PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.3.3. Thực trạng nguồn nhân lực
Tình hình lao động hiện vẫn cịn mang tính chất tự quản lý, chất lượng lao động khơng có sựđồng đều khi nhìn vào bảng 2.3 chất lượng lao động của tỉnh chưa được đào tạo vẫn còn tỉ trọng cao khi chiếm 22,55%, cao hơn hẳn chất lượng được đào tạo qua đại học, cao đẳng và sơ cấp. Nhân viên cũng khơng nằm ngồi vấn đề hiện nay khi bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch chưa chuyên nghiệp, điều này đã tạo nên một lỗ hổng lớn về kỹnăng nghiệp vụ, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, do kiến thức, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm về nghiệp vụ du lịch quốc tế còn hạn chế. Thịtrường khách quốc tếđến với Bà Rịa –Vũng Tàu khá đa dạng trong đó có thịtrường chủ yếu là du khách Nga. Theo ông Trần Quốc Huy - Giám Đốc lưu trú khách sạn Pullman (10/2017) cho biết thị trường khách đến với khách sạn ngồi khách Nga cịn có khách nước ngồi đến từ Úc, New
Zealand, Mỹ, Pháp. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng nhân viên có thể giao tiếp quốc tếcũng như nhân lực phục vụ du lịch ẩm thực về những ngơn ngữ này có phần hạn chế.
Bảng 2.3. Bảng tỉ trọng chất lượng lao động du lịch trực tiếp tại tỉnh BR - VT năm 2019 Trình độ Tỉ trọng (%) Đã qua đào tạo Trên Đại học 0.6 Đại học 13,52 Cao đẳng 18,77 Trung cấp 23,58 Sơ cấp 20,98
Chưađược đào tạo 22,55
Nguồn: Theo dữ liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch
Tuy nhiên, từđầu nămđến nay, dịch Covid - 19 kéo dài khiến nhiều cơ sở dịch vụ khó khăn kéo theo việc làm cho lao động bị ảnh hưởng, lực lượng lao động tại địa phương có xu hướng giảm dần vì nhiều đơn vị khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống, lữ hành buộc phải đóng cửa do khơng có nguồn thu, nhiều nơi cắt giảm nhân sựđể duy trì kinh doanh. Tính đến tháng 10/2020 có 93 doanh nghiệp du lịch thơng báo tạm ngưng kinh doanh. Lao động trực tiếp trong các bộ phận buồng, bếp, nhà hàng, hướng dẫn viên bị cắt giảm. Theo thống kê của Sở Du lịch, có 3.119 lao động trong ngành bị mất việc làm trong thời gian giãn cách xã hội.
Hiện nay, Covid - 19 đãđược kiểm soát tốt trong cộng đồng. Bà Rịa –Vũng Tàu cũng tổ chức kích cầu du lịch lần 2 vào đầu tháng 10. Thế nhưng, dịch bệnh kéo dài khiến nhiều lao động trong ngành du lịch sau khi tạm nghỉ phịng dịch đã chủ động chuyển nghề, tìm cơng việc mới. Do vậy, nhiều khách sạn, cơ sởlưu trú mở cửa trở lại gặp khó vì nhiều nhân viên cũ chuyển nghề hoặc đã tìm được cơng việc mới. Một số doanh nghiệp du lịch cho biết việc tuyển dụng lao động trong thời điểm này không hề dễ vì các tỉnh, thành có thế mạnh về du lịch đều ra sức tìm nguồn nhân lực chất lượng. Trong khi đặc trưng của ngành du lịch là phải có ngoại hình, trình độ văn hóa và tối thiểu cũng phải đạt sơ cấp nghiệp vụ. Bên cạnh đó, trải qua 2 lần tạm nghỉ việc, giảm lương do Covid - 19, nhiều lao động có tay nghề lo ngại việc làm trong ngành du lịch thiếu tính ổn định vì dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nên khơng mặn mà quay lại gắn bó với nghề.
Trong khi đó, ẩm thực đường phố là nét văn hóa ẩm thực ở Vũng Tàu có sự đóng góp khơng nhỏ trong du lịch tỉnh với đặc trưng là các quán, các hộ kinh doanh gia đình vừa
và nhỏ, tập trung ven đường (đặc biệt là khu vực bờ biển hay chợ hải sản), ven đường, rộng rãi vừa đủ, tiện lợi, thống mát,… Vì vậy hầu hết các hộ kinh doanh đều có nguồn nhân lực tương đối ít. Lao động phục vụ ở mỗi điểm kinh doanh ăn uống như vậy thường chủ yếu yêu cầu về tay nghề nhiều hơn trình độ học vấn. Nhưng tỉnh liên tục tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp có học thức chuyên sâu chứchưa có nhiều kể hoạch tổ chức tập huấn đào tạo cho những người lao động chưa qua đào tạo vì hiện nay tỉnh chỉ có 3 cơ sở chính đáp ứng đào tạo liên quan về du lịch. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng của đang dần dời xa, tìm kiếm cơ hội phát triển tại các khu vực tiềm năng khác tốt hơnở ngoài tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh thay vì ở lại q hương. Cùng với sức ảnh hưởng của dịch Covid - 19, dự báo trong tương lai ngành du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu có nguy cơ thiếu hụt nhân lực là khảnăng rất cao.
2.3.4.Thực trạng về cơ sở hạ tầng phục vụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm cho bộ mặt đơ thị thay đổi tích cực. Hình ảnh một đô thị du lịch khang trang, hiện đại dần định hình, trở nên hấp dẫn hơn trong mắt du khách. Nhiều dự án du lịch quy mô lớn, có tính đột phá trên địa bàn đãđược cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động như: Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel, Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Dragon Sea, One Opera Complex, Khu du lịch phức hợp The Grand HồTràm…
2.3.4.1. Mạng lưới giao thông
Hiện tại du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu bằng đường bộ, đường biển. Trong thời gian qua Tỉnh đã mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ tương đối đồng bộ với các quốc lộ 51, 55, 56, nhiều tỉnh lộ có chất lượng rất tốt; các đường ôtô đi đến trung tâm xã, đường liên huyện và các đường trục trong các đô thị đều được nâng cấp và nhựa hóa. Tỉnh có hệ thống giao thơng khá hồn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5 - 7 năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hồ - Vũng Tàu 8 làn xe song song với quốc lộ 51A. Hiện nay, đã có các tuyến xe buýt nội tỉnh như tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu, Bà Rịa - Xuyên Mộc, Vũng Tàu - Xuyên Mộc. Tuyến xe buýt ngoại tỉnh: Biên Hồ - Vũng Tàu.
Hiện nay có 2 sân bay hoạt động chính là Sân bay Vũng Tàu và sân bay CổỐng (Côn Đảo). Hai sân bay này chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từVũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại. Sân bay Vũng Tàu
có đường băng dài 1.800m và CỏỐng có đường băng dài 1.200m. Trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70km, cách ranh giới tỉnh khoảng 20km, sẽ trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cho Bà Rịa –Vũng Tàu.
Đường sông với hơn 20 sơng rạch có tổng chiều dài khoảng 200km, trong đó có 167 km có thể sử dụng cho vận tải đường sông. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch tổng thể có 69 dự án cảng, trong đóđã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động 48 dự án với công suất 141,5 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích kho bãi chuyên dùng quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 2.312ha, đến nay đã có 20 dự án kho bãi, logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 224ha. Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải cũng là cảng biển có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017 và là một trong 21 cảng trên thế giới có thểđón tàu đến 200.000 tấn, mở ra hướng đi mới cho ngành cảng biển Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập. Nhìn chung hiện nay, điểm đặc biệt tạo dựng nên nét cuốn hút của những điểm du lịch ẩm thực tại địa bàn tỉnh là vị trí mơ hình nằm gần các con đường đông đúc, lượng du khách di chuyển nhiều với hệ thống giao thông đường bộ khá rộng thuận tiện cho xe và thuyền ra vào trải nghiệm một cách dễ dàng. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi chưa được chính quyền tập trung cải cách, nâng cấp dẫn đến xe lớn khó có thể di chuyển vào được mà chỉđi xe máy hoặc đi bộ.
2.3.4.2. Hệ thống điện nước
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của Tỉnh được đảm bảo cung cấp từlưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc Nam và Bà Rịa - Vũng Tàu có trung tâm điện lực Phú Mỹ với 5 nhà máy điện, hòa mạng quốc gia 40% sản lượng điện với tổng công suất khoảng 3.855 MW.
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 11 dự án điện mặt trời của Bộ Cơng Thương, Thủtướng Chính phủđồng ý bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 397,4 MW, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.668 tỷđồng, trong đó 5 dự án điện mặt trời (268 MW) đang triển khai; 5 dự án (96,9 MW) hiện đang triển khai các thủ tục đầu tư. Ngồi ra cịn có 5 dự án điện mặt trời điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực với 204 MWp, tổng mức đầu tư khoảng 5.553 tỷđồng và 1 dự án điện gió với 102,6 MW, mức đầu tư khoảng 4.725 tỷ đồng đã trình Bộ Cơng Thương thẩm định, trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Tồn Tỉnh hiện có 7 nhà máy nước với tổng công suất khoảng 78.000m3 /ngày, đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.
2.3.4.3. Hệ thống thông tin truyền thông
Trong những năm gần đây, ngành bưu điện đã phát triển rất nhanh, đáp ứng thông tin cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi trong và ngoài nước. Vềcơ sở vật chất có 1 bưu điện tỉnh có tổng đài điện thoại 6.000 số, mỗi huyện đều có bưu điện huyện, đều có tổng đài trên 1.500 số… Từ Bà Rịa - Vũng Tàu, du khách có thể liên lạc trực tiếp với các nơi trong nước và quốc tế bằng các loại hình đa dịch vụnhư Fax, nhắn tin, Internet, truyền data, số liệu, Vinaphone, Mobi-phone, Viettel,... Tuy nhiên, hiện nay giá cước điện thoại tại Việt Nam còn khá cao so với các nước trong khu vực châu Á và thế giới nên hạn chế sự phát triển ngành bưu chính viễn thơng và gây ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.
2.3.4.4. Mạng lưới chợ và siêu thị
Bao gồm Trung tâm thương mại lớn tại Bà Rịa, nhiều siêu thị tại Vũng Tàu Coop mak, Lotte Metro, 65 chợ và hàng loạt các cửa hàng, cửa hiệu ở thành phố, thị trấn. Hàng hoá phong phú, giá cả phải chăng. Tổng mức hàng hố bán ra bình quân từ 5.000 – 6.000 tỷ đồng/năm.
2.3.5.Thực trạng về khách du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Du lịch ẩm thực là một trong những loại hình du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là thịtrường khách du lịch trẻđam mê khám phá cùng bạn bè đến với vùng đất biển nơi đâyđể khám phá và thưởng thức.
Tại các khu, điểm du lịch vì lượng khách tham quan q đơng khiến. Một số tình trạng bất ổn xảy ra khi lượng khách du lịch quá đông không dễ để kiểm sốt sẽ gây ra những tình trạng trộm cắp,…
Trong năm 2020 - 2021, tuy có ảnh hưởng từ dịch Covid – 19, tuy nhiên nơi đây vẫn thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa. việc khách du lịch đổ về đây đã dẫn đến tình trạng “quá tải” các dịch vụ phục du khách, dẫn đến cảnh chen lấn, xô bồ làm nhiều du khách bịđuối sức, mệt mỏi. Bất cập này diễn ra những năm gần đây, nhất là vào các dịp lễ, tết đặc biệt là vào dịp nghỉ hè vì hầu hết các tỉnh, thành khí hậu nóng bức, ngột ngạt nên lượng khách du lịch đổ về Bà Rịa – Vũng Tàu tăng đột biến, đặc biệt là thị trường khách tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng này dẫn đến sự“quá tải” trên nhiều phương diện và bộc lộ những khó khăn, bất cập như kẹt xe kéo dài. Hiện hữu nhất là vào tháng 5/2020 đã xảy ra tình trạng dòng xe kẹt cứng kéo dài nhiều giờ, hàng trăm ô
tô, xe máy chen chúc, nối đuôi nhau thành hàng, kéo dài nhiều cây số. Từđó, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có lệnh cấm ơ tơ lưu thơng trên đường Hải đăng vào những khung giờ cố định ở buổi sáng và chiều tố để hạn chế tình trạng kẹt xe kéo dài giữa các cửa ngõ giao thông và các địa điểm đông du khách.
Bảng 2.4. Bảng thống kê lượt khách du lịch theo tour và lưu trú tại Bà Rịa - Vũng
Tàu trong giai đoạn 2018 - 2020
Năm 2018 2019 2020 Lượng khách (nghìn lượt) Lưu trú 5.401,9 6.600 4.176,8 Du lịch theo tour của dịch vụ lữ hành 107,4 145 54,8
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo như bảng 2.4, ta thấy rằng bức tranh về lượt khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 2018 - 2020 có một số vấn đề khác cần được giải quyết, cụ thểnhư sau:
Năm 2018: Lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 5.401,9 nghìn lượt khách, tăng 12,78% so với năm 2017; lượt khách du lịch theo tour của dịch vụ lữ hành hơn 107,4 nghìn lượt khách, tăng 15,07%; ngày khách do các cơ sởlưu trú phục vụ khoảng 5.144,4 nghìn ngày khách, tăng 12,77%; ngày khách du lịch theo tour là 411,8 nghìn ngày khách, tăng 14,1%.
Năm 2019: Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ước 6,6 triệu lượt khách, tăng 12,78%
so với cùng kỳ; khách du lịch theo tour của dịch vụ lữ hành hơn 145 nghìn lượt khách, tăng 15,07%.
Năm 2020: Tổng số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ trong năm ước tính 4.176,8
ngàn lượt khách, bằng 67,26% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: khách quốc tế là 107,1 ngàn lượt, bằng 19,65%; tổng số ngày khách phục vụước tính 4.525,3 ngàn ngày khách (chỉ tính khách ngủ qua đêm), giảm 37,17% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: khách quốc tếđạt 257,3 ngàn ngày khách, bằng 21,62%; khách trong nước đến Bà Rịa - Vũng Tàu ước đạt 4.268 ngàn ngày khách, giảm 29,02%. Khách du lịch theo tour của dịch vụ lữ hành gần 54,8 ngàn lượt bằng 39,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khách du lịch quốc tếước tính hơn 1,4 ngàn lượt chỉ bằng 12,18%; ngày khách theo tour ước hơn 160,9 ngàn ngày giảm 55,05%.
Vào trước năm 2018, tỉnh đã có những bước tiến bộ trong du lịch nhờ thu hút du khách thông qua tổ chức các hoạt động, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch như: Hội nghị xúc
tiến đầu tư về du lịch, Festival biển 2018, xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh ứng dụng công nghệ thông tin để tăngcường công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngồi nước, cập nhật các thơng tin trên website du lịch của tỉnh, tham gia các hội chợ du lịch, kết nối với Hiệp hội Du lịch một số tỉnh/TP như: Cần Thơ,Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bến Tre,… Song tiến đến 2019 trở đi, ngành du lịch tỉnh gặp phải những khó khăn nhất định trước đại dịch Covid - 19 khiến ngành kinh tếmũi nhọn này của tỉnh lao dốc rõ rệt. Cơnđại dịch nguy hiểm này đã xảy ra vào mùa cao điểm du lịch, khiến các hoạt động du lịch bịảnh hưởng nặng nề. Sau khi dịch được cơ bản kiểm soát, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng trở lại, các hoạt động du lịch dần phục hồi; song hầu hất các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành vẫn cịn rất khó khăn để mở lại các tour, tuyến trong nước; riêng thị trường du lịch quốc tế vẫn đóng cửa.