịa – Vũng Tàu đã hướng tới phát triển loại hình du lịch ẩm thực dựa trên các thế mạnh vốn có khi nhận thấy đây là vùng đất chứa đựng biết bao tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Tuy nhiên các hoạt động hiện tại chưa được khai thác để phù hợp với tiềm năng sẵn có. Bên cạnh đó, dù đạt nhiều thành tựu trong suốt những năm vừa qua nhưng ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn nhận thấy còn nhiều bất cập tồn đọng chưa được giải quyết triệt để. Qua đó theo chủ trương của nhà nước, theo Quyết định số2538/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành vào tháng 9/2018 mới đây thì chính sách của tỉnh đang hướng tới mục tiêu là phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh; đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.
Song để nhằm phù hợp hơn với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lập ra Chiến lược phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể với các mục tiêu như: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả và thông minh; đẩy mạnh ứng dụng những của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội… Tỉnh cịn xác định mục tiêu tổng quát nhắm đến phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong bốn trụ cột kinh tế của tỉnh, trong đó tập trung các giải pháp định vị thương hiệu du lịch của tỉnh; hình thành các sản phẩm đặc trưng, loại hình du lịch đặc thù… phát triển du lịch gắn với đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đồng thời, phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm vui chơi giải trí nghỉ dưỡng biển hàng đầu khu vực Đơng Nam Á.
Trong xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí quan trọng và khơng thể thiếu đối với du lịch Việt Nam và khu vực. Quan điểm phát triển là sự chỉ đạo xuyên suốt cho quá trình hoạch định các bước đi cụ thể và các giải pháp cho tầm vĩ mô của du lịch BR - VT.
Mới đây vào tháng 8/2021, Sở Du lịch tỉnh đã cho công bố Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng nhắm đến phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trong bốn trụ cột kinh tế của tỉnh, trong đó tập trung các giải pháp định vịthương hiệu du lịch của tỉnh; hình thành các sản phẩm đặc trưng, loại hình du lịch đặc thù… phát triển du lịch gắn với đảm bảo chủ quyền quốc gia, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, đồng thời, phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm vui chơi giải trí nghỉ dưỡng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể các mục tiêu mà chiến lược đề ra như sau:
- Đến năm 2025, phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thành một trong bốn trụ cột kinh tế: xây dựng hình ảnh điểm đến, định vị thương hiệu du lịch tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế; hình thành sản phẩm đặc trưng, loại hình du lịch đặc thù của tỉnh; Gia tăng sự hài lòng của khách du lịch, thu hút khách quay trở lại với nhiều trải nghiệm khác biệt, nâng cao thị phần tại các thị trường mục tiêu, góp phần tăngtrưởng khách du lịch và thu nhập từ du lịch, góp phần thu hút đầu tư với tỷ trọng đóng góp hoạt động du lịch khoảng 6,5% - 7% trong GRDP toàn tỉnh. - Đến năm 2030, phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực sự là ngành kinh tếmũi nhọn và phát triển bền vững; tiếp tục các giải pháp định vị thương hiệu du lịch cho tỉnh; tỷ trọng đóng góp hoạt động du lịch khoảng 12% của GRDP dự báo toàn tỉnh. - Đến năm 2050, phát triển tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành trung tâm vui chơi giải trí nghỉdưỡng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á; cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại; nâng tổng doanh thu từ du lịch và dịch vụ liên quan, tỷ trọng đóng của hoạt động du lịch trong GRDP, thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân của du khách gấp 2 lần năm 2030. Cũng tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), ngành du lịch tỉnh cho biết hiện đã và đang thực hiện đồng bộ một số các giải pháp nhằm khắc phục các ảnh hưởng do dịch bệnh Covid -19 gây ra và phục hồi, phát triển ngành du lịch tỉnh quay trở lại. Trong đó, tỉnh lựa chọn tập trung phát triển chính vào 8 loại hình du lịch bao gồm: Du lịch hội nghị, hội thảo - MICE; Du lịch nghỉ dưỡng biển; Du lịch gắn với chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; Du lịch gắn liền với các dịch vụ vui chơi giải trí; Du lịch gắn với hoạt động thể dục thể thao; Du lịch gắn văn hóa - lịch sử; Du lịch sinh thái; Du lịch gắn với cộng đồng. Vì hiện tại loại hình du lịch ẩm thực vẫn cịn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khơng thểlường trước được.
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU