KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực vũng tàu (Trang 35 - 39)

PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ với phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh, phía Đơng giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đơng. Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đơ thị Tp. Hồ Chí Minh. Tỉnh lỵ của tỉnh (từ khi thành lập tỉnh đến 1/5/2012) và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố du lịch thành phốVũng Tàu. Từ 2/5/2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lỵ không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tỉnh có hai thành phố trực thuộc tỉnh ở khu vực phía nam.

2.1.1.V trí địa lý

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng miền Đơng Nam Bộ có tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162 km. Bà Rịa -Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền 100 km (trong đó 72 km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Diện tích tự nhiên 1.975,14 km2.

Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Hai huyện Long Đất, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi núi ven biển. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộhướng ra Biển Đơng, có ý nghĩa chiến lược vềđường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nơiđây khá phong phú và đa dạng có rất nhiều triển vọng hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Dầu khí, cảng và vận tải biển, hải sản, du lịch v.v… Có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không… là địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và quốc tế, phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngồi. Song song đó, với vị trí đắc địa nằm trong vùng trọng điểm gần các địa phương có các thế mạnh du lịch đã tạo nên sự liên kết bền chặt. Các tuyến du lịch liên tỉnh có thể phát huy là Vũng Tàu – Biên Hịa – TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt và Vũng Tàu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển du lịch, là nơi có nguồn tài nguyên du lịch và khảnăngđáp ứng du lịch cao, được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của đất nước, từ đó tạo nên sự bức phá trong phát triển du lịch, đưa hình ảnh tỉnh đến gần hơn với du khách trong và ngồi nước, góp phần quảng bá hình ảnh và con người Việt Nam đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hòa nhập với sự phát triển chung của vùng, góp phần đẩy mạnh ngành du lịch Việt Nam trên thịtrường quốc tế.

Ngun: Cơ sở d liu bản đồ

2.1.2.Khí hậu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, thời gian này là mùa mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc, thời gian này là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, ít gió bão, nhiều nắng. Đây là một tỉnh ven biển nên khơng khí thống mát quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ ngơi và thể thao giải trí. Số giờ nắng trong năm dao động từ 2.370 giờ đến 2.850 giờ, độ ẩm khơng khí trung bình là 80%. Số giờ nắng cao và nắng quanh năm, bên cạnh đó Biển Vũng Tàu ít bão hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kểcũng là những điều kiện thuận lợi để phát triển

du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Đây là một lợi thếhơn hẳn so với các tỉnh miền Bắc chỉ có thể khai thác du lịch biển vào mùa hè.

2.1.3. Địa hình

Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Cơn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3 - 4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở Thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ), Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các thị xã Phú Mỹ, huyện Long Điền, Thành phố Bà Rịa, huyện Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đơi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.

Bên cạnh đó, hiện nay tồn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có khoảng hơn 50 ngọn núi cao từ 100m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vịnh, vũng,mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên 400 - 500 m có những núi như Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá.

2.1.4. Điều kiện xã hội

Dân số: theo số liệu thống kê năm 2007, dân số của tỉnh là 947.300 người, mật độ trung bình 476 người/km2.

Dân tộc: người Kinh chiếm đa số khoảng 97,24%, ngồi ra c.n có các dân tộc khác như Hoa, Châu Ro, Mường, Tày.

Đơn vị hành chính gồm: TP Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.

Tôn giáo: là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với số lượng tín đồ chiếm trên 50% dân số tồn tỉnh. Trong đó có Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành cùng với một số tôn giáo và hệ phái khác như Tịnh ĐộCư Sĩ Phật Độ Việt Nam, Phật Giáo Bửu Sơn Kì Hương, Tin Lành Baptic, Cơ Đốc Phục Lâm, Cơ Đốc Truyền Giáo.

2.1.5.Lịch sử hình thành

Khi những lưu dân Việt đầu tiên theo đường biển hướng về phương Nam khẩn hoang lập nghiệp vào thế kỷ XVI vùng đất Bà Rịa vốn là chốn hoang sơ, vô chủ. Vào thế ky XVII, dựa vào chính sách mở cõi hịa bình của Chúa Nguyễn Phúc Ngun dịng người

xi vềhướng Nam ngày càng nhiều hơn. Bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm những ngày đầu khai phá chốn rừng thiên nước độc vẫn không ngănđược bước chân người, những vùng dân cư nhỏ dần hình thành ven các chân núi và dọc theo lưu vực các dịng sơng chính như sông Vinh, sông Thị Vãi, sông Bà Đáp,…

Vào những năm tháng đó,người xưa có tương truyền về một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Rịa đã là người đầu tiên đến và khai phá vùng đất này. Tương truyền rằng Bà Rịa là thứ dân, và cũng không ai biết bà họ gì, theo lời truyền ngơn và một ít tư liệu cịn sót lại thì Bà Rịa là dân gốc Phú Yên. Năm 15 tuổi (1680) thời hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), bà theo cha và đoànlưu dân vào Nam lập nghiệp, cùng mọi người khai khẩn vùng Đồng Xoài (thành phố Bà Rịa ngày nay). Sau đó, tiếp tục khẩn hoang về phía biển, đến Lữ Khê, rồi mở rộng về vùng Gị Xồi –Phước Liễu, cho đến tận Láng Dài – Xuyên Mộc. Đặc biệt, vào năm Mậu Dần (1688) bà đã huy động và chỉ huy dân chúng trong vùng sửa chữa cầu cống, đường sá bịhư hại nặng sau trận bão lụt. Giúp cho quân của thống suất, thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh an tồn, nhanh chóng vượt qua vùng Phước Liễu hồn thành sứ mệnh kinh lược đất, chia đông phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên. Bà Rịa sống trải qua 5 đời chúa Nguyễn, hưởng thọ 94 tuổi, vì suốt đời khơng chồng, con nên sau khi bà mất, 300 mẫu ruộng do bà khẩn hoang được sung công điền và chia cho người nghèo. Ngày nay mộ Bà Rịa được nằm gần UBND Tam Phước – Long Điền và để nhằm ghi khắc công lao của bà, nhân dân đã khắc trên bia của bà câu đối: “Bà Rịa anh linh di vạn cổ - Nương nương hiển hách chứng thiên kim”.

Ngày 9/2/1859, vùng đất Bà Rịa xanh tươi trù phú lần đầu tiên phải đối mặt với sự xâm lăng của thực dân Pháp. Chỉ một ngày sau khi đoàn thuyền chiến của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tập kết tại vịnh Hàm Dứa, Bãi Trước, Vũng Tàu. Toàn bộ Thủy quân, Lục quân của triều Nguyễn do Thống chế Trần Đồng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu anh dũng hy sinh. Mặc dù đã phản công quyết liệt nhưng Pháp vẫn chiếm đóng thành cơng và đã thiết lập chính quyền thuộc địa tại Bà Rịa –Vũng Tàu, rồi gọi vùng đất là này Cap Saint-Jacques (nghĩa là “Mũi đất của Thành Giacobe”). Từ đó bắt đầu một trang sử dài hơn một thập kỷđẫm xương máu và nước mắt của biết bao con dân đất Việt.

Qua những năm tháng dài đấu tranh gian khó đó, cuối cùng vào ngày giải phóng 30/4/1975 nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được hịa mình vào khơng khí hịa bình thống nhất đất nước. Ngay sau đó, Ủy ban Quân quản tỉnh Bà Rịa – Long Khánh được

thành lập, hệ thống chính quyền thuộc Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam được gấp rút hình thành tại tất cả các xã huyện trong tỉnh.

Vào năm 1991, chính thức thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 3 huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, và đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.

Năm 1994. thành lập thị xã Bà Rịa, tách huyện Châu Thành thành các phần đất huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, một phần thị trấn Phú Mỹ trực thuộc Tân Thành và thị trấn Ngãi Giao thuộc Châu Đức.

Năm 2003, giải thể huyện Long Đất để lập nên huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ. Năm 2007, lập thị trấn Đất Đỏ và thị trấn Phước Hải trực thuộc huyện Đất Đỏ. Năm 2012, thành lập thành Phố Bà Rịa.

Năm 2018, thành lập thị xã Phú Mỹđược dựa trên cơ sở của huyện Tân Thành.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực vũng tàu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)